Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Lời giải bài tập & trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 41 HĐTN lớp 7 trong Bài 1: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt sách Kết nối tri thức giúp học sinh học tốt môn Hoạt động trải nghiệm 7.
Trả lời:
– Em đồng tình với Tranh 4. Bạn nhỏ thể hiện sự tôn trọng với khác biệt dân tộc.
– Em không đồng tình với Tranh 1, 2,3 vì các bạn có câu nói/ hành động không tôn trọng những người xung quanh. Mỗi người đều có những giá trị tốt đẹp/ câu chuyện riêng chúng ta không nên đánh giá qua vẻ bề ngoài.
Trả lời:
– Em giúp đỡ các bạn dân tộc sử dụng điện thoại công cộng.
– Em giúp cụ già ăn xin qua đường.
– Em an ủi bạn cùng lớp khi gặp khó khăn.
– Em chào hỏi mọi người.
Lời giải bài tập & trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 41 HĐTN lớp 7 trong Bài 1: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt sách Kết nối tri thức giúp học sinh học tốt môn Hoạt động trải nghiệm 7.
– Kể lại những hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa của người khác mà em đã từng thấy khi tham gia các hoạt động đồng.
-Thảo luận về những điều nên và không nên khi tham gia vào các hoạt động cộng đồng để thể hiện hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa
Trả lời:
Những biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa là:
– Nói năng lịch sự, tế nhị
– Giọng nói vừa đủ nghe, không nói quá to hoặc quá nhỏ
– Cách nói giản dị, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng giao tiếp
– Chăm chú lắng nghe khi người khác nói
– Luôn chú ý tìm ra những điểm hay, điểm tốt của người khác để khen ngợi và học hỏi.
– Tôn trọng đối tượng giao tiếp và nhu cầu của họ
– Biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và cảm thông với họ
– Chân thành, cầu thị khi giao tiếp
– Luôn nhã nhặn, mỉm cười khi giao tiếp
– Chào hỏi khi gặp gỡ
– Biết cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì, dù nhỏ.
– Biết lỗi khi làm phiền người khác
– Quan tâm hỏi han, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác
Lời giải bài tập & trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 42 HĐTN lớp 7 trong Bài 1: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt sách Kết nối tri thức giúp học sinh học tốt môn Hoạt động trải nghiệm 7.
Tình huống 1: Ngày mùng 3 Tết, Hưng cùng bố mẹ và anh trai sang nhà bác Thúy chúc Tết. Ngày Tết mà nhà bác Thúy cũng không khác gì ngày thường vì không có hoa và đồ trang trí. Bác Thúy mời cả nhà ăn món chè lam nhưng Hưng nhất quyết từ chối rồi quay sang nói với anh trai: “Sao đồ như thế này mà bác ấy cũng mời khách trong ngày Tết nhỉ!”.
Tình huống 2: Nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan một tỉnh miền núi. Lớp của bạn Long được giao nhiệm vụ chuẩn bị phương tiện, trang phục và các tiết mục văn nghệ để giao lưu buổi tối với người dân địa phương. Bạn Huy nói : “Vùng trên này chắc người dân thích nhảy sạp, đốt lửa trại. Họ có thể không biết nhảy hip hop hay nhảy hiện đại nên chúng ta không cẩn chuẩn bị kĩ lưỡng đâu nhỉ?”.
Trả lời:
Tình huống 1:
– Em phân vai và thực hiện tình huống.
– Anh trai của Hưng nói: “ Chè Lam là một món ăn truyền thống rất ngon em ạ, em không nên nói vậy.”
– Hưng cần thay đổi thái độ khi nhận xét về món ăn, bất cứ thứ gì được mời chúng ta cùng cần trân trọng.
Tình huống 2:
– Em phân vai và thực hiện tình huống.
– Thái độ của Huy chưa thể hiện việc tôn trọng sự khác biệt, bất cứ khi nào và với ai chúng ta đều cần dành sự tôn trọng và chuẩn bị. Em nói: “Sao Huy lại nói vậy, chúng ta cần chuẩn bị tốt để có một buổi giao lưu thú vị chứ!”
Lời giải bài tập & trả lời câu hỏi Hoạt động 4 trang 43 HĐTN lớp 7 trong Bài 1: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt sách Kết nối tri thức giúp học sinh học tốt môn Hoạt động trải nghiệm 7.
–Xây dựng một thông điệp ngắn kêu gọi bạn bè và mọi người xung quanh giao tiếp ứng xử có văn hóa và tông trọng sự khác biệt của người khác.
–Thực hiện giảo tiếp ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt của người khác trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
Trả lời:
– I’m Unique – Tôn trọng sự khác biệt.
– Tôn trọng sự khác biệt chính là tôn trọng sự tự do cá nhân của mỗi người.
– Chấp nhận sự khác biệt – hướng đến một cách sống bao dung, độ lượng, vị tha, biết chấp nhận cuộc sống như nó vốn có.