Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây
Đọc văn bản “Tái dụ Vương Thông thư” (trang 28 – 30 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Sắp xếp theo trình tự sau: c – a – b
Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
a – 3; b – 4; c – 6; d – 1; e – 2; g – 5
Câu 3 (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4 (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5 (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Hoàn cảnh ra đời của Thư dụ Vương Thông lần nữa: một trong những bức thư gửi cho Vương Thông. Bấy giờ thành Đông Quan (Hà Nội nay) bị quân ta vây hãm, quân địch ở trong thành đang khốn đốn. Bức thư này viết vào khoảng thời gian sau khi Liễu Thăng bị giết ở gò Mã Yên, Vương Thông không đợi lệnh vua Minh đã “tự ý giảng hoà” với quân Lam Sơn rồi rút quân về nước.
– Quan điểm của Nguyễn Trãi: bàn về việc binh, mà dùng người binh muốn đánh thắng thì phải biết thời thé thế, dụ giặc ra hàng và rút quân về nước.
Câu 6 (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Về nghệ thuật lập luận của tác giả:
Lập luận của Nguyễn Trãi trong “Thư dụ Vương thông” rất chặt chẽ. Nghệ thuật lập luận trong bức thư bắt đầu từ quan niệm dùng binh là phải biết thời và thế; tiếp theo phân tích thế của quân Vương Thông ở thành Đông Quan, chỉ ra sau cớ bại vong tất yếu, cuối cùng khuyên chúng phải rút quân về nước sẽ có lợi hơn cả.
Bức thư không chỉ thuần túy nói lí lẽ mà còn bày tỏ thái độ khinh bỉ, xỉ mắng, vạch mặt quân giặc, đánh vào niềm hi vọng của chúng vào viện binh. Cuối cùng lại khiêu khích giặc bằng cách sỉ nhục và thách đánh để tỏ uy thế của quân ta.
Tác giả không chỉ dùng lí lẽ mà còn vỗ về, hứa hẹn tạo điều kiện cho giặc rút lui làm cho chúng mềm lòng.
Câu 7 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Một số từ ngữ, hình ảnh trong bức thư để làm nổi bật tư thế, niềm tin, ý chí và tinh thần yêu chuộng hoà bình của cha ông ta trước kẻ thù xâm lược:
“Nay dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng, anh hùng hết sức, quân sĩ càng luyện, khí giưới càng tinh, vừa cày ruộng vừa đánh giặc”…
=> Các từ ngữ, hình ảnh được sử dụng đều mang tính hàm súc, gợi hình, gợi cảm, làm nổi bật tinh thần đánh giặc của quân và dân ta.
Câu 8 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Nguyễn Trãi là một nhà chính trị có lòng yêu nước thương dân, mong muốn tránh được nạn binh đao cho những người dân vô tội, cách viết thư vô cùng thuyết phục, lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, dẫn chứng hùng hồn.
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới: