Chương 5: Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 – 1407)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Câu hỏi trang 59 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất ( 1075):

+ Thực hiện “tiên phát chế nhân” – chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc. Lý Thường Kiệt đã chỉ huy 10 vạn quân thủy, bộ, chia làm 2 đạo tiến sang đất Tống để tiêu diệt các cứ điểm: Ung Châu – Khâm Châu – Liêm Châu.

+ Sau khi tiến công sang đất Tống, Lý Thường Kiệt cho ban bố “Phạt Tống lộ bố văn” để nhân dân Tống hiểu rõ mục đích và tính chất của cuộc tiến công.

+ Sau khi đạt được mục đích chiến lược, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để tránh địch phản công và chủ động thực hiện xây dựng lực lượng và các trận tuyến phòng ngự.

Câu hỏi trang 60 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Nguyên nhân Lý Thường Kiệt xây dựng trận tuyến trên sông Như Nguyệt:

+ Sông Như Nguyệt chặn ngang tất cả các ngả đường bộ mà quân Tóng có thể vượt qua để tiến vào Thăng Long.

+ Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

+ Lực lượng của nhà Tống kéo sang Đại Việt chủ yếu là bộ binh, lực lượng thủy binh không nhiều.

– Nhận xét: việc xây dựng phòng tuyến trên sống Như Nguyệt cho thấy sự chuẩn bị kĩ càng và ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm của quân dân nhà Lý; đồng thời phản ánh tầm nhìn và tài năng quân sự tuyệt vời của Thái úy Lý Thường Kiệt.

Câu hỏi 2 trang 61 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Cuộc chiến trên sông Như Nguyệt thắng lợi đã:

+ Đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc; 

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt.

+ Cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Lý Thường Kiệt.

Luyện tập 1 trang 61 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý:

+ Thực hiện “tiên phát chế nhân” – chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc. Lý Thường Kiệt đã chỉ huy 10 vạn quân thủy, bộ, chia làm 2 đạo tiến sang đất Tống để tiêu diệt các cứ điểm: Ung Châu – Khâm Châu – Liêm Châu.

+ Sau khi tiến công sang đất Tống, Lý Thường Kiệt cho ban bố “Phạt Tống lộ bố văn” để nhân dân Tống hiểu rõ mục đích và tính chất của cuộc tiến công.

+ Sau khi đạt được mục đích chiến lược, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để tránh địch phản công.

+ Chủ động thực hiện việc xây dựng lực lượng và dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt.

+ Sử dụng bài thơ “Nam quốc sơn hà” để khích lệ ý chí chiến đấu của quân sĩ Đại Việt và làm suy sụp tinh thần quân Tống.

+ Lợi dụng thời cơ quân Tống suy yếu để tổng phản công.

+ Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp: giảng hòa.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 3 trang 61 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Tống:

+ Nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình, dự báo sớm những âm mưu và hành động của kẻ thù.

+ Kiên định đường lối đánh giặc, nêu cao tinh thần đoàn kết của nhân dân và ý chí quyết chiến quyết thắng.

+ Chủ động xây dựng các tuyến phòng thủ để chống giặc, lợi dụng địa thế hiểm trở của tự nhiên để trận địa chiến đấu.

+ Lòng nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1103

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống