Chương 10: Sinh sản ở sinh vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Bài 41 KHTN lớp 7: Sự sinh sản của sinh vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chăn nuôi và trồng trọt. Liệu con người có thể chủ động điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi và cây trồng theo ý muốn để nâng cao năng suất chăn nuôi và trồng trọt không? Nếu có thì tiến hành ra sao?

Trả lời:

Con người có thể chủ động điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi và cây trồng theo ý muốn để nâng cao năng suất chăn nuôi và trồng trọt bằng cách sử dụng các hormone sinh sản nhân tạo và điều chỉnh các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…).

Câu hỏi trang 169 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Ví dụ về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự sinh sản của sinh vật:

+ Độ ẩm và nhiệt độ không khí quá cao hay quá thấp đều làm giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, làm tăng số hạt lép ở thực vật.

+ Nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng ở động vật. Ví dụ: Cá chép chỉ đẻ ở nhiệt độ trên 15oC.

+ Điều chỉnh ánh sáng có thể làm cho gà đẻ 2 trứng/ ngày.

+ Trứng rùa được ấp ở nhiệt độ nhỏ hơn 23 độ C vào 1/3 của kỳ ấp trứng thì rất hiếm nở; trứng được ấp ở nhiệt độ lớn hơn 33 độ C trong thời gian dài sẽ làm chết phôi trứng không nở được.

Hoạt động 1 trang 171 KHTN lớp 7:

Trình bày các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật. Lấy ví dụ trong thực tế.

Trả lời:

– Các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật:

+ Sử dụng hormone.

+ Điều chỉnh nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng để kích thích cây ra hoa, tạo quả trái vụ,…

– Ví dụ trong thực tế:

+ Thắp đèn chiếu sáng cho thanh long tạo quả vào mùa đông.

+ Ngắt ngọn bầu, bí trước thời điểm cây ra hoa để phát triển nhiều chồi, nhánh giúp cây ra nhiều quả hơn.

+ Dùng khói hun cho cây dưa chuột kích thích ra nhiều hoa cái.

+ Nuôi ong trong vườn nhãn để tăng khả năng thụ phấn, tạo quả cho nhãn.

Hoạt động 2 trang 171 KHTN lớp 7:

Giải thích tại sao cần phải bảo vệ một số loài côn trùng như ong mật, ong bắp cày.

Trả lời:

Cần phải bảo vệ một số loài côn trùng như ong mật, ong bắp cày vì chúng giúp cây trồng thụ phấn nhằm nâng cao hiệu quả thụ phấn, giúp tăng năng suất quả và hạt.

Hoạt động 3 trang 171 KHTN lớp 7:

Giải thích cơ sở của việc tạo thành quả không hạt và kể tên một số loại quả không hạt mà em biết.

Trả lời:

– Cơ sở của việc tạo thành quả không hạt: Ngăn không cho hoa thụ phấn và kích thích bầu nhụy phát triển thành quả không hạt.

– Một số loại quả không hạt: Chanh, nho, dưa hấu, bưởi, cam, táo,…

Hoạt động 4 trang 171 KHTN lớp 7:

Việc trồng cây đúng thời vụ có ý nghĩa gì đối với quá trình sinh sản ở thực vật? Giải thích.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc trồng cây đúng thời vụ đối với quá trình sinh sản ở thực vật: Ở thực vật, độ ẩm, nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều làm giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, làm tăng số lượng hạt lép. Mà độ ẩm, nhiệt độ,… có sự thay đổi theo mùa vụ. Bởi vậy, trồng cây đúng thời vụ thì các điều kiện môi trường sẽ thuận lợi cho quá trình sinh sản của thực vật (tăng hiệu suất thụ phấn và thụ tinh) → Giúp cây trồng đạt được năng suất cao.

Câu hỏi 1 trang 172 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Điều khiển số con và giới tính của đàn con giúp con người đạt được mục đích chăn nuôi:

– Điều khiển số con để tạo ra số lượng con trong đàn phù hợp → giúp tăng hiệu quả kinh tế của đàn vật nuôi.

– Điều khiển giới tính giúp con người tạo ra được số lượng lớn con đực hay con cái để đáp ứng mục đích sản xuất (nếu mục đích nhân giống nhanh thì cần nhiều con cái; còn để đáp ứng nhu cầu cung cấp thịt, lông, tơ,… thì cần nhiều con đực).

Câu hỏi 2 trang 172 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Một số thành tựu về điều khiển sinh sản ở động vật trong chăn nuôi:

– Thụ tinh nhân tạo cho lợn, trâu, bò, cá để tăng hiệu suất thụ tinh, tạo ra số con nhiều hơn.

– Thay đổi thời gian chiếu sáng để gà nuôi công nghiệp đẻ 2 trứng/ngày.

– Điều khiển nhiệt độ ấp trứng để điều khiển giới tính con được sinh ra ở rùa: Trứng rùa ủ ở nhiệt độ dưới 28 độ C sẽ nở thành con đực, trên 32 độ C thì nở thành con cái.

– Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 – metytestosterone (1 loại hormone testosterone tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1078

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống