Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và nội dung bài Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
“Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là văn bản tổng kết hành trình khởi nghĩa Lam Sơn, tuyên bố chiến thắng trước giặc Minh xâm lược và khẳng định ý chí quyết tâm xây dựng đất nước vững bền, giàu mạnh.
Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Ý chính: tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
– Nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu giúp đem lại sự cân xứng, nhịp điệu cho bài cáo, làm nổi bật tư tưởng chủ đề tác phẩm.
Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Tư tưởng nhân nghĩa
– Chân lý về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của Đại Việt
Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Giọng điệu: căm phẫn
– Hệ thống hình ảnh, cách nêu dẫn chứng: chân thực, giàu sức tạo hình, diễn tả chân thực nỗi bi thương, cùng khổ của nhân dân: “nướng dân đen, vùi con đỏ, người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán tha cá mập thuồng luồng, ….”
Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Đem lại giọng điệu vừa trang trọng, vừa thân tình tha thiết, giúp người đọc cảm nhận được tấm lòng của vị chủ tướng.
Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Khó khăn: ít nhân lực chiến đấu “trông người, người càng vắng bóng, mịt mù như chốn bể khơi”
– Động lực: tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm chiến đấu “nhân dẫn bốn cõi một nhà”, “tướng sĩ một lòng phu tử”.
Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Nhịp điệu nhanh, nhằm diễn tả không khí chiến đấu hào hùng cùng những chiến thắng dồn dập của ta.
Câu 7 (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa: những câu văn ngắn, làm nổi bật tình cảnh và số phận đất nước, con người, giọng điệu căm thù giặc, thiết tha tinh thần chiến đấu
– Khi miêu tả chiến thắng của ta và thất bại của giặc: dùng những câu văn dài, diễn tả niềm vui sướng trào dâng, sự hả hê khi đánh bại kẻ thù
Câu 8 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Nghệ thuật nói quá nhằm làm nổi bật sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông”
– Ngôn từ: mạnh mẽ, giàu sức biểu đạt
– Nhịp điệu: nhanh, dứt khoát
Câu 9 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Nghệ thuật liệt kê:
“Đô đốc Thôi Tụ….Xương Giang, Bình Than”
– Nghệ thuật nói quá
“thây chất đầy đường”, “máu trôi đỏ nước”, “thây chất đầy núi”, “cỏ nội đầm đìa máu đen”, “nước sông nghẹn ngào tiếng khóc”
Câu 10 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Tư tưởng: quy luật bĩ, thái của trời đất, suy vong, hưng thịnh của mỗi quốc gia
– Khát vọng: xây dựng, phát triển đất nước độc lập, giàu mạnh
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
a. Phần mở đầu (“Việc nhân nghĩa… chứng cớ còn ghi”): Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
– Phần 2 (“Vừa rồi… Ai bảo thần nhân chịu được”): Tố cáo tội ác của giặc
– Phần 3 (“Ta đây… Cũng là chưa thấy xưa nay”): Lược thuật quá trình kháng chiến
– Phần kết (“Xã tắc từ đây… Ai nấy đều hay”).: Tuyên bố độc lập, mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước
b. Tác giả có cách lập luận chặt chẽ, mỗi phần đều có mối quan hệ mật thiết với nhau: Phần 1 là cơ sở lí luận được tạo nên từ tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về độc lập, tự chủ. Phần 2, 3 là cơ sở thực tiễn được tạo nên từ bản cáo trạng tội ác của giặc và sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn. Qua đó, phần kết thúc thể hiện niềm tin, khát vọng xây dựng một quốc gia vững mạnh.
– Bài cáo viết về quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đi đến chiến thắng của Đại Việt.
Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Tư tưởng nhân nghĩa
+ Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa:
Theo quan niệm Nho giáo: Tư tưởng nhân nghĩa là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí. Trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Tư tưởng nhân nghĩa trừ bạo và yên dân.
+ Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo
* Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân dộc
* Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông với nỗi thống khổ của nhân dân, lên án tố cáo tội ác kẻ thù
* Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù
* Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần yêu chuộng hoà bình, khát vọng phát triển đất nước
Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông”
– Hình ảnh gợi sự hùng vĩ, mạnh mẽ: gươm, đá, núi, voi, sông, chim muông
– Ngôn từ mạnh, dứt khoát, quyết liệt: mài – cũng mòn, uống – phải cạn, đánh – sạch không kinh ngạc – tan tác chim muông
– Nghệ thuật đối giữa 2 vế trong 1 câu và giữa 2 câu với nhau
– Nhịp điệu: nhanh, dồn dập, gấp gáp
=> Tác dụng: làm nổi bật sức mạnh của quân ta và những chiến thắng hào hùng của dân tộc
Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Cảm xúc đau đớn, tức giận:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ….”
– Cảm xúc hả hê, vui sướng
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay…”
=> Yếu tố biểu cảm góp phần thể hiện tình cảm của người viết đối với nhân dân, đất nước, đem lại sự gần gũi, sức truyền cảm cao đối với bạn đọc
Câu 5 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Quan niệm về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi: Đất nước là một quốc gia có đầy đủ chủ quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.
– Ý thức độc lâp: khẳng định chủ quyền dân tộc qua 5 yếu tố: văn hiến, bờ cõi, phong tục, lịch sử, con người hào kiệt
– Tinh thần tự hào dân tộc: niềm vui sướng trước những chiến thắng oai hùng của dân tộc
Câu 6 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
a. Đại cáo bình Ngô được viết sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại quân Minh xâm lược, mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước.
b. – “Bình Ngô đại cáo” được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hau” vì:
+ Thời điểm viết: sau khi chiến thắng quân Minh, viết bài cáo nhằm công bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.
+ Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc: tư tưởng nhân nghĩ, các yếu tố khẳng định qua 5 yếu tố: văn hiến, bờ cõi, phong tục, con người hào kiệt (so sánh với Nam quốc sơn hà)
+ Khẳng định sức mạnh dân tộc có thể đánh bại mọi kẻ thù xâm lược
+ Tuyên bố thắng lợi và thể hiện khát khao xây dựng tập thể vững mạnh.
Câu 7 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Bài học lịch sử: quy luật thịnh – suy của đất nước. Vì thế sự vững bền khi đã được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật tươi sáng, huy hoàng phát họa sâu đậm niềm tin và quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở.
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới: