Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Bài 18 Địa Lí lớp 7: Hãy nêu những hiểu biết của em về thiên nhiên và xã hội của châu Đại Dương.
Trả lời:
Đây là một châu lục có diện tích nhỏ nhất, nằm tách biệt với các châu lục khác, có thiên nhiên kì thú với nhiều loài thú có túi. Người Anh đến đây khai phá, hiện nay kinh tế xã hội châu Đại Dương rất phát triển.
Câu hỏi trang 157 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Vị trí của lục địa Ô-xtrây-li-a: phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam. Các đảo châu Đại Dương: nằm ở trung tâm Thái Bình Dương.
– Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtrây-li-a: phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam. Lục địa Ô-xtrây-li-a có dạng hình khối, diện tích gần 7,7 triệu km2, từ bắc xuống nam khoảng 3000 km, từ đông sang tây khoảng 4000 km.
Câu hỏi trang 158 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Lục địa Ô-xtrây-li-a có 3 khu vực địa hình chính, mỗi khu vực có các loại khoáng sản khác nhau:
– Phía tây là sơn nguyên, độ cao trung bình 500m, bề mặt là hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên, núi thấp, tập trung nhiều mỏ kim loại (sắt, đồng, vàng, ni-ken…)
– Ở trung tâm là vùng đồng bằng, bồn địa, độ cao trung bình 200m, khô hạn, nhiều bãi đá, đồng bằng cát, thường hoang vắng, ít khoáng sản.
– Phía Đông là dãy Trường Sơn độ cao trung bình, sườn đông dốc, sườn tây thoải, có nhiều khoáng sản nhiên liệu (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên).
Câu hỏi trang 158 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Hầu hết lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu nóng, tuy nhiên có sự thay đổi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây:
– Bờ biển hẹp phía bắc có khí hậu cận xích đạo nóng ẩm.
– Đại bộ phận lục địa có khí hậu nhiệt đới: sườn đông dãy Trường Sơn có khí hậu nhiệt đới ẩm. Sườn tây dãy Trường Sơn có khí hậu nhiệt đới lục địa khắc nghiệt.
– Dải đất hẹp khu vực phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa hạ nóng, mùa đông ấm áp.
Câu hỏi trang 159 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Giới sinh vật của Ô-xtrây-li-a tuy không thật phong phú nhưng rất đặc sắc
– Thực vật bản địa nổi bật là keo và bạch đàn.
– Động vật rất độc đáo, hơn 100 loài thú có túi. Các động vật mang tính biểu tượng quốc gia có gấu túi, thủ mỏ vịt, chuột túi, đà điểu Ô-xtrây-li-a.
Câu hỏi 1 trang 160 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Số dân ít.
– Mật độ dân số thấp. Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở vùng duyên hải phía đông, nam, tây nam, các khu vực rộng lớn ở sơn nguyên phía tây và đồng bằng trung tâm hầu như không có người sinh sống.
– Mức độ đô thị hoá cao, hơn 86% dân cư sống ở thành thị.
– Đây là đất nước của những người nhập cư đến từ mọi châu lục.
Câu hỏi 2 trang 160 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Các thành phố lớn phân bố chủ yếu ở vùng ven biển phía đông nam, tây nam, nơi tập trung đông dân cư, có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Câu hỏi trang 161 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Lịch sử: Người bản địa sinh sống ở Ô-xtrây-li-a cách đây khoảng 10 000 năm. Cuối thế kỉ 18, thực dân Anh xâm chiếm Ô-xtrây-li-a. Từ năm 1901, Ô-xtrây-li-a trở thành nhà nước liên bang độc lập trong khối liên hiệp Anh.
– Văn hoá: Ô-xtrây-li-a có nét văn hoá rất độc đáo, đa dạng do tồn tại cộng đồng dân cư đa sắc tộc (hơn 150 sắc tộc cùng sinh sống). Ở đây có sự dung hòa giữa nhiều nét văn hoá khác nhau trên thế giới với văn hoá bản địa. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh nhưng còn có hơn 300 ngôn ngữ khác được sử dụng giao tiếp ở đây.
Câu hỏi trang 161 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Người dân ở đây tập trung phát triển chăn nuôi gia súc dựa vào vùng đồng cỏ rộng lớn trong điều kiện khí hậu khô hạn. Hình thức chủ yếu là chăn thả và trang trại.
– Một số vùng đất tốt, khí hậu thuận lợi, với sự hỗ trợ của hệ thống thuỷ lợi đã hình thành một số trang trại trồng trọt như lúa mì, nho, cam…
– Công nghiệp chế biến khá phát triển để xử lí các nông sản và xuất khẩu.
– Giải pháp cho nông nghiệp là bảo vệ nguồn nước, chống khô hạn, chống nhiễm mặn.
– Việc khai thác khoáng sản được tiến hành từ sớm. Ô-xtrây-li-a hiện là nước xuất khẩu nhiều khoáng sản. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này đã giảm.
– Du lịch Ô-xtrây-li-a phát triển bậc nhất thế giới do có tiềm năng lớn.
Luyện tập 1 trang 161 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Phía tây là sơn nguyên, độ cao trung bình 500m, bề mặt là hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên, núi thấp, tập trung nhiều mỏ kim loại (sắt, đồng, vàng, ni-ken…)
– Ở trung tâm là vùng đồng bằng, bồn địa, độ cao trung bình 200m, khô hạn, nhiều bãi đá, đồng bằng cát, thường hoang vắng, ít khoáng sản.
– Phía Đông là dãy Trường Sơn độ cao trung bình, sườn đông dốc, sườn tây thoải, có nhiều khoáng sản nhiên liệu (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên).
Luyện tập 2 trang 161 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Sự du nhập của dân cư từ khắp các châu lục trên thế giới.
– Lịch sử phát triển lãnh thổ khá lâu đời.
Vận dụng trang 161 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Mối quan hệ kinh tế, văn hoá Việt Nam và Ô-xtrây-li-a được thành lập từ sớm (năm 1973, đến nay được coi là đối tác chiến lược. Kim ngạch xuất nhập khẩu của 2 nước tăng nhanh qua các năm. Bên cạnh quan hệ về kinh tế, Việt Nam và Ô-xtrây-li-a đang ngày càng gắn kết về xã hội và văn hóa. Ô-xtrây-li-a là nơi sinh sống của gần nửa triệu người gốc Việt, một cộng đồng được đánh giá là có cuộc sống ổn định, vững chắc, thành đạt, đặc biệt là giàu bản sắc dân tộc và luôn luôn hướng về quê hương. Đây là một cầu nối về văn hóa và kinh tế rất quan trọng và chắc chắn giữa hai nước.