Chương 5: Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 – 1407)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Câu hỏi trang 75 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, tầng lớp quý tộc có xu hướng ăn chơi, hưởng lạ, khiến nhân dân bất bình. Các cuộc đấu tranh chống triều đình diễn ra sôi nổi.

– Trong bối cảnh đó, Hồ Quý Ly dần thâu tóm quyền lực. Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần dời đô vào Thanh Hóa.

– Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra nhà Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu (niềm vui lớn).

Câu hỏi trang 76 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

a/ Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly:

 – Về chính trị, quân sự:

+ Củng cố chế độ quân chủ tập quyền bằng các biện pháp: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương…

+ Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng thành lũy như Tây Đô, Đa Bang (Hà Nội)…. Chế tạo súng, đóng thuyền. 

– Về kinh tế – xã hội:

+ Phát hành tiền giấy Thông Bảo hội sao thay thế tiền đồng.

+ Cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.

+ Thực hiện chính sách hạn điền và hạn nô để hạn chế quyền lực của quý tộc Trần.

– Về văn hoá, giáo dục:

+ Cải cách chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài.

+ Đề cao văn hóa dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương…

b/ Tác động:

– Tích cực:

+ Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc nhà Trần.

+ Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước.

+ Phát triển văn hóa dân tộc.

– Hạn chế: cải cách chưa triệt để và kết quả trong thức tế còn hạn chế, gây bất mãn trong một bộ phận nhân dân.

Câu hỏi 1 trang 76 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Cuối năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ và Mộc Thạnh cầm đầu, chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta.

– Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở Lạng Sơn. Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ nam của sông Nhị (sông Hồng), lấy thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội) làm trung tâm phòng ngự.

– Cuối tháng 1/1407, sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở Đa Bang, quân Minh đánh chiếm Đông Đô (Thăng Long). Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô.

– Cuối tháng 6/1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại.

Luyện tập 2 trang 76 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Điểm khác biệt trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ

– Đường lối kháng chiến của nhà Trần:

+ Dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc.

+ Đường lối kháng chiến linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của cuộc chiến đấu: “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”; thực hiện “vườn không nhà trống”; rút lui chiến lược (để tránh thế mạnh của giặc, bảo toàn và phát triển lực lượng) và tiến hành tổng phản công khi có thời cơ (địch suy yếu).

– Đường lối kháng chiến của nhà Hồ: Không dựa vào sức mạnh toàn dân mà hoàn toàn dựa vào thành lũy (thành Đa Bang, thành Tây Đô,…), vào sức mạnh quân sự (súng thần cơ, chiến thuyền có lầu,..) để đối kháng với quân Minh.

Vận dụng 3 trang 76 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của nhà Hồ cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc là: 

+ Đoàn kết và phát huy sức mạnh của toàn dân.

+ Giáo dục, nâng cao tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc.

+ Tăng cường củng cố hệ thống quốc phòng an ninh.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1039

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống