Tiểu thuyết và truyện ngắn đều thuộc loại tác phẩm truyện.
– Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn. Tiểu thuyết có khả năng phản ánh đời sống rộng lớn, không bị giới hạn về không gian và thời gian; cốt truyện phức tạp; được xây dựng trên nhiều sự kiện, cảnh ngộ, nhiều mối xung đột; miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. Tiểu thuyết có nhiều loại, ở bài 5 tập trung vào tiểu thuyết chương hồi
– Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ. Truyện ngắn hướng tới khắc họa một hiện tượng trong đời sống; cốt truyện thường diễn ra trong thời gian, không gian hạn chế; kết cấu không nhiều tầng, nhiều tuyến; thường có ít nhân vật. Truyện ngắn thu hút người đọc bởi nội dung cô đúc, chi tiết có sức ám ảnh, ý tưởng sắc sảo được thể hiện qua tình huống bất ngờ, lời văn hàm súc, mang nhiều ẩn ý.
2. Điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri, người kể chuyện toàn tri.
– Điểm nhìn nghệ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí quan sát của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật, sự việc được trần thuật .
– Người kể chuyện hạn tri, thường là người kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện hạn tri thường trực tiếp tham dự hoặc chứng kiến các sự việc xảy ra trong truyện nên có vị trí quan sát, miêu tả, trần thuật,…bị giới hạn. Vì người kể chuyện đồng thời là một nhân vật trong truyện nên không biết được những diễn biến trong suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật khác; thường bày tỏ quan điểm và thái độ chủ quan khi thuật truyện: VD: Những ngày cuối cùng của chiến tranh (Vũ Cao Phan), phần lớn thông tin cung cấp cho người đọc đến từ trải nghiệm cá nhân và khả năng quan sát cảm nghĩ của người kể chuyện xưng “tôi”
Trần thuật từ điểm nhìn hạn tri có ưu điểm là tạo được hiệu quả về tính trực tiếp như đang chứng kiến các sự việc xảy ra ở hiện trường, có cơ hội để đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật – người kể. Tuy nhiên, điểm nhìn này lại rất hạn chế trong việc phản ánh toàn cảnh bức tranh xã hội, môi trường hoạt động và tâm lí của các nhân vật khác.
– Người kể chuyện toàn tri thường là người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Người kể chuyện toàn tri không trực tiếp tham gia câu chuyện nhưng là người quan sát toàn năng, biết hết tất cả mọi việc; biết rõ hoàn cảnh, lai lịch, cảm giác, suy nghĩ và hành động của các nhân vật. Ví dụ: Người kể chuyện trong các tiểu thuyết chương hồi như Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái). Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung) biết rất rõ sự việc, diễn biến và kết cục tất yếu của mọi chuyện và thường tự tin đưa ra các nhận xét bình luận về nhân vật, sự việc,… Trong truyện Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh), người kể chuyện có khả năng đi chuyển điểm nhìn linh hoạt, thâm nhập vào đời sống nội tâm phức tạp của các nhân vật. Ở truyện ngắn này, người kể chuyện toàn tri thường mượn quan điểm, thái độ, cảm giác của nhân vật Mai để kể chuyện. Bằng cách này , điểm nhìn nghệ thuật có sự đan xen, chuyển đổi từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại.
Trần thuật từ điểm nhìn toàn tri rất linh hoạt và được dùng rộng rãi. Bởi lẽ, trần thuật từ điểm nhìn toàn tri giúp người đọc biết được nhiều thông tin hơn, rõ hơn về nhân vật và sự việc so với việc kể chuyện từ điểm nhìn hạn tri. Tuy nhiên, người đọc ít có được cảm giác kết nói trực tiếp, gẫn gũi với nhân vật như trần thuật từ điểm nhìn hạn tri.
3. Biện pháp tu từ chêm xen
– Chêm xen là biện pháp tu từ, theo đó, tác giả xen thêm một thành phần biệt lập ngay sau bộ phận thể hiện thông tin chính trong câu để bổ sung ý nghĩa hoặc gia tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm cho câu. Bộ phận chêm xen thường được tách biệt bằng các dấu phẩy, dấu gạch ngang hay dấu ngoặc đơn. Ví dụ:
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
(Giang Nam)
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
– Đọc phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào bài đọc hiểu này.
– Cần lưu ý: Tiểu thuyết chương hồi xuất hiện đầu tiên và thịnh hành ở Trung Quốc khoảng từ thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XVIII. Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết chương hồi là sự phân chia tác phẩm thành những hồi khác nhau. Mỗi hồi đều có tiêu đề khái quá nội dung được trình bày trong hồi. Kết thúc mỗi hồi thường có câu thơ mang tính chất bình luận. Sau những câu thơ là những lời gắn kết hồi trước với hồi sau, kích thích sự quan tâm, chú ý của người đọc. Tiểu thuyết chương hồi thường chú ý đến các sự kiện, tình huống bất ngờ, hồi hộp, căng thẳng, thú vị. Trong tiểu thuyết chương hồi, tính cách nhân vật được thể hiện tương đối nhất quán, rõ ràng thông qua đối thoại và hành động.
– Khi đọc văn bản Kiêu binh nổi loạn, em cần chú ý:
+ Đoạn trích có những nhân vật và sự kiện nào nổi bật? Các nhân vật và sự kiện đó có liên quan đến lịch sử hay được tác giả hư cấu?
+ Nội dung (đề tài, chủ đề) và những hình thức nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích là gì?
+ Nội dung đoạn trích mang lại cho em những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm gì?
– Đọc trước văn bản Kiêu binh nổi loạn và tìm hiểu thêm thông tin về nhóm tác giả Ngô gia văn phái, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
– Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm viết bằng chữ Hán theo hình thức tiểu thuyết chương hồi. Nội dung chính của Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh thời kì lịch sử khoảng 30 năm, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Gia Long lên ngôi vua (1802). Tác phẩm tái hiện một cách phong phú, sinh động bức tranh xã hội trong thời kì khủng hoảng triền miên, dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh và khí thế quật khởi, tinh thần quyết liệt chống thù trong giặc ngoài của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Huệ đứng đầu.
Đoạn trích Kiêu binh nổi loạn dưới đây thuộc Hồi thứ hai của tác phẩm, kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đinh Bảo, phế Trịnh Cạn, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.
Trả lời:
– Khi đọc tùy bút các em cần chú ý
+ Đoạn trích có các nhân vật và sự kiện nổi bật như: Trịnh Tông – Thế tử bị phế truất xuống làm con út do tạo phản bất thành. Lính kiêu binh phần nhiều thuộc phe Trịnh Tông, Dự Vũ – đầu bếp của Tông; Gia Thọ là gia thần, Bằng Vũ là gia binh. Chúng căm ghét quận Huy như kẻ thù của chúng. Tình thế bất lực, thảm hại và cái chết bi tráng của anh em Quận Huy với sự không đề phòng, thiếu mưu lược của những kẻ nắm quyền quốc gia trong phủ. Các nhân vật và sự kiện này đều có thật và có liên quan mật thiết đến lịch sử Việt Nam
+ Đoạn trích mang chủ đề lịch sử, những hình thức nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích tiêu biểu là bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên, không che dấu một nụ cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương. + Nội dung đoạn trích mang lại cho em những hiểu biết về một tấn bi kịch lịch sử, nhưng chất hài của tấn kịch lịch sử này cũng rất rõ: Những nhân vật đã bị lịch sử lên án, đã hết vai trò lịch sử, vẫn cố khẳng định uy quyền của mình và trở thành những vai hề như quận Huy vẫn tin ở uy quyền của mình, biết trước âm mưu nổi loạn của đám kiêu binh vẫn không thèm phòng bị gì, một mình giữa đám loạn quân hung hãn vẫn quát tháo thị oai.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Tất cả sự nổi loạn, tàn bạo của đám kiêu binh “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận đã thể hiện cụ thể, sống động. Điều nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm nổi thuyền, có thể làm lật thuyền.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Người kể chuyện là ai?
Trả lời:
Câu chuyện được kể ở góc nhìn thứ ba, có thể cho rằng người kể chuyện là nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Người kể chuyện nhận xét gì về đầu bếp, gia thần của Trịnh Tông?
Trả lời:
Đầu bếp, gia thần của Trịnh Tông được nhận xét là “người cơ tri”, “kẻ tinh khôn”, có nhiều mưu trí, ứng phó linh hoạt
Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý động cơ và thái độ của đầu bếp, thân quân
Trả lời:
Động cơ và thái độ đầu bếp Dự Vũ và gia thần Gia Thọ đều căm ghét quận Huy và phe phái như kẻ thù của chúng. Chính vì vậy trong của lời nói của Dự Vũ, Gia Thọ đều có tính chất xúi giục, hậu thuẫn cho Tông làm phản. Tông mời cơm ngỏ ý chỉ là một biểu hiện phó thác chính thức, lái mũi nhọn chĩa vào quận Huy..
Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Ai là người kể chuyện về nhân vật Bằng Vũ
Trả lời:
Nhân vật Bằng Vũ xuất hiện qua ngày hội họp quân lính ở chùa Khán Sơn, với ngôi kể chuyện ở ngôi thứ ba, có thể cho rằng người kể chuyện là nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái.
Câu 5 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý lời nói, thái độ và hành động của quận Huy.
Trả lời:
“…Quân Huy cũng biết tai họa sắp xảy ra, liền nói toạc ra ở trong triều…”
“Gặp lúc trời sắp tối, người nhà Quận Huy có kẻ khuyên hắn nên bế tân chúa đi trốn,… Nhưng Quận Huy đều gạt đi”
“Nếu việc gấp quá không thể trị nổi bọn chúng, thì ta đây vâng mệnh của đấng tiên vương, sống thác cũng cam, cần gì mà phải hốt hoảng!”
“Đêm ấy, Quận Huy ngủ ở trong phủ, cũng chỉ đem theo vài người hầu như mọi ngày, không hề phòng bị gì hết.”
→ Sự bất lực thảm hại của phe quận Huy đã quá rõ. Không đề phòng, thiếu mưu lược, chủ quan khinh địch, cho rằng “thói đời hay phao nhảm”, chính điều đó đã mang tới cái kết bi kịch
Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Khí thế của kiêu binh được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
“Bằng Vũ vào trong phủ, đánh luôn ba hồi, chín tiếng trống.”
“Lại nói, quân lính nghe thấy tiếng trống tức thì người nào cũng nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ”
“…quân lính ở bên ngoài không vào được, họ cứ đứng hò reo, quát tháo long trời lở đất.”
Câu 7 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý hành động và thái độ của Quận Châu trước đám kiêu binh.
Trả lời:
– Lúc đầu, Quận Châu đứng ở phía trái trong cửa các, lên tiếng “dụ” binh lính, nhắc nhở binh linh phải lễ phép vì có quan tài của Trịnh Sâm chưa được an tang ở đây
– Lúc sau vì quá run sợ trước khí thế của binh lính, Quận Châu phải mở cửa cho binh lính xông vào.
Câu 8 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tình thế bất lực, thảm hại và bi đát của quận Huy được miêu tả qua những chi tiết nào?
Trả lời:
Sự bất lực thảm hại của phe quận Huy đã quá rõ. Không đề phòng, thiếu mưu lược, sờ đến cung thì cung đứt dây, sờ đến súng thì súng không nổ! Quận Huy bị quân lính dung câu liêm móc cổ kéo từ voi ngã xuống, bị đánh đấm túi bụi và giết chết ngay tại chỗ.
Câu 9 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Những hình ảnh so sánh trong lời kể có tác dụng gì?
Trả lời:
Những hình ảnh so sánh trong lời kể có tác dụng như những tư liệu đủ để dựng lại bộ mặt, không khí của lịch sử một cách cụ thể, sinh động.
Câu 10 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần như thế nào?
Trả lời:
Dù đã giết chết anh em Quận Huy nhưng cơn giận của binh lính vẫn chưa hả. Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần rất dã man. Phò lập thế tử Tông lên ngôi chúa xong xuôi, họ lại kéo đến quỳ ở trước mặt chúa xin phá tan nát tất cả dinh cơ của Quận Huy, một mảnh ngói cũng không còn. Phàm các quan văn võ hễ ai thuộc bè đảng của Thị Huệ và Quận Huy, cùng những người dự vào việc tố giác vụ án năm Canh Tí, những viên quan hầu mọi ngày có tính nghiệt ngã mà quân lính vẫn ghét, lúc ấy cũng đều bị phá nhà hàng loạt và bị lùng bắt đem giết chết.
Câu 11 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chi tiết nào cho thấy Trịnh Tông bất lực, không kiểm soát được kiêu binh?
Trả lời:
Chi tiết cuối bài cho thấy Trịnh Tông bất lực, không kiểm soát được kiêu binh: “Chúa phải sai người dò xét trong kinh kì, lén đến chỗ họ tụ họp, rồi bắt phứa một người thường dân ở gần đó đem chém để ra oai” Cho thấy rằng Trịnh Tông chỉ là con rối trong tay kiêu binh, không dám động vào quân linh để thị uy.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy nêu những sự kiện chính được kể trong văn bản Kiêu binh nổi loạn và cho biết mâu thuẫn ở đây là gì?
Trả lời:
Những sự kiện chính được kể trong văn bản Kiêu binh nổi loạn:
– Trịnh Tông bất mãn vì bị phế truất ngôi Thái tử, nghe lời xúi giục của Dự Vũ, Gia Thọ, lái mũi nhọn chĩa vào Quận Huy và Trịnh Cán
– Trịnh Tông khơi dậy lòng thù hằn và căm phẫn Quận Huy trong lính kiêu binh, thúc đẩy mục đích nổi loạn trả thù, rửa hận
– Quận Huy và phe phái không đề phòng và thiếu mưu lược trước sự nổi dậy của Trịnh Tông và kiêu binh, cho rằng “thói đời hay phao nhảm”
– Quận Huy và em ruột bị đám kiêu binh đánh đập và chết rất bi thảm, Trịnh Cán bị phế truất, quân lính phò thế tử Trịnh Tông lên làm chúa. Nhưng cơn giận vẫn chưa nguôi ngoai, kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần hết sức tàn bạo
→ Mẫu thuẫn đó chính là sự thối nát của phủ chúa Trịnh, sự bất lực và thảm hại của giai cấp thống trị: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Từ đó dẫn tới những tranh chấp vương quyền và cái kết bi thảm, tất cả là do bọn lính tráng, bọn bồi bếp tự phát nổi lên. Trịnh Tông lên ngôi mà bất lực trước đám, âm binh bất trị… Đúng là tấn bi kịch lịch sử.
Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm những chi tiết miêu tả hành động của đám kiêu binh. Em có nhận xét gì về những hành động ấy?
Trả lời:
Mục đích nổi loạn cùa kiêu binh là trả thù, rửa hận. Lời nói của Dự Vũ đã cho thấy quân lính “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận. Đề xuất kế sách của Bằng Vũ chứng tỏ quân lính rất khinh nhờn thế lực của phủ chúa: “Đánh một hồi trống làm hiệu, rồi kẻo ùa cả vào, nắm cẳng hắn, vứt chỏng gọng xuống dưới thềm một cái là xong thôi mà!”.
– “Bằng Vũ vào trong phủ, đánh luôn ba hồi, chín tiếng trống.”
– “Lại nói, quân lính nghe thấy tiếng trống tức thì người nào cũng nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ”
– “…quân lính ở bên ngoài không vào được, họ cứ đứng hò reo, quát tháo long trời lở đất.”
– “…bao nhiêu người đang ngồi lại nhao nhao đứng dậy, kéo ập vào trước đầu voi.”
– “Rồi họ lấy khí giới đâm chém túi bụi, có kẻ cạy gạch ngói ở phủ ra ném tới tấp…”
– “Quân lính hăng máu kéo đến càng đông…Họ bèn dung câu liêm móc cổ Quận Huy kéo xuống, rồi đánh đấm túi bụi giết chết ngay tại chỗ.”
….
→ Qua những hành động này ta thấy được sự ngang tàng và hung bạo, không chịu khuất phục của kiêu binh, nhưng cũng đồng thời cho thấy sự nổi loạn, tàn bạo đã thể hiện cụ thể, sống động, nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm những điều lay chuyển thế lực cầm quyền.
Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy?
Trả lời:
Quận Huy vẫn tin ở uy quyền của mình, biết trước âm mưu nổi loạn của đám kiêu binh vẫn không thèm phòng bị gì, một mình giữa đám loạn quân hung hãn vẫn quát tháo thị oai.
“Quận Huy giương cung định bắn, chẳng may cung bị đứt dây; lại vớ lấy sung để nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy”
“Em ruột Quận Huy là Lý Vũ hầu Hoàng Lương nghe tin có biến vội vàng chạy bổ vào phủ đường. Nhưng mới đến cửa chùa Báo Thiên thì bị quân lính quát đứng lại, rồi họ vớ luôn gạch đá trên đường đập cho vỡ đầu và vứt xác xuống hồ Thủy Quân”.
Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Cảnh Trịnh Tông lên ngôi chúa có gì đặc biệt? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả.
Trả lời:
– Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên.
– Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, như “giỡn quả cầu” trong tiếng reo hò của đám loạn quân và dân hàng phố mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút uy nghiêm nào với một vị chúa.
Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy dẫn ra một số bình luận, đánh giá của người kể chuyện đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử trong văn bản. Theo em, quan điểm và thái độ của người kể chuyện có khách quan và đáng tin cậy không? Vì sao?
Trả lời:
“Bằng Vũ mạnh bạo nhận lời. Rồi cả bọn cùng nhau uống máu ăn thề.”
“Ở kinh, gã thường làm mướn đơn kiện cho người ta, vẫn lừng tiếng là tay điêu toa trong việc xúi nguyên giục bị.”
….
Quan điểm và thái độ của người kể chuyện khách quan và đáng tin cậy vì có sự theo sát lịch sử.
Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt”(Lê Quý Đôn). Sau khi đọc đoạn trích Kiêu binh nổi loạn, em suy nghĩ gì về ý kiến này?
Trả lời:
Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân.
Bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên không che dấu một nụ cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương. Cơn hấp hối vào giờ chót của một triều đại bao giờ cũng chẳng là một màn bi hài của lịch sử?
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này
– Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.
+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?
+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?
+ Em biết gì về hậu quả của chiến tranh? Hãy chuẩn bị để chia sẻ những hiểu biết ấy.
– Tìm hiểu thêm về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sông Châu lựa chọn những thông tin liên quan giúp em hiểu thêm truyện ngắn này.
Trả lời:
– Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.
+ Nhân vật chính trong truyện là dì Mây. Có số phận bất hạnh phải chịu nhiều đắng cay, thiệt thòi, dì chính là đại diện cho những người phụ nữ, những người nữ thanh niên xung phong bước ra từ chiến tranh trở về với cuộc sống hằng ngày với đầy tiếc nuối, tổn thương. Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống khi chứng kiến chú San đi lấy vợ, khi đỡ đẻ cho cô Thanh vợ của chú San.
+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là hậu quả của chiến tranh tàn ác đã mang tới rất nhiều những thiệt thòi, chia li, mất mát, nó là những vết cứa sâu khiến cho người ta thật khó có thể nguôi ngoai. Người kể chuyện có thái độ cảm thông, chia sẻ với các nhân vật trong truyện. Dựa vào những lời thoại lời bình của người kể nhẹ nhàng, sâu lắng đầy cảm thông, giường như trong câu chuyện không có người sai người đúng mà tất cả chỉ do hoàn cảnh cay nghiệt khó khăn đã đẩy con người tới những bi kịch đau đớn.
+ Một số hậu quả do chiến tranh gây ra:
. Cướp đi tính mạng của rất nhiều những chiến sĩ, những người dân vô tôị
. Khiến cho biết bao gia đình phải chịu cảnh ly tán, chia lìa, đáng thương, tội nghiệp.
. Thảm họa chất độc màu da cam ảnh hưởng đến cả tương lai.
. Gây nên những nội đau vật chất và nỗi đau tinh thần với rất nhiều con người đáng thương, tội nghiệp
Tác giả Sương Nguyệt Minh
– Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là . Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.
– Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác – Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
* Giải thưởng:
– Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm “Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao”.
– Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm “Những bước đi vào đời”, năm 2004.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
– Đêm Thánh Vô Cùng
– Lửa cháy trong rừng hoang
– Người về bến sông Châu,
– Nỗi đau dòng họ
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Văn bản “Người ở bến sông Châu” là góc nhìn con người với những thân phận đầy ám ảnh, trong đó đặc biệt là nhân vật dì Mây, cô vừa trải qua chiến tranh khắc nghiệt, lỡ chuyến đò, lỡ người mình yêu, mất đi người chị, nhưng dì vẫn sống đầy nhân ái, yêu thương và bao dung. Hình ảnh dì Mây nhận nuôi và ru bé Cún ở cuối tác phẩm để lại sự day dứt, thương xót cho người đọc.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tóm tắt sự việc chính của phần này.
Trả lời:
– Sự việc 1: Chú San đi lấy vợ. Chú San đi học nghề ở nước ngoài về mấy tháng nay, chưa có việc lấy vợ là cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông
– Sự việc 2: Dì Mây trở về: Dì Mây đi bộ đội đã rất lâu mọi người tưởng rằng dì không còn nữa, dì về làm ông, làm cho Mai và mọi người ai cũng vui mừng, phấn khởi vì dì được bình an.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.
Trả lời:
– Lời đối thoại của chú San: Ân hận, hối lỗi, muốn được làm lại với dì.
– Lời đối thoại của dì Mây: Hụt hẫng, tiếc nuối, tủi thân nhưng rất cương quyết
– Lời bình luận của người kể: Tiếc nuối cho mối tình dang dở giữa chú San và dì Mây.
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.
Trả lời:
– Biện pháp điệp ngữ nhằm khắc họa không gian thơ mộng, chan chứa tình yêu thường giữa đôi trai gái.
Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hình dung tâm trạng của các nhân vật
Trả lời:
– Lúc này tâm trạng của dì Mây và chú San cả hai đều nhớ tới những kỉ niệm xưa cũ, kỉ niệm một thời yêu nhau nồng nhiệt. Cả hai đều mang cảm xúc tiếc nuối, vô vọng.
Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về quyết định của nhân vật dì Mây
Trả lời:
– Thái độ của dì Mây rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ.
Câu 6 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý thái độ của các nhân vật
Trả lời:
– Những người dân xóm Trại ai biết tin dì Mây về cũng đến thăm nom, hỏi han chia sẻ, cảm thông với dì.
– Mai – cháu dì cũng suốt ngày bên cạnh dì an ủi, động viên dì
→ Mọi người ai ai cũng quý mến và yêu thương dì Mây.
Câu 7 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Mái tóc dì Mây trước kia: Dì Mây thường sai Mai lấy ghế đẩu cho dì chải tóc. Tóc dì đen óng mượt
– Mái tóc dì bây giờ: Rụng đi nhiều, xơ và thưa hơn
→ Ý nghĩa: Hình ảnh mái tóc dì đã phơi bày những hiện thực đau đơn của cuộc chiến tranh tàn ác, nơi rừng thiêng, nước độc, hoang vu, sướng muối những trận đổ bệnh vì sốt rét…Đã khiến cho dung nhan, vẻ đẹp của những người con gái bị hủy hoại. Không chỉ dì Mây mà rất nhiều những nữ thanh niên xung phong họ cũng đã hi sinh tuổi trẻ, vẻ đẹp thiếu nữ của mình để đất nước được bình yên, hạnh phúc
Câu 8 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây
Trả lời:
– Khi lũ trẻ trên thuyền nói đến chuyện dì lấy chồng. Dì Mây thoáng buồn, chắc hẳn dì thấy nuối tiếc cho cuộc đời dang dỡ của mình. Dì cũng như bao người con gái khác mơ về một hạnh phúc trọn vẹn với người mình yêu những có lẽ với dì điều đó giờ đây thật quá đỗi xa xỉ.
Câu 9 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tình huống nào đã làm nhân vật bộc lộ phẩm chất và tính cách
Trả lời:
– Tình huống dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn, khi cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ.
– Ở tình huống này, ta thấy được phẩm chất tốt bụng, tính cách thương người, luôn nghĩ tới người khác của dì Mây. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
Câu 10 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?
Trả lời:
– Tiếng khóc lúc này của dì Mây chứa biết bao sự xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và vui buồn lẫn lộn. Dì tiếc nuối cho cuộc đời mình, cho mối tình dang dở và hạnh phúc mà đáng ra dì xứng đáng nhận được. Nhưng chỉ vì hoàn cảnh nghiệt ngã mà dì không thể có được.
Câu 11 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả chiến tranh.?
Trả lời:
– Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún đã gợi ra những hậu quả đáng thương của chiến tranh, bom đạn chiến tranh đã cướp đi những người mẹ khi con mình con thơ ngay dại dột.
Câu 12 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng nào?
Trả lời:
– Đoạn này cho biết những thông tin gì quan trọng là:
+ “Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nổ người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn, còn cô y sĩ Trường Sơn bị mảnh đạn phạt một chân”
+ “Chú Quang đi suốt dọc sông Châu tìm cô y sĩ Trường Sơn đã cứu mình thoát nạn”
Câu 13 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.
Trả lời:
– Tiếng ru lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau đó thì êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng tận sâu thẳm con tim những người lính. Tiếng ru hòa lẫn vào hơi thở sông nước trong đêm, hòa vào hương thơm của cây cỏ, đất trời.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bảnNgười ở bến sông Châu.Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?
Trả lời:
– Phần 1: Từ đầu đến “di lên vách bếp”
+ Chú San đi lấy vợ
+ Dì Mây trở về xóm Trại
– Phần 2: Tiếp đến “Sóng nước lao xao”
+ Cuộc sống giản dị của dì Mây ở quê nhà
– Phần 3: Tiếp đến “ở phía cuối con đường về bến”
+ Dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn
– Đoạn 4: Còn lại
+ Những phẩm chất cao đẹp của dì Mây
→ Tác giả đã xây dựng cốt truyện với rất nhiều những sự việc, tình huống bất ngờ, cao trào, hấp dẫn. Để câu chuyện hấp dẫn và thu hút được người đọc.
Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện
Trả lời:
– Dì Mây là nhân vật trung tâm trong câu chuyện này.
Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích, làm sáng tỏ tính cách và phẩm chất của nhân vật dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật dì Mây
Trả lời:
– Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.
Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.
Trả lời:
* Hoàn cảnh
– Trước khi đi xung phong
+ Có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San.
+ Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn.
+ “Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”
– Khi từ chiến trường bom đạn chờ về
+ Mái tóc dì xơ và thưa hơn nhiều
→ Bom đạn chiến tranh đã lấy đi tuổi thanh xuân, tươi đẹp của những người con gái đôi mươi.
* Phẩm chất tính cách
– Dứt khoát, cương quyết
+ Thái độ của dì Mây rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San.
+Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ.
– Vượt lên hoàn cảnh
+ Mặc dù phải dùng chân giả nhưng dì vẫn giúp ông chèo đò
+ Vẫn sống tiếp sau cú sốc đau đớn về tinh thần.
– Yêu thương con người và tốt bụng
+ Không khi nào dì Mây lấy tiền đò của những lứa học sinh đi học cấp 3 trường huyện.
– Khi dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn, khi cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ à phẩm chất tốt bụng, tính cách thương người, luôn nghĩ tới người khác của dì Mây. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
→ Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái bước ra từ chiến tranh, mạnh mẽ kiên cường, nhưng đầy tình yêu thương, vị tha sâu sắc,
Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
Trả lời:
– Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian là:
+ Không gian: Dòng sông, con đò, cây cầu
+ Thời gian: Ngày dì Mây trở về, chập tối, đêm, sáng, chiều chiều, đêm mưa, tháng ba lại về, cuối thu, đêm sông Châu.
– Ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
+ Hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu như chứng nhân quan trọng chứng kiến mọi thăng trầm, biến cố đổi thay của những người dân nơi đây.
+ Hơn hết đó còn là những sự vật âm thầm chứng kiến những thăng trầm cuộc đời nhân vật chính, dòng sông Châu là nơi chứng kiến tình yêu đẹp đẽ, trong trẻo, thơ mộng của chú San và dì Mây, bến đò là nơi dì Mây chèo đò đưa chú San đi học. Bến đò cũng là nơi đón dì Mây từ chiến trường bom đạn trở về, dòng sông là nơi chứng kiến, cảm thương trước hoàn cảnh nghiệt ngã, đau thương của dì Mây, khi chứng kiến chú San đi lấy vợ đúng ngày mình trở về.
Câu 6 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về điểm nhìn và người kể chuyện trong văn bản.
Trả lời:
– Truyện ngắn Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh) người kể chuyện toàn tri mượn quan điểm, thái độ, cảm giác của nhân vật Mai để kể chuyện. Bằng cách này , điểm nhìn nghệ thuật có sự đan xen, chuyển đổi từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại.
Câu 7 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
Truyện ngắn Người ở bến sông Châu để lại những bài học thấm đượm giá trị nhân văn sâu sắc. Truyện ngắn như phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi con người không những phải chịu đựng những mất mát về thể xác mà còn phải chịu những nỗi đau về tinh thần. Như dì Mây trong câu chuyện, hoàn cảnh chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân, mối tình đẹp đẽ dang dở của dì. Từ câu chuyện đó như một bài học với những người trẻ chúng ta, chúng ta thật may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình độc lập, không còn bom đạn, chia li. Chính vì vậy chúng ta cần biết trân trọng những gì mình đang có và biết ơn những người đi trước họ đã hi sinh cuộc đời mình để đất nước được hòa bình, hạnh phúc.
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
– Đọc trước đoạn trích Hồi trống Cổ Thành; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả La Quán Trung, tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
– Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:
Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử dài 120 hồi. Tác phẩm chủ yếu kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Tào, Ngụy, Lưu, Thục và Tôn Ngô trong gần 100 năm (184-280) của nước Trung Hoa thời cổ.
Ở phần đầu bộ tiểu thuyết, ba nhân vật Lưu Bị, Quan Vân Trường (Quan Công) và Trương Phi, những người lập nên nhà Lưu Thục sau này, gặp nhau, kết nghĩa anh em ở vườn đào, thề cùng nhau sống chết để khôi phục nhà Hán. Ở thời kì đầu loạn lạc, ba anh em gặp rất nhiều khó khăn, mỗi người một ngả. Lưu bị phải theo Viên Thiệu, Quan Công bất đắc dĩ theo Tào Tháo, còn Phương Phi lưu lạc ở Cổ Thành. Đoạn trích sau đây kể lại chuyện quan công sau khi biết Lưu Bị đang ở bên phía Viên Thiệu đã đem hai chị dâu chạy khỏi doanh trại của Tào Tháo, trên đường đi biết tin Trương Phi đã lấy được Cổ Thành nên tìm về đoàn tụ.
Trả lời:
Tác giả La Quán Trung
1. Tiểu sử
– La Quán Trung (1330 – 1400), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.
– Người vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
– La Quán Trung sinh ra trong một gia đình quý tộc, tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước nhưng đúng khi nhà Nguyên đang suy tàn. Chí lớn không thành, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân.
– Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.
– Người có chí lớn, ôm mộng “mưu đồ sự nghiệp bá vương” nhưng không thành.
2. Sự nghiệp văn học
a. Phong cách nghệ thuật
– La Quán Trung nổi tiếng có tài văn chương, giỏi từ khúc, câu đối và kịch nhưng thể hiện rõ nhất ở tiểu thuyết.
– Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.
b. Tác phẩm chính
– Những tác phẩm nổi bật : “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “Bình yêu truyện”,…
→ Là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra : Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Thái độ của Trương Phi và Quan Công như thế nào?
Trả lời:
– Thái độ của Trương Phi khi nghe tin Quan Công đến:
+ Hành động: “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặt áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một ngàn quân đi tắt ra cửa Bắc”.
→ Hành động diễn ra nhanh, quyết liệt
+ Khi giáp mặt Quan Công: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công (2 lần)”.
→ Thể hiện thái độ vô cùng giận dữ của Trương Phi.
– Thái độ của Quan Công đối với Trương Phi:
+ Qua cách chọn lựa của Quan Công cho ta thấy:
Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.
Thể hiện được lòng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.
Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”.
+ Khi bị Trương Phi hiểu lầm: Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm.
Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.
Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”.
Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.
Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để chứng tỏ lòng trung.
→ Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong.
Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Vì sao Quan Công nhắc đến “nghĩa vườn đào”
Trả lời:
Quan Công nhắc đến “nghĩa vườn đào” vì muốn gợi cho Trương Phi nhớ về lời thề kết nghĩa anh em giữa ba người Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi: “Tuy không sinh cùng ngày cùng tháng nhưng nguyện chết cùng tháng cùng ngày” – cả ba người cùng đồng tâm hiệp lực tạo nên Thục Quốc hùng mạnh. Quan Công nhắc lại lời thề đó cũng nhằm mong muốn Trương Phi bớt nóng giận.
Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Vì sao cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau?
Trả lời:
Cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau là vì:
– Trương Phi tính tình nóng nảy, ngay thẳng, không chấp nhận sự phản bội, lắt léo, quanh co.
– Dù nặng lòng và coi trọng lời thề sắt son năm xưa nhưng trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Công theo Tào phản bội anh em, còn nhắc “nghĩa vườn đào” là không xứng
→ Tính cách Trương phi có sự cương trực, thẳng thắn nhưng cũng lỗ mãng, thô bạo
– Trong khi đó, Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo, điển hình cho người trượng phu trung nghĩa.
Câu 4 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Em có bất ngờ với tình huống này không? Vì sao?
Trả lời:
(Học sinh tự trả lời) Tình huống này khá bất ngờ vì nó đối lập với cách Quan Công thanh minh với Trương Phi, nhưng cũng nhờ có nó mà Quan Công bày tỏ được lòng trung thành không phản bội anh em của mình.
Câu 5 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Khí phách và tài nghệ của Quan Công được thể hiện ra sao?
Trả lời:
– Quan Công không hề nao núng nhận lời Trương Phi chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống
– “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại…chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.”
– Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu, hỏi chuyện đầu đuôi và sai tên lính ấy kể lại cho Trương Phi nghe
→ Tài nghệ, khí phách hơn người.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nêu các sự kiện chính của văn bản Hồi trống Cổ Thành. Lí do dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công?
Trả lời:
– Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam. Kéo quân đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Quan Công mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo Trương Phi ra đón hai chị.
– Trương Phi khi ấy đang tức giận, nghe tin báo liền sai quân lính mở cổng thành, rồi một mình một ngựa vác bát xà mâu lao đến đòi giết Quan Công. Quan Công bị bất ngờ nhưng rất may tránh kịp nên không mất mạng. Đang nóng giận, Trương Phi nhất quyết không chịu ghi nhận lòng trung của Quan Công dù cả hai vị phu nhân đã hết lời thanh minh sự thật.
– Giữa lúc đang bối rối thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang quân Tào đuổi tới. Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Vân Trường phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lòng trung. Quan Công không nói một lời, múa long đao xô lại. Chưa đứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới tin anh là thực. Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.
→ Lí do dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công là vì trên đường trốn chạy, tránh sự truy sát của Tào Tháo thì ba huynh đệ Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi đã mỗi người một ngả. Vì phải dẫn theo hai chị dâu, vốn là hai bà vợ của Lưu Bị nên Quan Công không thể rút chạy an toàn mà bị Tào Tháo vây bắt. Vì biết Quan Công là một người tài hiếm có nên Tào Tháo không những không giết mà còn tìm mọi cách để Quan Công quy phục mình. Trương Phi hiểu nhầm rằng Quan Công phản bội anh em nên nổi giận không tha thứ
Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Người kể chuyện đã khắc họa tính cách của Trương Phi và Quan Công thông qua những chi tiết, sự việc, tình huống nào?
Trả lời:
* Tính cách của Trương Phi:
– Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy.
+ Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt (“mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?”).
– Tính cách cương trực, rõ ràng thể hiện ở:
+ Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.
– Trương Phi còn là con người nghĩa khí, bộc trực nóng nảy:
+ Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa.
+ Khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, hỏi kĩ tên lính bị bắt, bắt hắn thuật lại chuyện ở Hứa Đô. Trương Phi chưa tỏ ngay thái độ, đưa hai chị dâu vào thành, nghe kể hết mọi chuyện. Bấy giờ Trương Phi mới tin hoàn toàn → Trương Phi thận trọng, tinh tế.
– Trương Phi biết nhân lỗi, sống tình cảm:
+ Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công
→ Hình ảnh Trương Phi hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện – một “hổ tướng” của nước Thục sau này.
* Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.
– Thể hiện được lòng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.
– Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”.
– Khi bị Trương Phi hiểu lầm: Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm.
+ Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.
+ Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”.
+ Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.
– Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để chứng tỏ lòng trung.
+ Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của Trương Phi.
→ Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong.
Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích và đánh giá ý nghĩa của câu chuyện được kể trong văn bản Hồi trống Cổ Thành.
Trả lời:
“Hồi trống cổ thành” mang nhiều ý nghĩa độc đáo, có lẽ cũng vì sự đa nghĩa trong hình ảnh này nên người biên soạn mới lựa chọn làm nhan đề cho đoạn trích. Hồi trống cổ thành còn là âm thanh đoàn tụ của Trương Phi và Quan Công. Sau mọi biến cố, hiểu lầm thì cuối cùng cũng hiểu rõ tấm lòng tín nghĩa của nhau, bởi vậy hồi trống còn mang một ý nghĩa khác là hồi trống đoàn tụ. Sau khi nghe những lời chị dâu kể về vô vàn những khó khăn mà Quan Công phải trải qua để bảo vệ chị dâu bởi vậy Trương Phi đã quỳ xuống và khóc. Hành động đó đã cho thấy nỗi niềm thương anh sâu sắc cũng nhưng sự ân hận khi đã đối xử tệ bạc với anh, đồng thời hành động quỳ xuống cũng như là một lời tạ tội Trương Phi gửi đến Quan Công. Hồi trống mang đến sự cảm động của tình cảm huynh đệ cảm động, họ là những người sẵn sàng hi sinh mạng sống vì nhau nhưng không chấp nhận sự bội tín, phản bội.
Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành đã phần nào cho người đọc cảm nhận được những nét tính cách có phần đối lập của hai anh em Trương Phi, Quan Vũ. Trong đoạn trích, Quan Công tỏ ra là người độ lượng, từ tốn trong khi đó Trương Phi lại hết sức nóng nảy. Trước lời kết tội của em (Trương Phi), Quan Vân Trường vẫn nhún mình, cầu cứu hai chị dâu và cuối cùng chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan… Ở Hồi trống Cổ Thành, tác giả đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi. Trương Phi là con người cương trực, thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo. Đó chính là lý do tại sao nhân vật này nghi ngờ tấm lòng người anh của mình, tức giận múa bát xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng mày – tao với anh, gọi Quan Công là thằng phụ nghĩa rồi ra điều kiện Trương Phi đánh ba hồi trống thì Quan Công phải chém được tướng Tào. Tất cả những hành động ấy có phẫn bộc phát, nóng nảy, thiếu điềm tĩnh nhưng thể hiện rõ nét tính cách vốn có của Trương Phi. Hồi trống Cổ Thành đã khắc họa được tính cách tưởng chừng đối lập của hai nhân vật của Tam quốc: Trương Phi ngay thẳng, Quan Công trung nghĩa.
Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Với em, bài học sâu sắc nhất sau khi học văn bản Hồi trống Cổ Thành là gì?
Trả lời:
Với em, bài học sâu sắc nhất sau khi học văn bản Hồi trống Cổ Thành đó chính là tình cảm huynh đệ cảm động, những con người sẵn sàng hi sinh mạng sống vì nhau nhưng không chấp nhận sự bội tín, phản bội. Đồng thời ta nhận ra giá trị của lòng tin và chữ tín của mỗi người đối với các mối quan hệ xung quanh là vô cùng quan trọng. Tác giả khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp sáng ngời về lòng tin nghĩa, sự trung thực và chân thành của tình anh em. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc diễn nghĩa đã để lại rất nhiều bài học về đạo lí, về lối sống, lối ứng xử của người quân tử phương Đông, lấy quy chuẩn luân lí nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Nho giáo làm mực thước.
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm và so sánh bộ phận chêm xen trong hai câu dưới đây (trích trong truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh của Vũ Cao Phan). Các bộ phận ấy có tác dụng giống nhau và khác nhau như thế nào?
a. Lúc đó vào buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính
đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.
b. Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay – rất có thể là ngày hôm nay – các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô.
Trả lời:
a. Lúc đó vào buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.
b. Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay – rất có thể là ngày hôm nay – các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô.
– Bộ phận chêm xen là cụm từ được in đậm
– Nhấn mạnh vào sự kiện sắp diễn ra
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong những ngữ liệu sau:
a. Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương hội tụ, đua trí, đua tài học hòi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi.(Trần Quốc Vượng)
b. Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sông lẫn trong bóng chiều cháy đỏ (Sương Nguyệt Minh)
Trả lời:
a. Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương hội tụ, đua trí, đua tài học hòi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi.(Trần Quốc Vượng)
– Bộ phận chêm xen là cụm từ được in đậm
– Tác dụng: Nhấn mạnh đặc điểm của những người Hà Nội.
b. Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.Bóng dì và ông in trên mặt sông lẫn trong bóng chiều cháy đỏ (Sương Nguyệt Minh)
– Bộ phận chêm xen là cụm từ được in đậm
– Tác dụng: Nhấn mạnh đặc điểm của ông và dì
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Biện pháp tu từ chêm xen trong những câu dưới đây có tác dụng thể hiện nội tâm của nhân vật như thế nào?
a.
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy…)
( Phan Thị Thanh Nhàn)
b. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. (Nam Cao)
Trả lời:
a.
– Phép tu từ: phép chêm xen, phần đặt trong ngoặc đơn: Anh vô tình anh chẳng biết điều/ Tôi đã đến với anh rồi đấy.
– Tác dụng: thể hiện một cách kín đáo tế nhị lời nói thầm kín của cô gái đối với chàng trai “hương thơm, chùm hoa” là cách bộc lộ tình yêu của cô gái.
b.
– Phép tu từ: phép chêm xen trong câu: cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.
– Tác dụng: nhấn mạnh sự “đáng sợ” của tình trạng cô độc.
Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
Tình nghĩa thầy trò là một thứ tình cảm hết sức thiêng liêng. Những người thầy, người cô đã dám hi sinh một cuộc sống sung để theo đuổi việc “đưa đò” cho “người khách” đến được bến bờ tương lai đi xây dựng đất nước. Thầy cô luôn không cần biết rằng liệu những “người khách” ấy có nhớ đến mình hay không. Thầy cô như những người cha người mẹ thứ hai dạy những đứa con yêu của mình bài học làm người, biết đứng lên khi vấp ngã và đối đầu với thử thách. Thầy cô như những ngọn hải đăng soi sáng cho biết bao thế hệ học sinh giữa biển khơi tri thức. Thầy cô những người cha người mẹ thứ hai đã cống hiến thầm lặng để chúng ta nên người. Ôi! Những đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô trách phạt là một con dao cứa vào tim. Đau xót biết chừng nào! Ẩn sau mỗi nụ cười khi thấy chúng em đạt thành tích xuất sắc là niềm hạnh phúc khôn cùng. Thầy cô luôn là người dõi theo chúng ta từ phía sau mà chẳng mong chờ chúng ta ngoái đầu nhìn lại. sinh nên người. Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải biết tôn trọng, yêu thương, kính mến thầy cô giáo. Và hơn hết, ta phải cố gắng học thật giỏi để mãi xứng đáng là học trò của thầy cô.
– Phép tu từ: phép chêm xen trong đoạn văn: những người cha người mẹ thứ hai
– Tác dụng: nhấn mạnh công lao to lớn của thầy cô.
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
1. Định hướng
a. Phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện là nêu lên và làm sáng tỏ giá trị (cái hay, cái đẹp) về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó
Phân tích là chia tách, đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị của từng phương diện cụ thể về nội dung và hình thức của tác phẩm truyện
Đánh giá là nêu lên những suy nghĩ, nhận xét, bình luận của người viết về vấn đề đã được phân tích
Phân tích và đánh giá là những thao tác thường kết hợp với nhau trong các bài nghị luận văn học. Ví dụ: Đoạn trích sau đây người viết tập trung phân trích và đánh giá tính hoàn chỉnh về cốt truyện của văn bản Hồi trống Cổ Thành.
Đọc đoạn trích (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:
1. Tác giả nêu nhận xét về vấn đề gì trong đoạn mở đầu?
→ Trong phần mở đầu tác giả đã nêu nhận xét về văn bản Hồi trống Cổ Thành mặc dù chỉ là một đoạn trích ngắn song vẫn có thể xem là một câu chuyện trong tác phẩm tự sự vì có đầy đủ các phần.
2. Tác giả phân tích, làm rõ nhận xét nêu ở đoạn mở đầu bằng cách nào?
→ Tác giả đã làm rõ nhận xét ở phần đầu bằng cách đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho nhận xét trên.
3. Phân biệt lí lẽ phân tích của tác giả và các bằng chứng lấy từ văn bản truyện.
→ Tác giả đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về văn bản. Những bằng chứng lấy từ truyện được đặt trong dấu ngoặc kép và không mang cảm xúc cá nhân của người viết.
4. Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ chưa? → Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ qua các dẫn chứng, lĩ lẽ và bình luận của tác giả
5. Nhận biết một số câu văn thể hiện rõ nhận xét của người viết.
→ Đoạn cuối là những nhận xét của người viết về đoạn trích.
Tác phẩm truyện thường được cấu tạo từ nhiều phương diện, nhiều yếu tố. Bài viết có thể phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm, nhưng cũng có thể chỉ tập trung làm rõ một yếu tố nội dung hoặc hình thức nào đó của truyện, chẳng hạn:
– Phân tích, đánh giá nhân vật Quận Huy trong đoạn trích Kiêu binh nổi loạn (trích tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái).
– Phân tích, đánh giá các nhân vật Trương Phi và Quan Công qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành (trích tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của Lê Quán Trung)
– Phân tích, đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tác giả Sương Nguyệt Minh trong truyện Người ở bến sông Châu.
b. Để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện, các em cần chú ý:
– Xác định rõ yêu cầu nghị luận mà đề văn đã nêu:
– Đọc lại văn bản truyện được nêu trong đề.
– Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá
– Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.
2. Thực hành
Bài tập(trang 59 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh
a. Chuẩn bị
– Xem lại phần Kiến thức Ngữ văn và nội dung đọc hiểu văn bản truyện Người ở bến sông Châu. Chú ý những chi tiết bộc lộ phẩm chất nhân vật dì Mây: từ ngữ, hình ảnh, nhân vật (ngoại hình, lời nói, hành động,…), sự kiện, lời nhận xét từ người kể chuyện và các nhân vật khác trong truyện,…
– Đọc kĩ đề bài và chú ý các vấn đề đã nêu trong mục Định hướng ở trên để vận dụng vào phần thực hành này.
b. Tìm ý và lập dàn ý
– Tìm ý bằng cách đặt và trả lời câu hỏi như:
– Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo một bố cục mạch lạc, gồm 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhân vật và vấn đề sẽ phân tích
Thân bài:
– Nêu bối cảnh lịch sử – xã hội của truyện Người ở bến sông Châu
+ Tóm tắt về cuộc đời dì Mây: Hoàn cảnh gia đình, tình yêu của dù Mây với chú San trước chiến tranh; cuộc sống chiến đấu của dì Mây ở chiến trường, cuộc sống của dì Mây ngày trở về quê hương,..
+ Phân tích nhân vật dì Mây thông qua các tình huống trớ trêu, đau khổ; những lựa chọn khó khăn và lòng can đảm khi đối mặt với những thứ thách của tác giả.
+ Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về nhân vật dì Mây.
Kết bài:
– Nêu khái quát thành công của tác giả của tác giả qua việc xây dựng nhân vật.
– Từ nhân vật dì Mây, liên hệ và nêu cảm nghĩ của em về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm trong cuộc sống hôm nay
c. Viết
– Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị đã viết bài văn hoàn chỉnh
– Cần chú ý: Bài viết đủ ba phần; các luận điểm trong phần thân bài cần làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài (phân tích, đánh giá về nhân vật dì Mây); các ví dụ (bằng chứng) lấy từ truyện Người ở bến sông Châu phải phù hợp, vời lời văn trong sáng, thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết đối với nhân vật được phân tích,…
Bài làm tham khảo
Chiến tranh qua đi, để lại biết bao mất mát tổn thương. Đó không chỉ là những nỗi đau về vật chất mà còn là nỗi đau về tinh thần. Như vết cứa rất sâu vào trái tim của con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Truyện ngắn Người ở bến sông Châu là một truyện ngắn như thế, thấm đượm giá trị nhân văn và tình yêu thương, ca ngợi con người mà đặc biệt là những người phụ nữ.
Câu truyện xoay quanh về nhân vật dì Mây. Cô gái trẻ trung xinh đẹp, tóc dì đen dài, óng mượt “Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”. Trước khi đi xung phong dì có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San. Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn. Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy chú dì vào cảnh người mỗi ngả chia li cách biệt. Có thể thấy chiến tranh, bom đạn thật tàn nhẫn khi đã đẩy họ vào hoàn cảnh tách biệt.
Khi từ chiến trường bom đạn chờ về. Dì Mây bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh, bằng chân giả. Tuy nhiên nỗi đau thể chất đó không thấm vào đâu khi ngày dì trở về cũng là ngày dì phải chứng kiến người đàn ông mình yêu thương, nghĩ tới nhiều nhất, người đàn ông mà dì viết tên hằng ngày vào cuốn nhật kí ở Trường Sơn đã đi lấy người phụ nữ khác. Thử hỏi làm sao dì có thể chịu đựng được cú sốc tinh thần dã man tới vậy, lòng người con gái giờ đây là sự hụt hẫng, bàng hoàng, trớ trêu và đầy tuyệt vọng. Nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó ta vẫn thấy được sự kiên cường, mạnh mẽ của dì Mây. Thái độ của dì rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ. Có thể thấy dù đau đớn, tuyệt vọng nhưng dì vẫn nén vào trong, dì là đại diện cho phẩm chất kiên cường của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh và bom đạn
Ở dì Mây còn nổi bật lên phẩm chất tốt bụng, vị tha và bao dung. Khi dì Mây nghe tin cô Thanh vợ chú San khó sinh cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ dì đã ngay lập tức giúp đỡ không hề suy nghĩa, đắn đo điều gì. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái Việt Nam sẵn sàng hi sinh thầm lặng, đánh đổi cả thanh xuân tuổi trẻ và hạnh phúc của cá nhân mình vì những điều lớn lao khác.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu văn bản đã viết với dàn ý để kiểm tra và chỉnh sửa theo hướng dẫn sau:
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá … (cả ba sách)
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
1. Định hướng
a. Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện là nêu lên ý kiến phân tích và nhận xét của mình về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện. Cũng như viết, việc thuyết minh để giới thiệu và đánh giá về một tác phẩm truyện có thể tập trung vào một phương diện hoặc vấn đề nổi bật nào đó. Trong phần Viết, các em đã được hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. Với phần Nói và nghe, các em cần chuyển nội dung bài viết thành bài thuyết trình, kết hợp với lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để trình bày lại nội dung đã viết trước người nghe.
b. Để giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện, các em cần:
– Đọc lại truyện, tìm hiểu, ghi nhớ các thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tóm tắt truyện, nắm vững đặc sắc hình thức và nội dung của truyện.
– Xem lại dàn ý đã thực hiện ở phần Viết, suy nghĩ kĩ để bổ sung ý mới so với bài đã viết (nếu có), điều chỉnh dàn ý cho phù hợp với yêu cầu của việc thuyết trình.
2. Thực hành
Bài tập (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chọn một trong hai vấn đề sau để trình bày trước lớp:
(1) Giới thiệu, đánh giá nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” (trích “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung).
(2) Giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.
a. Chuẩn bị (chẳng hạn giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây)
– Đọc lại văn bản truyện Người ở bên sông Châu và các tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm .
– Đọc lại dàn ý và bài viết đã thực hành ở phần Viết .
– Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ cho bài thuyết trình (tranh ảnh, máy chiếu,…)
b. Tìm ý và lập dàn ý
– Tìm ý: Xem lại dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết, bổ sung (nếu cần) và những chỗ cần lược bỏ, cần nhấn mạnh trong bài nói.
– Lập dàn ý: Xem lại dàn ý và nội dung đã làm ở phần Viết. Tổ chức, sắp xếp lại cho phù hợp với trình tự bài nói. Các em cần lưu ý:
+ Cân nhắc yêu cầu mới trong bài Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện để bổ sung ý mới , sắp xếp lại các ý cho mạch lạc, phù hợp với nội dung bài nói. Bố cục của bài này tương tự bố cục ba phần của bài viết.
+ Cũng có thể trình bày theo trật tự khác nhưng cần nêu được các nội dung chính mà đề bài đã yêu cầu.
c. Thực hành nói và nghe
– Người chủ trì: Nêu vấn đề, thống nhất cách thức trình bày, thảo luận (ví dụ: mục đích, nội dung chính, yêu cầu,…) mời người nói trình bày ý kiến.
– Thảo luận: Sau khi người nói trình bày xong, người chủ trì mời người nghe phát biểu ý kiến hoặc nêu câu hỏi, tranh luận,…
– Kết thúc thảo luận: Người chủ trì tổng hợp ý kiến của cả nhóm về vấn đề thảo luận: những điểm đã thống nhất và những điểm còn tranh luận (nếu có)
Bài làm tham khảo
Xin chào các bạn, chào mừng các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 4. Ngay sau khi nhận được đề bài từ cô giáo nhóm mình đã cũng nhau trao đổi, thảo luận. Và hôm nay chúng mình xin phép trình bày bài thuyết trình: Giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.
Như các bạn đã biết chiến tranh qua đi, để lại biết bao mất mát tổn thương. Đó không chỉ là những nỗi đau về vật chất mà còn là nỗi đau về tinh thần. Như vết cứa rất sâu vào trái tim của con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Truyện ngắn Người ở bến sông Châu là một truyện ngắn như thế, thấm đượm giá trị nhân văn và tình yêu thương, ca ngợi con người mà đặc biệt là những người phụ nữ.
Câu truyện xoay quanh về nhân vật dì Mây. Cô gái trẻ trung xinh đẹp, tóc dì đen dài, óng mượt “Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”. Trước khi đi xung phong dì có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San. Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn. Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy chú dì vào cảnh người mỗi ngả chia li cách biệt. Có thể thấy chiến tranh, bom đạn thật tàn nhẫn khi đã đẩy họ vào hoàn cảnh tách biệt.
Khi từ chiến trường bom đạn chờ về. Dì Mây bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh, bằng chân giả. Tuy nhiên nỗi đau thể chất đó không thấm vào đâu khi ngày dì trở về cũng là ngày dì phải chứng kiến người đàn ông mình yêu thương, nghĩ tới nhiều nhất, người đàn ông mà dì viết tên hằng ngày vào cuốn nhật kí ở Trường Sơn đã đi lấy người phụ nữ khác. Thử hỏi làm sao dì có thể chịu đựng được cú sốc tinh thần dã man tới vậy, lòng người con gái giờ đây là sự hụt hẫng, bàng hoàng, trớ trêu và đầy tuyệt vọng. Nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó ta vẫn thấy được sự kiên cường, mạnh mẽ của dì Mây. Thái độ của dì rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ. Có thể thấy dù đau đớn, tuyệt vọng nhưng dì vẫn nén vào trong, dì là đại diện cho phẩm chất kiên cường của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh và bom đạn
Ở dì Mây còn nổi bật lên phẩm chất tốt bụng, vị tha và bao dung. Khi dì Mây nghe tin cô Thanh vợ chú San khó sinh cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ dì đã ngay lập tức giúp đỡ không hề suy nghĩa, đắn đo điều gì. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái Việt Nam sẵn sàng hi sinh thầm lặng, đánh đổi cả thanh xuân tuổi trẻ và hạnh phúc của cá nhân mình vì những điều lớn lao khác.
Trên đây là bài trình bày của nhóm mình cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những góp ý, nhận xét từ mọi người.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật … (cả ba sách)
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
Đọc văn bản “Ngày cuối cùng của chiến tranh” (trang 62-65 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Câu chuyện xảy ra ở địa điểm nào?
A. Bên trong nhà thờ
B. Quanh nhà nguyện
C. Tên đài quan sát
D. Trong vườn cây
Trả lời:
Chọn đáp án: A. Bên trong nhà thờ
Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Trong phần (1) chuyện gì làm đảo lộn công việc của các chiến sĩ?
A. Các ma xơ ngắn cản không cho các chiến sĩ vào ở cùng trong ngôi trường
B. Binh nhất Ruân, con chiên xứ đảo gốc Hải Hậu đi tìm phòng cầu nguyện
C. Mối nghi ngờ Giám đốc Cô nhi viện đã giấu ai đó vào trong nhà nguyện
D. Tiểu đội trưởng Vinh đi kiểm tra rau dền, rau rệu quanh trường và gặp địch
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Mối nghi ngờ Giám đốc Cô nhi viện đã giấu ai đó vào trong nhà nguyện
Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tình huống nào ở cuối truyện khiến ma xơ Giám đốc Cô nhi viện phải xuất hiện?
A. Bọn trẻ trong nhà nguyện khóc khi các chiến sĩ giải phóng đập cửa
B. Nhà nguyện, nơi giấu các em bé có thể trúng bom đạn máy bay
C. Khi nghe được lệnh phá khóa, gọi hàng người trốn trong nhà nguyện
D. Khi nghe tin thành phố Sài Gòn đã được giải phóng
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Khi nghe được lệnh phá khóa, gọi hàng người trốn trong nhà nguyện
Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Lí do quan trọng nhất khiến các ma xơ giấu “ba đứa trẻ lai” trong nhà nguyện là gì?
A. Chăm sóc trẻ em mồ côi
B. Lo sợ bị quân giải phóng trả thù
C. Thương xót những đứa trẻ con lai
D. Tránh chiến tranh, bom đạn
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Thương xót những đứa trẻ con lai.
Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chi tiết nào trong phần kết thúc đã giải tỏa những lo lắng, nghi ngờ của bà Giám đốc cô nhi viện đối với các chiến sĩ Giải phóng?
A. Bà cúi xuống, đôi tay gầy guộc run rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện
B. Và bất ngờ đổ ụp dưới chân tôi, bà nấc lên
C. Mới chỉ qua một đêm, ma xơ đã gầy rộc hẳn đi
D. Người chiến sĩ nói: Lấy sữa trong ba lô pha cho các cháu mau đi!
Trả lời:
Chọn đáp án: A. Bà cúi xuống, đôi tay gầy guộc run rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện
Câu 6 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Trong phần (1) những người lính Giải phóng và các ma xơ ở trong tình huống nào? Tình huống đó có vai trò như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện
Trả lời:
Trong phần (1) những người lính Giải phóng và các ma xơ ở trong tình huống nghi ngờ rằng ma xơ đang giấu một ai đó trong nhà nguyện. Tình huống này giúp câu chuyện trở nên li kì hấp dẫn hơn.
Câu 7 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm những chi tiết trong phần (2) của văn bản miêu tả tâm trạng của người lính Giải phóng trong đêm cuối cùng của chiến tranh.
Trả lời:
– Tâm trạng của những người lính bồi hồi lạ thường, bức bối, đêm xuống nhưng không ai buồn ngủ.
Câu 8 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm những chi tiết miêu tả thái độ của ma xơ Giám đốc Cô nhi viện lúc được yêu cầu mở cửa nhà nguyện.
Trả lời:
– Bước chân run lẩy bẩy như khựng lại, đôi tay gầy guộc run lẩy rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện.
– Thái độ sợ hãi, lo lắng như sắp mất một thứ gì đó quan trọng.
Câu 9 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về phần kết thúc của truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh
Trả lời:
Phần kết truyện vô cùng sâu sắc và đẩy tính nhân văn. Phần kết thể hiện sự cảm thương, trân trọng của người trung úy với ma xơ và lũ trẻ con lai.
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đọc sách, báo hoặc truy cập internet để tìm hiểu và thu thập những thông tin cần thiết liên quan đến các văn bản đọc hiểu trong Bài 5; các bài giới thiệu, điểm sách, phê bình văn học có liên quan đến các tác giả, tác phẩm đã học.
Trả lời:
Tham khảo bài phân tích đoạn trích
“Kiêu binh nổi loạn” (Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái).
Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân.
Cuộc tranh giành đó Trịnh Tông là kẻ đang bị thất thế, có nguy cơ bị hại, phải nhờ mẹ là thái phi họ Dương kêu với quận Huy mới bảo toàn được tính mệnh.
Lính kiêu binh phần nhiều đều thuộc phe của Trịnh Tông. Tông mà bị diệt trừ thì họ mất chỗ dựa và có thế bị diệt theo. Số phận của các đám gia thần, tôi tớ, binh lính của các tập đoàn phong kiến xưa nay là vậy. Có thể kế các nhân vật kiêu binh như: Dự Vũ, đầu bếp của Tông; Gia Thọ là gia thần, Bằng Vũ là gia binh. Chúng căm ghét quận Huy như kẻ thù của chúng.
Vì thế, lời nói của Dự Vũ, Gia Thọ đều có tính chất xúi giục, hậu thuẫn cho Tông làm phản. Tông mời cơm ngỏ ý chỉ là một biểu hiện phó thác chính thức, lái mũi nhọn chĩa vào quận Huy.
Mục đích nổi loạn cùa kiêu binh là trả thù, rửa hận. Lời nói của Dự Vũ đã cho thấy quân lính “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận. Đề xuất kế sách của Bằng Vũ chứng tỏ quân lính rất khinh nhờn thế lực của phủ chúa: “Đánh một hồi trống làm hiệu, rồi kẻo ùa cả vào, nắm cẳng hắn, vứt chỏng gọng xuống dưới thềm một cái là xong thôi mà!”.
Sự can thiệp của bọn quý tộc, thân tộc trong phủ như quận Viêm, con hắn là Chiếu lĩnh bá, quận Hoàn, Thánh mẫu… cho thấy chúng chỉ muốn lợi dụng để hớt lấy công hoặc che chắn đế bảo vệ quyền lợi mình. Tiêu biểu cho thái độ bàng quan là Viêm quận công. Tiêu biểu cho thái độ hớt công là Bùi Bật Trực và Chiếu lĩnh bá. Mặt khác qua sự can thiệp này ta thấy phủ chúa hoàn toàn bất lực, kiêu binh lộng hành, làm chủ tình thế. Ở nơi tập trung quyền hành trung ương chỉ là một đám lưu manh họp chợ để giở thói côn đồ thanh toán nhau!
Đoạn văn đã miêu tả một cuộc nổi loạn của binh lính. Thế lực của họ thật mạnh. Xuất phát từ lòng căm phẫn, khinh bỉ, muốn rửa hận, trả thù, quân kiêu binh đã tụ tập, bàn định và thống nhất với nhau rất nhanh. Họ nổi lên chi phối các sự kiện lịch sử. Họ mớm lời và xúi giục Trịnh Tông, họ quyết định cách nổi loạn, bầu người chủ mưu, không cần chỉ dụ của ai hết. Trịnh Tông phó thác chỉ là kẻ ăn theo, Trần Hữu Cầu viết hịch chỉ là một việc hiếu sự. Bằng Vũ quyết định ngày khởi sự, không cần tâu với Thánh mẫu. Khi nghe tiếng trống, quân lính “nhảy nhót, hăng hái, cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ”, “họ hò reo quát tháo long trời lở đất”.
Đoạn giết quận Huy đã thế hiện sức mạnh của kiêu binh. Họ dọa quận Châu. Thoạt đầu, do thói quen phục tùng, họ sợ quận Huy, song chỉ được một lát, từ tư thế ngồi họ nhao nhao đứng dậy vây lấy voi chiến, nềm gạch ngói vào voi, dùng câu liêm kéo quản tượng xuống giết, rồi kéo quận Huy xuống đánh chết, mồ bụng lấy gan ăn sống, sau đó lấy đá ghè chết em quận Huy. Tất cả sự nổi loạn, tàn bạo đã thể hiện cụ thể, sống động, nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm nổi thuyền, có thể làm lật thuyền.
Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ sự đưa đẩy tình cờ của số phận, tất cả chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên. Cho nên khi đã làm chúa rồi, vẫn không sao làm chủ được đám âm binh làm loạn: phá nhà, giết người, cướp của… Trịnh Tông trở thành nhân vật hài hước khi được bọn lính tráng đặt lên cái mâm rồi nâng lên hạ xuống như “giỡn quả cầu” trong tiếng reo hò của đám loạn quân và dân hàng phố đông như họp chợ…
Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút ụy nghiêm nào. Họ lại xin di phá tất cả dinh cơ quận Huy, làm náo động kinh thành liền trong mấy ngày.Trái lại với sức mạnh bạo lực của kiêu binh, giai cấp thống trị tỏ ra hoàn toàn bất lực và thảm hại.
Sự bất lực thảm hại của phe quận Huy đã quá rõ. Không đề phòng, thiếu mưu lược, sờ đến cung thì cung đứt dây, sờ đến súng thì súng không nổ! Hai anh em Huy bị giết nhanh chóng! Chúa thì chạy trốn, đói bụng khóc nheo nhéo phải dọa bị bắt mới không khóc nữa. Những kẻ nắm quyền quốc gia trong phủ mà như thế, thật là hài hước hết mức!
Phe theo Tông cũng bất lực không kém. Quận Châu lúc đầu theo Huy đứng trong cửa định lên giọng đe quân lính. Kiêu binh mới đe một câu liền mở cửa ngay. Thế mà khi kiêu binh đã giết hết anh em quận Huy rồi, Châu còn phất cờ đuôi báo và khua chiêng thu quân, làm như mình đã là người chỉ huy quân đội của phe Trịnh Tông vậy!
Đoạn trích cho thấy Trịnh Tông, Thánh mẫu chỉ là đám bèo bọt trôi nổi trên bề mặt dòng thác lịch sử. Tông chỉ là con rối trong tay kiêu binh. Chỉ của Thánh mẫu chỉ là bản viết tức thời trước việc đã rồi. Khi kiêu binh thừa thế đốt phá, trả thù riêng, “Tông hạ chỉ ngăn cấm mà họ vẫn không thôi” chứng tỏ Tông chẳng có chút uy quyền nào cả. Khi chúa vờ giết phứa “một người thường dân” (vì không dám đụng vào kiêu binh!) thì việc phá phách mới tạm ngừng, nhưng việc bắt người vẫn đang tiếp tục. Đoạn văn đã cho thấy làn sóng nổi loạn của quân lính và số phận bèo bọt của một vương triều, chứng tỏ sự thối nát cùng cực của một chế độ.
Có thề nói quận Huy và Trịnh Tông ở hai phía là những nhân vật của một tấn bi hài kịch lịch sử nói về sự suy sụp của triều đại họ Trịnh. Một triều đại phong kiến lâu đời, hiển hách đã rơi vào tình trạng suy sụp một cách thảm hại. Bố chết nằm đấy, anh em đã xung đột, tranh nhau ngai vàng. Đám lính tráng nổi lên làm chủ cả thành Thăng Long, phá nhà, đốt nhà, cướp của, giết người vô tội vạ v.v… Quận Huy bị phanh thây. Trịnh Cán bị phế truất. Tất cả là do bọn lính tráng, bọn bồi bếp tự phát nổi lên. Trịnh Tông lên ngôi mà bất lực trước đám, âm binh bất trị… Đúng là tấn bi kịch lịch sử.
Nhưng chất hài của tấn kịch lịch sử này cũng rất rõ: Những nhân vật đã bị lịch sử lên án, đã hết vai trò lịch sử, vẫn cố khẳng định uy quyền của mình và trở thành những vai hề như quận Huy vẫn tin ở uy quyền của mình, biết trước âm mưu nổi loạn của đám kiêu binh vẫn không thèm phòng bị gì, một mình giữa đám loạn quân hung hãn vẫn quát tháo thị oai. Nhưng bắn cung cung gẫy, bắn súng súng không nổ… cuối cùng bị kéo cổ xuống đất. Đúng là hài hước. Trịnh Tông thì tuy vẫn được gọi bằng những danh hiệu những từ ngữ trang trọng cao quy của bậc đế vương: thế tử, mặt rồng, Thánh chúa… nhưng ngai vàng chỉ là cái mâm đặt trên vai đám lính tráng, để cho hàng phố đến xem như họp chợ.
Những tư liệu được trình bày hết sức cụ thể, tỉ mỉ: về lai lịch tính cách các nhân vật, về địa chỉ của các vụ việc, về âm mưu của các phe phái, về quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của sự kiện.v.v…Nghĩa là những tư liệu đủ để dựng lại bộ mặt, không khí của lịch sử một cách cụ thể, sinh động.
Bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên không che dấu một nụ cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương. Cơn hấp hối vào giờ chót của một triều đại bao giờ cũng chẳng là một màn bi hài của lịch sử?
Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm đọc thêm:
– Một số truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh của Sương Nguyệt Minh
– Một số chương khác của tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí và Tam quốc diễn nghĩa.
Trả lời:
Học sinh có thể tìm đọc
– Miền hoang – Sương Nguyệt Minh
Một số chương khác của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.
– Chương 2 – Nổi Giận Trương Phi Ðánh Khâm Sai Lập Mưu Hà Tiến Trừ Phản Loạn.
– Chương 3 – Bàn phế lập, Ðổng Trác mắng Ðinh Nguyên Tặng Xích thố, Lý Túc dụ Lữ Bố
Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Lưu ý trong và sau khi đọc:
– Ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu,…trong lúc đọc.
– Tóm tắt tác phẩm, đưa ra các phân tích, đánh giá về hình thức và nội dung của tác phẩm sau khi đọc.
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
--Chọn Bài--
↡
Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!