Chủ đề 8: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Mở đầu trang 116 Kinh tế và Pháp luật 10:

“… Bảy xin Hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”

(Nguyễn Ái Quốc, Việt Nam yêu cầu ca, 1922)

Lời giải:

– Hai câu thơ khẳng định vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.

– Theo Nguyễn Ái Quốc, “thần linh” ở đây không phải là một sức mạnh siêu nhân nào đó, mà là sức mạnh của pháp luật. Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể thiếu pháp luật.

Câu hỏi trang 116 Kinh tế và Pháp luật 10:

– Vì sao cảnh sát giao thông lập biên bản và tạm giữ bằng lái xe của anh D?

Lời giải:

– Vì anh D đã chạy xe quá tốc độ cho phép khi tham gia giao thông.

Câu hỏi trang 116 Kinh tế và Pháp luật 10:

– Quy tắc xử sự chung là gì? Quy tắc xử sự chung có ý nghĩa như thế nào đối với các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật?

Lời giải:

Quy tắc xử sự chung là tập hợp bộ quy tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong phạm vi rộng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống hàng ngày, các quy tắc xử sự này sau khoảng thời gian lâu dài được áp dụng điều chỉnh các quan hệ xã hội và được nhà nước công nhận theo trình tự thủ tục theo luật định nó sẽ trở thành các quy phạm pháp luật, ở mỗi quan hệ nó điều chỉnh thì nó sẽ trở thành quy phạm pháp luật trong quan hệ pháp luật đó.

– Ý nghĩa:

+ Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

+ Là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu hỏi trang 117 Kinh tế và Pháp luật 10:

– Vì sao Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thực hiện chương trình hỗ trợ mũ bảo hiểm cho phụ nữ dân tộc Thái?

Lời giải:

– Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thực hiện chương trình hỗ trợ mũ bảo hiểm cho phụ nữ dân tộc Thái nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho phụ nữ Thái, đồng thời nhằm giúp họ trang bị thêm kiến thức về pháp luật.

Câu hỏi trang 117 Kinh tế và Pháp luật 10:

– Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào trong thông tin trên?

Lời giải:

+ Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật đưa ra hệ thống các quy tắc xử sự, là chuẩn mực cho mọi hành vi; được áp dụng nhiều lần và trong phạm vi hiệu lực mà luật tác động đến, với nhiều đối tượng.

+ Tính quyền lực bắt buộc chung của Nhà nước: Mọi tổ chức cá nhân đều phải thực hiện theo đúng pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị xử lí nghiêm minh.

Câu hỏi trang 117 Kinh tế và Pháp luật 10:

– Để các quy phạm pháp luật được áp dụng phổ biến vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức nào?

Lời giải:

– Pháp luật được thể hiện dưới những hình thức nhất định, được chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật,…

Câu hỏi trang 118 Kinh tế và Pháp luật 10:

– Hành vi xả thải vào môi trường của Nhà máy xi măng A đã vi phạm quy định của luật nào?

Lời giải:

– Hành vi xả thải vào môi trường của Nhà máy xi măng A đã vi phạm quy định của Luật Bảo vệ môi trường khi đã thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí.

Câu hỏi trang 118 Kinh tế và Pháp luật 10:

– Việc xử phạt nhà máy xi măng A thể hiện vai trò của pháp luật trong đời sống như thế nào?

Lời giải:

– Vai trò của pháp luật trong đời sống: Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Câu hỏi trang 118 Kinh tế và Pháp luật 10:

– Pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với bà H như thế nào?

Lời giải:

– Tòa án đã tiếp nhận và căn cứ theo bộ luật Lao động năm 2019 đã tuyên Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ti Y đối với bà H là trái pháp luật và công ty Y phải tiếp nhận bà H cũng như hoàn trả các chế đệ theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi trang 118 Kinh tế và Pháp luật 10:

– Theo em, pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?

Lời giải:

– Ý nghĩa:

+ Thông qua pháp luật đảm bảo cho người dân được thực hiện các quyền cũng như là nghĩa vụ của mình theo quy định và quyền lợi này sẽ được quy định và bảo vệ một cách tốt nhất;

+ Tạo sự công bằng cho xã hội, giúp người dân có niềm tin vào pháp luật, vào sự quản lí của Nhà nước.

Luyện tập 1 trang 119 Kinh tế và Pháp luật 10:

Lời giải:

– Ý kiến a – Em không đồng ý với ý kiến trên vì pháp luật là do Quốc hội ban hành.

– Ý kiến b – Em không đồng ý với ý kiến trên vì pháp luật không phải là chuẩn mực duy nhất đánh giá hành vi của con người. Ngoài pháp luật còn rất nhiều những chuẩn mực khác, ví dụ như đạo đức, lối sống,…

– Ý kiến c – Em không đồng ý với ý kiến trên vì pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi; được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng.

– Ý kiến d – Em đồng ý với ý kiến trên vì nội dung của pháp luật được thể hiện bằng ngôn ngữ có tính pháp lí rõ ràng, chính xác, thể hiện đặc điểm xác dịnh chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.

Luyện tập 2 trang 120 Kinh tế và Pháp luật 10:

Lời giải:

a – Tính bắt buộc chung

b – Tính quy phạm phổ biến

c – Tính bắt buộc chung

d – Tính bắt buộc chung

Luyện tập 3 trang 120 Kinh tế và Pháp luật 10:

– Hành vi của anh H có đáng phê phán không? Vì sao?

– Pháp luật có vai trò như thế nào đối với sự việc của chị K?

Lời giải:

Hành vi của anh H đáng phê phán vì việc xây nhà ảnh hưởng đến nhà hàng xóm thuộc một phần lỗi của mình, nên anh H phải có trách nhiệm giải quyết sự việc.

– Vai trò của pháp luật đối với sự việc của chị K: là phương tiện để chị K thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Luyện tập 4 trang 121 Kinh tế và Pháp luật 10:

– Theo em, hành vi của anh P và chị Q có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

– Hành vi của anh P và chị Q ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội?

Lời giải:

– Theo em, hành vi của anh P và chị Q có vi phạm pháp luật vì anh P chị Q đã lợi dụng vụ tai nạn để chiếm đoạt tài sản của tài xế A.

– Ảnh hưởng:

+ Hình thành thói quen, suy nghĩ lệch lạc về chuẩn mực đạo đức xã hội.

+ Dẫn đến tâm lý coi thường pháp luật của Nhà nước.

Vận dụng 1 trang 121 Kinh tế và Pháp luật 10:

Lời giải:

– Trường hợp: Bạn Nguyễn Thị A, học sinh lớp 10A2 trường THPT X có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. A mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lại không có họ hàng thân thích, A được chính quyền địa phương gửi vào Mái ấm tình thương và được ăn học như bao bạn bè cùng trang lứa. Đến năm lớp 5, A được một gia đình nhận nuôi làm con nuôi và được chính quyền địa phương cho phép.

Vận dụng 2 trang 121 Kinh tế và Pháp luật 10:

Lời giải:

(*) Sản phẩm tham khảo

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1002

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống