Bài 5: Nghệ thuật truyền thống

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

* Tri thức về kiểu bài:

Bản nội quy ở nơi công cộng là một dạng văn bản thông tin, do cơ quan quản lí địa điểm công cộng ban hành, trong đó trình bày những quy định, quy tắc xử sự mà mọi ngừi cần tuân thủ khi đến cơ quan, tổ chức hoặc địa điểm công cộng nào đó, nhằm đảm bảo trật tự và an ning cho cộng đồng.

* Yêu cầu đối với kiểu bài:

– Trình bày đầy đủ các quy định, quy tắc cần tuân thủ.

– Ghi rõ tên cơ quan quản lí địa điểm công cộng.

– Mỗi quy định, quy tắc trong bản nội quy phải được diễn đạt thành một câu hay một đoạn và được đánh dấu bằng kí hiệu phù hợp.

– Bố cục gồm các phần: phần đầu, phần chính, phần cuối.

* Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo: 

Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phần đầu, phần chính và phần cuối trong ngữ liệu tham khảo đã đáp ứng được yêu cầu đối với kiểu bài Viết bản nội quy ở nơi công cộng chưa?

Trả lời:

Phần đầu, phần chính và phần cuối trong ngữ liệu tham khảo đã đáp ứng được yêu cầu đối với kiểu bài Viết bản nội quy nơi công cộng. Phần đầu phần chính đầy đủ đề điểm, những quy định . Phần cuối đưa ra được thông tin của công ty phụ trách cũng như số điện thoại liên hệ

Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Các quy định trong phần chính của bảng nội quy đã được người viết sắp xếp hợp lí chưa?

Trả lời:

Các quy định đã được sắp xếp hợp lý, từ thời gian mở cửa, đóng cửa đến những nội quy trong công viên và cuối cùng là cách thức liên hệ khi có việc cần giúp đỡ.

Câu 3 (trang 141 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cách trình bày có nổi bật, gây chú ý không?

Trả lời:

Bảng nội quy đã sử dụng tông màu khá chuẩn đề làm nổi bật dòng chữ về các nội quy. Màu nền là một gam màu tối, thẫm làm nổi bật được chữ màu trắng mà bảng nội quy sử dụng

Câu 4 (trang 141 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Qua văn bản, bạn rút ra những lưu ý gì khi viết một bản nội quy ở nơi công cộng?

Trả lời:

+ Xác định rõ mục đích ban hành nội quy, quy định. Lí do ban hành là gì

+ Sắp xếp các quy định một cách hợp lí, logic

+ Cách trình bày phải làm nổi bật được quy định mà mình muốn đưa ra, muốn người khác sẽ chú ý đến nó

* Thực hành viết theo quy trình

Đề bài (trang 141 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Hãy viết bản nội quy cho câu lạc bộ ngoại khóa mà bạn tham gia.

Bước 1: Chuẩn bị viết

– Xác định rõ mục đích ban hành nội quy và đối tượng hướng tới.

– Nêu lí do cần tuân thủ hướng dẫn, tạo môi trường nghiêm túc.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Thế nào là một câu lạc bộ tốt? Bạn hãy xác định những yêu cầu mà các thành viên câu lạc bộ phải thực hiện.

Lập dàn ý:

Bạn sắp xếp nội dung các phần mở đầu, phần chính, phần cuối; các quy định cần được tuân thủ trong phần chính của bản nội quy.

Bước 3: Viết bài:

Bài mẫu tham khảo:

NỘI QUY CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH

Phần I: Nội Quy chung.

1. Giới thiệu

• Tên clb: UFBA English Club

• Tên viết tắt: UFBA.ec

• Email: Ufba.ec@gmail.com

• Facebook: www.facebook.com/UFBA-English-Club-1058235327520605

• Ngày thành lập: 16/09/2015

2. Mục tiêu hoạt động

• Với những khó khăn gặp phải trong giao tiếp tiếng anh: thiếu môi trường giao tiếp, gặp gỡ giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài. CLB được lập ra với mục đích tạo môi trường thực hành phản xạ tiếng anh giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.Tạo môi trường giao lưu thực hành khẩu ngữ, tạo kỹ năng giao tiếp kĩ năng thực hành trước đám đông của các bạn sinh viên và phát triển phong trào học tiếng anh. Với Khẩu hiệu “Nói –Thực hành và Chia sẻ”

3. Hình thức hoạt động

• Mỗi tuần clb có 1 buổi sinh hoạt thường xuyên vào thứ 4 hàng tuần bắt đầu vào 5h35 (sau tiết 10)

• Ngoài ra clb còn có thể có các cuộc thi nhỏ trên fanpage, các buổi giã ngoại lấy thông tin do các thành viên trong clb tổ chức.

4. Ngôn ngữ sử dụng

Tiếng Anh (Các thành viên có ý định cải thiện vốn tiếng Anh nên có ý thức dùng tiếng Anh nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, Tiếng Việt không bị cấm nhưng cần hạn chế tối đa.)

Phần II: Cơ cấu tổ chức.

– Clb gồm một chủ nhiệm: Quản lý chung – Cô Nguyễn Thảo

– Hai phó chủ nhiệm: Nguyễn Tiến Vũ – Nguyễn Giang

+ Phó chủ nhiệm 1: Tổ chức lên kế hoạch cho các tuần sinh hoạt trong câu lạc bộ,

+ Phó chủ nhiệm 2: Liên hệ với các ban thực thiện kế hoạch sinh hoạt

• Thủ quỹ: Nguyễn Thảo Linh – Phụ trách quản lý thu chi trong câu lạc bộ, nhắc nhở, thông báo về tính hình thu chi CLB theo tứng tháng.

• Và 5 ban nội dung gồm có các trưởng ban và phó ban.

• Chủ nhiệm cùng các ban thành viên xây dựng thiết kế hoạt động, cùng nhau phát triển xáy dựng clb

• Các thành viên nếu có ý kiến đóng góp có thể gửi trực tiếp đến Ban chủ nhiệm CLB hoặc Email, fanpage

• Bất kể ai cũng có quyền tham gia CLB nếu thực sự đam mê ngoại ngữ, các hoạt động và mong muốn đóng góp xây dựng và phát triển cho câu lạc bộ.

Phần III: Quy định thành viên

1. Thành viên nội bộ

a. Quyền lợi

• Được hưởng quyền lợi như các thành viên trong CLB.

• Được tham gia các hoạt động mà CLB tổ chức và tham gia miễn phí.

• Được cống hiến và phát huy những năng khiếu của mình để xây dựng CLB

b. Trách nhiệm

• Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

• Đề xuất các ý tưởng để đổi mới CLB.

• Phát huy hết khả năng để xây dựng CLB ngày càng vững mạnh.

• Nếu một thành viên trong các từ chức thì sẽ đề bạt 1 người khác thay thế tạm thời và phải thông báo trước ít nhất 2 tuần (thông báo đến các thành viên).

2. Thành viên tham gia hoạt động

a. Quyền lợi

• Khi tham gia CLB các thành viên sẽ được trang bị thêm những kiến thức mới, rèn luyện các kỹ năng .

• Được giao lưu, học tập với các sinh viên trong trường

• Tham gia các hoạt động do câu lạc bộ tổ chức.

• Thành viên đựơc gặp gỡ, trực tiếp trao đổi với giáo viên, giải đáp thắc mắc của mình và được cung cấp những tài liệu liên quan.

• Thành viên được quyền đóng góp ý kiến và tham gia thực hiện ý tưởng của mình.

• Thành viên có thành tích tốt sẽ là những thành viên chính thức của câu lạc bộ. Được đề cử, ứng cử vào các ban của câu lạc bộ.

b. Trách nhiệm

• Thành viên tham gia CLB phải viết đơn theo mẫu đăng ký của CLB

• Tham gia xây dựng CLB ngày càng vững mạnh.

• Đóng quỹ đầy đủ và đúng thời hạn quy định.

• Khi không tham gia CLB phải báo cho ban chủ nhiệm CLB.

• Tham gia sinh hoạt đầy đủ, nghỉ quá 3 buổi không lý do bị tước quyền tham gia CLB

• Tham ra các buổi sinh hoạt đúng giờ, nếu muộn phải chịu hình thức phạt của CLB

• Chấp hành nội quy sinh hoạt của CLB

• Nộp lệ phí đầy đủ góp phần xây dựng câu lạc bộ phát triển. Mức thu hội phí định kì hàng tháng, quý, năm hoặc phí phát sinh do ban chủ nhiệm qui định

• Có tinh thần đoàn kết, học hỏi, nhiệt tình, có tinh thần xây dựng câu lạc bộ.

Phần IV Tài chính

– Thu – chi của câu lạc bộ: Tài chính của câu lạc bộ do Ban chủ nhiệm quản lý minh bạch, công khai, tiết kiệm. Ban chủ nhiệm có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản tới từng hội viên với định kỳ 01 tháng/lần.

– Các khoản thu của câu lạc bộ:

Hội phí từ hội viên (20.000 VND/hội viên tham gia/1tháng) (kinh phí chủ yếu)

Khoản xin tài trợ (nếu có)

Sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức từ thiện, chi đoàn khoa, …

Các khoản phạt vi phạm nội quy

– Các khoản chi của câu lạc bộ:

Chi phí cho các buổi học tập, trao đổi, hình thành kỹ năng.

Chi phí quà tặng cho các thành viên.

Chi phí cho những chuyến đi dã ngoại, giao lưu.

Chi thiết bị, linh kiện cần thiết.

Các khoản chi hợp lý khác do thống nhất các thành viên.

Những khoản chi lớn hơn 200.000 VND phải thông qua hội đồng cố vấn.

PHẦN V: KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

• Khen thưởng: Mọi thành viên LCB và thành viên Ban chủ nhiệm câu lạc bộ hoạt động tích cực, uy tín, hiệu quả thì được câu lạc bộ tặng quà lưu niệm.

• Kỷ luật: Mọi thành viên CLB và thành viên Ban chủ nhiệm nếu không hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc vi phạm điều lệ tùy theo mức độ sẽ bị nhắc nhở, khiển trách hay khai trừ khỏi CLB.

• Hình thức phạt:

Phạt 2.000đ đối với thành viên tham gia sinh hoạt muộn sau 30 phút và phạt thêm 2.000đ nếu muộn 20 phút tiếp theo.

– Phạt 5.000đ với thành viên nghỉ 1 buổi không có lý do, 10000 với buổi nghỉ thứ 2 không có lý do và xóa tư cách thành viên với buổi nghỉ thứ 3

• Xoá tư cách hội viên.

Hội viên bị xoá tên khỏi câu lạc bộ khi vi phạm một trong các điều sau:

– Bị khiển trách 3 lần mà vẫn tiếp tục vi phạm.

– Không đóng phí câu lạc bộ sau 1 tháng từ khi được nhắc nhở.

– Vi phạm nghiêm trọng điều lệ câu lạc bộ.

– Số hội viên biểu quyết hơn 50%.

– Nghỉ quá số buổi quy định không lý do

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, hãy đọc lại bài viết của mình để chỉnh sửa hoàn chỉnh.

* Tri thức về kiểu bài:

Bản hướng dẫn ở nơi công cộng là một dạng văn bản thông tin, nhằm hướng dẫn quy cách và quy trình thực hiện một hoạt động, nhằm đảm bảo các yêu cầu về trật tự, y tế, văn hóa, an ninh, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, an toàn cho người tham gia.

* Yêu cầu đối với kiểu bài:

– Nêu tên bản hướng dẫn chính xác, rõ ràng.

– Quy cách thực hiện hoạt động được cụ thể hóa dễ hiểu, dễ thực hiện.

– Mỗi công đoạn/ thao tác trong quy trình diễn đạt thành một câu được đánh dấu phù hợp.

– Ngôn ngữ chuẩn mực, không gây hiểu lầm.

– Trình bày rõ ràng, kết hợp màu sắc.

– Kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ.

– Đảm bảo đủ các phần.

* Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo: 

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhan đề đã phù hợp với nội dung hướng dẫn trong ngữ liệu chưa?

Trả lời:

Nhan đề đã phù hợp với nội dung ngữ liệu : cách sử dụng thang máy và các kí hiệu cơ bản

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nội dung hướng dẫn có được cụ thể hóa/sơ đồ hóa dễ hiểu và dễ thực hiện không?

Trả lời:

Nội dung hướng dẫn được cụ thể hóa bằng những hình vẽ, ghi chú chi tiết từng kí hiệu cho người đọc dễ nhận biết

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cách trình bày có nổi bật gây chú ý không?

Trả lời:

Bố cục bảng hướng dẫn có 2 phần : các kí hiệu và cách xử lí khi thang máy gặp sự cố. Bố cục ày dễ dàng cho người đọc tìm được phần mình muốn có thông tin

Những hình ảnh minh họa, kí hiệu to và rõ ràng, giúp người xem dễ nhận biết

Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Lời văn và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu,… đã phù hợp, chuẩn mực chưa?

Trả lời:

Lời văn và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu,.. đã phù hợp. Ngôn ngữ không có từ ngữ địa phương giúp dễ đọc, dễ hiểu. Mỗi kí hiệu, thao tác đều có chỉ dẫn rõ ràng

* Thực hành viết theo quy trình

Đề bài (trang 144 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1) :

Đề 1: Hãy viết bản hướng dẫn thủ tục đăng kí sinh hoạt một câu lạc bộ được tổ chức trong trường học.

Đề 2: Hãy viết bản hướng dẫn cách sử dụng một trong những thiết bị thông dụng nơi công cộng (thiết bị phòng vệ sinh, thiết bị điện liên quan đến âm thanh, ánh sáng, máy chiếu trong phòng học,…)

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đối tượng mà bản hướng dẫn hướng đến và lí do cần tuân thủ những hướng dẫn của bạn:

– Đối tượng cần hướng đến: học sinh (đề 1); người tham gia sử dụng thiết bị công cộng (đề 2)

– Lí do cần tuân thủ hướng dẫn: nhằm đảm bảo câu lạc bộ quản lí được số lượng thành viên (đề 1); hoặc cần đảm bảo trật tự an ninh (đề 2)

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Với đề 1, bạn cần:

– Xác định những công việc học sinh cần thực hiện về thủ tục và quy định đăng kí tham gia câu lạc bộ.

– Cung cấp thông tin liên quan.

Với đề 2, bạn cần:

– Tìm hiểu và nắm chắc quy trình sử dụng nơi công cộng mà mình hướng dẫn.

– Chi tiết hóa hoặc sơ đồ hóa.

Lập dàn ý:

Tổ chức ý theo một trình tự phù hợp.

Bước 3: Viết bài:

Bài mẫu tham khảo:

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá theo bảng điểm:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1061

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống