Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây

1. Tiểu thuyết và truyện ngắn

Tiểu thuyết và truyện ngắn đều thuộc loại tác phẩm truyện.

– Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn. Tiểu thuyết có khả năng phản ánh đời sống rộng lớn, không bị giới hạn về không gian và thời gian; cốt truyện phức tạp; được xây dựng trên nhiều sự kiện, cảnh ngộ, nhiều mối xung đột; miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. Tiểu thuyết có nhiều loại, ở bài 5 tập trung vào tiểu thuyết chương hồi

– Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ. Truyện ngắn hướng tới khắc họa một hiện tượng trong đời sống; cốt truyện thường diễn ra trong thời gian, không gian hạn chế; kết cấu không nhiều tầng, nhiều tuyến; thường có ít nhân vật. Truyện ngắn thu hút người đọc bởi nội dung cô đúc, chi tiết có sức ám ảnh, ý tưởng sắc sảo được thể hiện qua tình huống bất ngờ, lời văn hàm súc, mang nhiều ẩn ý.

2. Điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri, người kể chuyện toàn tri.

– Điểm nhìn nghệ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí quan sát của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật, sự việc được trần thuật .

– Người kể chuyện hạn tri, thường là người kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện hạn tri thường trực tiếp tham dự hoặc chứng kiến các sự việc xảy ra trong truyện nên có vị trí quan sát, miêu tả, trần thuật,…bị giới hạn. Vì người kể chuyện đồng thời là một nhân vật trong truyện nên không biết được những diễn biến trong suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật khác; thường bày tỏ quan điểm và thái độ chủ quan khi thuật truyện: VD: Những ngày cuối cùng của chiến tranh (Vũ Cao Phan), phần lớn thông tin cung cấp cho người đọc đến từ trải nghiệm cá nhân và khả năng quan sát cảm nghĩ của người kể chuyện xưng “tôi”

   Trần thuật từ điểm nhìn hạn tri có ưu điểm là tạo được hiệu quả về tính trực tiếp như đang chứng kiến các sự việc xảy ra ở hiện trường, có cơ hội để đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật – người kể. Tuy nhiên, điểm nhìn này lại rất hạn chế trong việc phản ánh toàn cảnh bức tranh xã hội, môi trường hoạt động và tâm lí của các nhân vật khác.

– Người kể chuyện toàn tri thường là người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Người kể chuyện toàn tri không trực tiếp tham gia câu chuyện nhưng là người quan sát toàn năng, biết hết tất cả mọi việc; biết rõ hoàn cảnh, lai lịch, cảm giác, suy nghĩ và hành động của các nhân vật. Ví dụ: Người kể chuyện trong các tiểu thuyết chương hồi như Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái). Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung)  biết rất rõ sự việc, diễn biến và kết cục tất yếu của mọi chuyện và thường tự tin đưa ra các nhận xét bình luận về nhân vật, sự việc,… Trong truyện Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh), người kể chuyện có khả năng đi chuyển điểm nhìn linh hoạt, thâm nhập vào đời sống nội tâm phức tạp của các nhân vật. Ở truyện ngắn này, người kể chuyện toàn tri thường mượn quan điểm, thái độ, cảm giác của nhân vật Mai để kể chuyện. Bằng cách này , điểm nhìn nghệ thuật có sự đan xen, chuyển đổi từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại.

   Trần thuật từ điểm nhìn toàn tri rất linh hoạt và được dùng rộng rãi. Bởi lẽ, trần thuật từ điểm nhìn toàn tri giúp người đọc biết được nhiều thông tin hơn, rõ hơn về nhân vật và sự việc so với việc kể chuyện từ điểm nhìn hạn tri. Tuy nhiên, người đọc ít có được cảm giác kết nói trực tiếp, gẫn gũi với nhân vật như trần thuật từ điểm nhìn hạn tri.

3. Biện pháp tu từ chêm xen

– Chêm xen là biện pháp tu từ, theo đó, tác giả xen thêm một thành phần biệt lập ngay sau bộ phận thể hiện thông tin chính trong câu để bổ sung ý nghĩa hoặc gia tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm cho câu. Bộ phận chêm xen thường được tách biệt bằng các dấu phẩy, dấu gạch ngang hay dấu ngoặc đơn. Ví dụ:

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

(Giang Nam)

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

1. Đoạn trích có những nhân vật và sự kiện nào nổi bật? Các nhân vật và sự kiện đó có liên quan đến lịch sử hay được tác giả hư cấu?

– Nhân vật: Dự Vũ, Đầu bếp

– Sự kiện nào nổi bật: kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy, phế Trịnh cán và lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.

– Các nhân vật và sự kiện đó có liên quan đến lịch sử và vừa có tính hư cấu.

2. Nội dung (đề tài, chủ đề) và những hình thức nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích là gì?

– Đề tài: cuộc chiến giành chính quyền

– Chủ đề: Phản ánh sự sụp đổ của triều đại Lê – Trịnh và sự hỗn loạn khi kiêu binh nổi lên giành chính quyền.

3. Nội dung đoạn trích mang lại cho em những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm gì?

– Nội dung giúp ta hiểu được sự suy đồi của phủ chúa Trịnh khi cha con, anh em tranh giành quyền lực mà hãm hại lẫn nhau, phế con trưởng lập con thứ vì tư lợi riêng, không đặt quyền lợi của nhân dân, đất nước lên hàng đầu.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

“Kiêu binh nổi loạn” thuộc hồi thứ hai của tác phẩm, kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Người kể chuyện toàn tri (ngôi thứ ba)

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Người kể nhận xét đó là người cơ trí, nói năng rành mạch

Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Lúc đầu: khiêm nhường, e sợ có điều gì kinh động

– Sau đó: tỏ ra nghe lời vương tử và thực hiện mệnh lệnh

Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Người kể chuyện về nhân vật Bằng Vũ là người kể chuyện toàn tri.

Câu 5 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Lời nói: “Ngày mai có biến, tôi sẽ chết. Nhưng tôi chết cũng phải có dăm ba mạng đi theo” => Dự đoán được điều không lành sắp xảy ra

– Thái độ: không chút sợ hãi, nao núng, “nói toạc ra ở trong triều”

– Hành động: Đưa ra một tờ khải nói là Huy Bá tố cáo Quận Viêm đang âm mưu làm phản và xin các quan hãy tra xét trừng trị.

Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Quân binh nghe thấy tiếng trống tức thì người nào cũng nhảy nhót, hăng hái, cầm binh khí xô lấn nhau vào trong phủ.

=> Khí thế hào hùng, mạnh mẽ

Câu 7 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Hành động: mở cửa

– Thái độ: hèn nhát, run sợ

Câu 8 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Quận Huy giương cung định bắn, chẳng may cung bị đứt dây, vớ lấy súng để nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy

– Quân lính thừa dịp dùng luôn câu liêm lôi viên quản tượng xuống đất mà chém, voi bước lùi trở lại

– Voi đứng yên một chỗ không thể nhúc nhích

– Họ dùng câu lương móc cổ Quận Huy kéo xuống rồi đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ

Câu 9 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Khắc hoạ rõ nét hình ảnh quân lính kiệu thế tử lên vai, làm nổi bật khí thế vui mừng, phấn khởi khi phò thế tử Tông lên phủ đường.

Câu 10 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Chỉ trong chốc lát, nhà cửa Quận Huy bị phá tan tàng, một mảnh ngói cũng không còn.

– Các quan văn võ hễ ai thuộc bè đảng của Thị Huệ và Quận Huy cùng những người dự vào việc tố giác vụ án năm Cánh Tí, những viên quan hầu mọi ngày đều có tính nghiệt mã mà quân lính vẫn ghét, lúc bấy giờ đều bị phá nhà hàng loạt và bị lùng bắt đem giết chết.

Câu 11 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Chúa phải sai người dò xét trong kinh kì, lén đến chỗ họ tụ họp rồi bắt phứa một người thường dân ở gần đó đem chém để ra oai.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Kiêu binh bàn kế hoạch nổi loạn, cùng đề xuất kế sách của Bằng Vũ.

– Quận Huy đứng ra đỡ lời cho Bằng Vũ để không bị giết trước mặt các quan.

– Kiêu binh đến nhà Quận Huy nổi loạn và giết Quận Huy.

– Kiêu binh lập thế tử Tông lên ngôi làm chúa.

– Kiêu binh giết sạch những người liên quan đến bè đàng của Thị Huệ và Quận Huy.

Mâu thuẫn ở đây là việc chúa bỏ con cả, lập con út lên làm vua khiến thiên hạ đều căm ghét, nhất là quân lính lại càng thêm bất bình

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Kiêu binh tiến đến nhà Quận Huy: “Quân lính nghe thấy tiếng trống tức thi người nào cũng thấy nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ; Họ cứ đứng hò reo, quát tháo long trời lở đất”.

– Kiêu binh xông vào nhà và giết Quận Huy: “Quân lính thừa dịp dùng luôn câu liêm lôi viên quan tượng xuống đất mà chém; Quân lính xúm đến vây kín dưới chân voi; Quân lính hăng máu kéo đến càng đông; Họ bèn dùng câu liêm móc cổ Quận Huy kéo xuống, rồi đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ”.

– Kiêu binh giết được Quận Huy và ăn mừng: “Quân lính vui mừng reo hò như sấm; Họ kiệu thế tử lên vai, rồi đứng xúm xung quanh, gào lên vui sướng; họ phải dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế, đặt tư thế ngồi lên, rồi tám người kề vai vào khiêng…mỗi lần thế tử được nhô lên cao, quân lính lãi vô tay reo hò vang lên một chặp.

Khi đám kiêu binh giết những người liên quan đến Quận Huy: họ lại kéo đến quỳ ở trước mặt chúa xin phá tất cả dinh cơ của Quận Huy; họ làm náo động cả kinh thành”.

=> Những hành động ấy cho thấy kiêu binh rất quyết tâm lật đổ bè phái Quận Huy, thế và lực đều rất mạnh, lực lượng đông đảo có thể chiến thắng mọi kẻ thù.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Quận Huy giương cung định bắn, chẳng may cung bị đứt dây, vớ lấy súng để nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy

– Quân lính thừa dịp dùng luôn câu liêm lôi viên quản tượng xuống đất mà chém, voi bước lùi trở lại

– Voi đứng yên một chỗ không thể nhúc nhích

– Họ dùng câu lương móc cổ Quận Huy kéo xuống rồi đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Cảnh Trịnh Tông lên ngôi chúa:

+ Họ dùng tạm chiếc mam vẫn bày cỗ lộc làm ghế, đặt thế tử ngồi lên. Chốc chốc họ lại nâng bổng chiếc mâm lên đầu mà đội, đầu mỏi lại hạ xuống vai rồi vai vai mỏi lại nâng lên đầu, cứ lên lên xuống xuống

+ Quân lính đặt chiếc sập ngụ ở ngoài phủ đường, các quan đều dìu thế tử lên ngôi chúa. Cuộc mừng lễ xong rồi, các quan mới đem đạo sắc của nhà vua và tờ chi của thánh mẫu dụ ba quân về việc phò lập chú, tới dán ở cửa các. Những tờ ấy đều là tạm thời thảo ra, nhưng được gọi là mệnh lệnh định sẵn.

– Nghệ thuật miêu tả: cách miêu tả sinh động, chân thực cùng hình ảnh so sánh cụ thể, sống động giúp ta thấy được vị chúa mới lên ngôi là bù nhìn, ngôi vị là do đám kiêu binh nổi loạn tạo ra, đến những giấy tờ không có giá trị nhưng cũng được coi là mệnh lệnh định sẵn.

Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Một số bình luận, đánh giá của người kể chuyện:

+ Mọi người đều reo mừng hưởng ứng và cùng nhìn về phía kẻ mới nói, thì ra đó là viên biện lại của đội Tiệp bảo tên là Bằng Vũ

+ Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật

+ Những kẻ buôn bán ở các phố phường, chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem mặt chúa, sân phủ đông như họp chợ.

+ Lại nói, bọn quân lính tuy đã giết chết anh em Quận Huy nhưng cơn giận vẫn chưa hả

….

– Quan điểm và thái độ của người kể là khách quan và đáng tin cậy. Vì nhóm tác giả là những người kể sử, viết sử, tôn trọng sự thật khách quan, là người quan sát toàn năng, biết hết tất cả mọi việc, biết rõ suy nghĩ và hành động của các nhân vật.

Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Sau khi đọc “Kiêu binh nổi loạn”, ta thấy ý kiến của Lê Quý Đôn quả thật vô cùng đúng đắn, sâu sắc. Triều chính tham nhũng, vì tư lợi riêng mà bất chấp thủ đoạn, nội chiến xảy ra khiến người gánh chịu cực khổ nhất là nhân dân vô tội. Quận Huy dù biết trước kết cục nhưng lại thờ ơ, không phòng bị, tự kiêu và gánh chịu hậu quả. Dù Trịnh Tông được tôn xưng lên làm vua nhưng đó chỉ là một chức danh bù nhìn, ngai vàng lại là cái mâm trên vai đám lính tráng. Một xã hội binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phi ngoảnh mặt đã khiến cho đất nước ngày một đi xuống, triều đại sụp đổ.

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Nhân vật chính trong truyện là dì Mây. Có số phận bất hạnh: tham gia kháng chiến bị mất một chân, trở về thì người mình yêu đã lập gia đình mới. Tính cách, số phận nhân vật được thể hiện qua tình huống: chú San lấy vợ và vợ chú San vượt cạn

– Chiến tranh gây ra nhiều bi thương, chia rẽ với số phận con người. Người kể chuyện có thái độ đồng cảm, thương xót cho số phận của các nhân vật. Dựa vào cách xây dựng tình huống, tính cách nhân vật của tác giả.

– Hậu quả của chiến tranh: gây thiệt hại lớn về kinh tế nước nhà, chia ly gia đình, cướp đi mạng sống của những con người vô tội hoặc khiến họ trở thành khuyết tật suốt đời.

– Tác giả Sương Nguyệt Minh

+ Nhà văn, tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh năm 1958

+ Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.

+ Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác – Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

“Người ở bến sông Châu” của Sương Minh Nguyệt là tác phẩm tái hiện cuộc sống và số phận con người hậu chiến tranh, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật dì Mây – một người phụ nữ vị tha, nhân hậu.

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Sự việc kể về đám cưới của chú San và cô Thanh – giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Dì Mây trở về vào đúng ngày chú San đi lấy vợ. Dì trở về khiến mọi người đều rất vui mừng nhưng không ai dám nói đến chuyện chú San đã đi lấy vợ. 

Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Lời đối thoại giữa dì Mây và chú San: Dì cương quyết bảo chú về, không muốn nói chuyện vì mọi chuyện đã kết thúc, chú San vẫn cố gắng muốn nói lời xin lỗi tới dì.

– Lời bình luận của người kể:

+ Bố ngồi bó gối quay mặt đi nơi khác. Mẹ ngại ngùng chào đãi bôi. Ông tra thuốc vào nõ điếu, rít liên tục.

+ Dì Mây nuốt nước mắt vào trong; dì chống nạng gỗ, lộc cộc bỏ ra ngoài ngõ, dì May thở hổn hển, tay vịn cảnh dựa hẳn vào cây bưởi, dì Mây tức tưởi;

+  Chú San đứng phắt dậy đi theo, chú San nắm hai tay đập liên hồi vào thân cây. Lá bưởi xào xạc. Vài con chim giật mình bay vút len không trung.

Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Biện phá điệp ngữ: người con gái

=> Nhấn mạnh vào trạng thái, hành động của người con gái bên bến sông Châu

Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Chú San: bồi hồi kể lại nỗi nhớ dì Mây khi còn học ở nước ngoài

– Dì Mây: da diết khi nhớ về kí ức ở Trường Sơn, trang nhật kí nào cũng viết tên chú San

Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Dứt khoát “Không!” => Mặc dù còn thương yêu chú San nhưng dì sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân vì người mình yêu thương. 

Câu 6 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa

Câu 7 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Bây giờ: tóc dì mây rụng nhiều, xơ và thưa

Trước: tóc dì đen óng mượt

=> Tác dụng: Cho thấy được những hậu quả của chiến tranh tác động lên con người 

Câu 8 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Dì chợt thoáng buồn

Câu 9 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Trong đêm mưa tầm tã, dì Mây khoác áo mưa đến đỡ đẻ cho vợ chú San – người dì Mây từng yêu tha thiết. Dì quyết định đỡ đẻ cho cô Thanh, mặc cho thím Ba can ngăn. 

Câu 10 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Dì Mây khóc vì thương cho số phận của mình: cô đơn, lẻ loi. Chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc, tình yêu, cuộc đời lành lặn của dì. 

Câu 11 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Chiến tranh gây ra những đau thương mất mát cho gia đình: khiến một người lành lặn trở thành tàn tật, một gia đình toàn vẹn trở nên thiếu vắng, một đứa trẻ bỗng mất đi người thân. 

Câu 12 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Những bàn tán về dì Mây với câu chuyện dì lấy chồng. Đồng thời, ta cũng thấy được những hậu quả của chiến tranh của các chiến sĩ qua những lời thoại.

Câu 13 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Sự thay đổi trong tiếng ru: lúc trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng tận sau thăm con tim những người lính

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Các sự kiện chính

1. Dì Mây trở về, chú San đi lấy vợ

2. Cuộc trò chuyện của dì Mây với mẹ, Mai và lũ bạn của Mai

3. Dì Mây đỡ đẻ cho vợ chú San

4. Hậu quả chiến tranh tác động lên số phận con người

– Cách xây dựng cốt truyện của tác giả rất độc đáo, mỗi phần là một tình huống giúp bộc lộ tính cách, phẩm chất của nhân vật, mạch truyện được kể theo trình tự thời gian giúp người đọc có thể dễ dàng theo dõi. 

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Dì Mây là nhân vật trung tâm

Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Dì Mây là người yêu nước, dũng cảm, gan dạ

“Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nôt người người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn..”

– Dì Mây là người thuỷ chung trong tình yêu

“Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh”

Luôn nhớ về ngày tiễn người yêu đi du học: “Hôm nay là ngày gì? Anh nhớ không? Có ngờ đâu ngày ấy tiễn anh đi cũng là ngày li biệt”

– Dì Mây là người nhân hậu, vị tha

+ Sẵn sàng từ bỏ hạnh phúc cá nhân vì hạnh phúc của người mình yêu và không muốn khiến người khác đau khổ: “Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn và khổ. Anh về đi”

+ Trong đêm mưa tầm tã, dù chân khiếm khuyết nhưng sẵn sàng đi trong đêm để đỡ đẻ cho vợ chú San

=> Dì Mây có cuộc đời ngang trái, éo le nhưng luôn ngời sáng phẩm chất tốt đẹp

Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật trên bến sông Châu:

+ Trong mắt hai người không phải màn đêm dưới tán lá bưởi thoang thoảng mùi hương thuần khiết mà là bến sống.

+ Bến sông Châu năm ấy giữa mùa hoa gạo cháy. Từng cánh, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lỗi xuống đò….

+ Người con gái chèo đò đưa người con trai đi nước ngoài học. Đò ngang bồng bềnh, bồng bềnh….người con gái bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu. Con đò cứ trôi đi, chở hai người lặng im ôm nhau như không hề có chiến tranh, không có cuộc chia ly.

+ Hai người kể lại cho nhau nghe những hồi ức đẹp “Ở nước ngoài, đêm nào anh cũng nhớ đến em, nhớ bến sông Châu”, “Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh”.

+ Tình yêu, nỗi nhớ như kéo không gian, thời gian gần lại. Trong lòng họ, tình yêu, tình thương lại bùng lên bớt chợt, cồn cào, da diết.

+ Không khí ngột ngạt nghẹt thở. Đó đây im ắng hãi hùng như đang dồn nén cho một trận cuồng phong bão tố sắp cuộn lên ở bến sông Châu.

=> Bút pháp miêu tả cảnh đã giúp làm nổi bật lên tâm trạng, cảm xúc đau buồn, tiếc nuối, những suy nghĩ “chúng ta sẽ làm lại”, “anh sẽ từ bỏ tất cả. Chúng ta về sống với nhau” giằng xé nội tâm của hai nhân vật dì Mây và chú San.

Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Không gian: bên bến sông Châu, nhà dì Mây, nhà chú San

– Thời gian: khi dì Mây đi lính trở về, chú San lấy vợ

– Hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện gắn với những kỉ niệm tình yêu của dì Mây và chú San, đó cũng là nơi phản ánh hiện thực chiến tranh khốc liệt mà bi thương.

Câu 6 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Điểm nhìn của người kể chuyện: ngôi thứ ba, người kể toàn tri, đứng bên ngoài và kể lại câu chuyện

– Tác dụng

+ Dẫn dắt người đọc tìm hiểu thế giới các nhân vật

+ Đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá các nhân vật từ điểm nhìn của người kể chuyện

+ Đem đến cho bạn đọc cái nhìn khách quan, đa chiều về cuộc sống

Câu 7 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Vấn đề được đặt ra trong truyện ngắn này là hậu quả chiến tranh tác động lên cuộc sống con người và bài ca của tình người. Những năm tháng kháng chiến gian khổ, ác liệt không chỉ khiến cho biết bao chiến sĩ hi sinh mà còn gây ly biệt gia đình, chia rẽ hạnh phúc đôi lứa. Thế nhưng dù vậy, dân tộc ta vẫn luôn đặt tình yêu nước, đặt nhiệm vụ thống nhất đất nước lên hàng đầu. Và càng trong nghịch cảnh, tình yêu thương giữa người với người lại càng thêm gắn bó, đoàn kết. Đó chính là truyền thống, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam ta.

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Tác giả La Quán Trung

1. Tiểu sử

– La Quán Trung (1330 – 1400), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.

– Người vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.

– La Quán Trung sinh ra trong một gia đình quý tộc, tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước nhưng đúng khi nhà Nguyên đang suy tàn. Chí lớn không thành, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân.

– Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.

– Người có chí lớn, ôm mộng “mưu đồ sự nghiệp bá vương” nhưng không thành.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách nghệ thuật

– La Quán Trung nổi tiếng có tài văn chương, giỏi từ khúc, câu đối và kịch nhưng thể hiện rõ nhất ở tiểu thuyết.

– Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

b. Tác phẩm chính

– Những tác phẩm nổi bật : “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “Bình yêu truyện”,…

à Là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh. 

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

Đoạn trích “Hồi trống cổ thành” ca ngợi vẻ đẹp trung nghĩa của Quan Công và Trương Phi, tài năng khí phách của người anh hùng dưới trướng Lưu Bị, trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Thái độ Trương Phi: nghe xong, chẳng nói năng gì, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân đi tắt ra cửa Bắc

– Thái độ Quan Công: trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Quan công muốn nhắc lại lời thề xưa kia của ba người khi kết nghĩa anh em, khẳng định mình vẫn luôn trượng nghĩa, thuỷ chung.

Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Quan Công: hiển đệ – ta

– Trương Phi: mày – tao

Cách xưng hô đối lập nhau vì tính cách 2 người vốn khác nhau, Trương Phi vốn nóng tính lại đang nổi giận khi cho rằng Quan Công phản bội, còn Quan Công là người bình tĩnh, xưng hô khéo léo, tôn trọng Trương Phi.

Câu 4 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Có bất ngờ vì đây là tình huống nút thắt, đẩy câu chuyện lên cao trào

Câu 5 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Quan Công chẳng nói chẳng rằng, múa long đao xô lại. Trơng Phi thẳng cánh đánh trống, chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Các sự kiện chính

+ Trương Phi đối thoại cùng Quan Công, cho rằng Quan Công đã phản bội

+ Sái Dương xuất hiện, giải hiềm nghi

– Lí do dẫn đến hiểu lầm của Trương Phi với Quan Công: vì Quan Công bỏ trốn khỏi dinh Tào Tháo khiến Trương Phi cho rằng Quan Công đầu hàng, tình cờ tướng Tào là Sái Dương dẫn quân đi qua lại càng khiến Trương Phi nghĩ Quan Công cho người đến bắt mình.

Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Tính cách Trương Phi

+ Phản ứng của Trương Phi khi nghe xong lời của Tôn Càn: chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc.

+ Hành động: hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng hô mày – tao, lập luận buộc tội Quan Công.

+ Yêu cầu: Đánh ba hồi trống để Quan Công chém chết tướng giặc thể hiện lòng thành, thẳng tay đánh trống để thách thức Quan Công.

=> Trương phi là người ngay thẳng, cứng cỏi, không dung thứ cho kẻ hai lòng.

+ Quan Công giết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống: Trương Phi rỏ nước mắt, thụp lạy Quan Công.

=> Trương Phi là con người giàu tình cảm, nóng nảy, thô lỗ nhưng khôn ngoan và biết trọng lẽ phải.

– Tính cách Quan Công:

+ Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”, ông dùng lời lẽ mềm mỏng và nhờ hai chị dâu giải thích hộ.

+ Quan Công giết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống: ca ngợi lòng trung nghĩa của Quan Công.

=> Quan Công là người bình tĩnh, chững minh sự trong sạch của mình bằng hành động

Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

– Hồi trống Cổ Thành là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ. Qua đó, đoạn trích “Hồi trống cổ thành” ca ngợi vẻ đẹp trung nghĩa của Quan Công và Trương Phi, tài năng khí phách của người anh hùng dưới trướng Lưu Bị, trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.

Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Trương Phi và Quan Công tuy có cách thể hiện thái độ khác nhau nhưng họ đều là những con người trung nghĩa, luôn coi trọng tình anh em. Nếu Trương Phi là một người dễ nổi nóng, lời lẽ thẳng thắn thì Quan Công là người bình tình, khéo léo trong giao tiếp. Thế nhưng, đằng sau sự nóng nảy của Trương Phi lại là một người trọng tình cảm, luôn đặt nghĩa huynh đệ lên hàng đầu. Vì vậy, khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường.

Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Bài học: chúng ta phải luôn có sự tin tưởng vào những người thân yêu của mình, sống thuỷ chung, nghĩa tình, giữ chữ tín với mọi người.

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

a. Chêm xen: phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh

– Tác dụng: bổ sung ý nghĩa

b. Chêm xen: rất có thể là ngày hôm nay

– Tác dụng: tăng sắc thái biểu cảm cho câu

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

a. kết quả của tinh hoa bốn phương hội tụ

– Tác dụng: bổ sung ý nghĩa thông tin về người Hà Nội

b. một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật

=> Tác dụng: bổ sung thông tin ý nghĩa về “ông và dì”

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

a. Biện pháp chêm xen giúp người đọc hiểu rõ được nội tâm, cảm xúc của người con gái khi bộc lộ tình cảm một cách kín đáo nhưng người con trai không nhận ra

b. Biện pháp chêm xen giúp bổ sung ý nghĩa và nhấn mạnh nỗi sợ của Chí Phèo khi nghĩ về tương lai.

Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

“Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng trước giặc Minh xâm lược. Bằng giọng văn hào hùng, mạnh mẽ, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền độc lập của đất nước Đại Việt, tuyên bố chiến thắng của ta trước kẻ thù và thể hiện niềm tin về một tương lai tươi sáng của Tổ quốc. Giọng điệu cùng cách lập luận chặt chẽ và những tình cảm sâu đậm được Nguyễn Trãi gửi gắm qua bài cáo đã tạo nên sức thuyết phục, ảnh hưởng mạnh mẽ của một “áng thiên cổ hùng văn” – bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.

– Thành phần chêm xen: bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc

=> Bổ sung thông tin ý nghĩa về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”.

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

1. Định hướng

a. Phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện là nêu lên và làm sáng tỏ giá trị (cái hay, cái đẹp) về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó 

   Phân tích là chia tách, đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị của từng phương diện cụ thể về nội dung và hình thức của tác phẩm truyện 

    Đánh giá là nêu lên những suy nghĩ, nhận xét, bình luận của người viết về vấn đề đã được phân tích 

    Phân tích và đánh giá là những thao tác thường kết hợp với nhau trong các bài nghị luận văn học. Ví dụ: Đoạn trích sau đây người viết tập trung phân trích và đánh giá tính hoàn chỉnh về cốt truyện của văn bản Hồi trống Cổ Thành. 

Đọc đoạn trích (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều) và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tác giả nêu nhận xét về vấn đề gì trong đoạn mở đầu?

→ Tác giả nhận xét về kết cấu của đoạn trích “Hồi trống cổ thành”

2. Tác giả phân tích, làm rõ nhận xét nêu ở đoạn mở đầu bằng cách nào?

→ Phân tích từng phần trong kết cấu: phần đầu => sự việc chính, mâu thuẫn => quá trình phát triển các biến cố  => Kết thúc

3. Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ chưa?
→ Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ

4. Nhận biết một số câu văn thể hiện rõ nhận xét của người viết.

→ + Hồi trống Cổ Thành chỉ là một đoạn trích ngắn song vẫn có thể xem là một câu chuyện trong tác phẩm tự sự có cốt truyện hoàn chỉnh

+ Quá trình phát triển của các biến cố dần phơi bày nguyên nhân sự việc và đẩy mâu thuẫn tới cao trào

+ Câu chuyện diễn ra qua hàng loạt biến cố bất ngờ đầy kịch tính. Bất ngờ mà lại là tất yếu, hợp logic. 

+ Qua những va chạm, xung đột, tính cách hai nhân vật chính đã được thể hiện một cách sinh động, rõ nét

b. Để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện, các em cần chú ý:

– Xác định rõ yêu cầu nghị luận mà đề văn đã nêu:

– Đọc lại văn bản truyện được nêu trong đề.

– Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá 

– Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.

2. Thực hành

Bài tập (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

a. Chuẩn bị

– Xác định yêu cầu nghị luận: phân tích nhân vật dì Mây trong “Người ở bến sông Châu” (Sương Minh Nguyệt)

– Đọc lại truyện “Người ở bến sông Châu”

– Xác định vấn đề cụ thể mà bài viết sẽ phân tích: số phận và tính cách nhân vật dì Mây

b. Tìm ý và lập dàn ý 

1. Giới thiệu nhân vật dì Mây

2. Tính cách dì Mây

a. Dũng cảm, yêu nước

b. Thuỷ chung, nghĩa tình

c. Nhân hậu

3. Đánh giá nhân vật dì Mây

c. Viết 

– Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị đã viết bài văn hoàn chỉnh

– Cần chú ý: Bài viết đủ ba phần; các luận điểm trong phần thân bài cần làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài (phân tích, đánh giá về nhân vật dì Mây); các ví dụ (bằng chứng) lấy từ truyện Người ở bến sông Châu phải phù hợp, vời lời văn trong sáng, thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết đối với nhân vật được phân tích,…

Bài làm tham khảo

          Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói: “Văn học và nghệ thuật là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Quả đúng là như vậy, giá trị chân chính của nghệ thuật chính là ở vẻ đẹp con người. Đến với mỗi tác phẩm văn học, chúng ta như được làm quen, gặp gỡ và thấu hiểu với một số phận, một cuộc đời. Và có lẽ, tôi sẽ chẳng thể nào quên nhân vật dì Mây trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.

          Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người. 

Trước hết, dì Mây chính là hình ảnh đại diện cho con người sẵn sàng đứng lên chiến đấu hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Là một cô gái trẻ đẹp với mối tình đang nở rộ, dì sẵn sàng từ bỏ để đi vào chiến trường, đối mặt với tử thần. Trở về từ cuộc chiến, dì nhận được sự đón tiếp nồng hậu từ người dân khắp xóm Trại. “Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa”. Có lẽ bởi chiến tranh đã lấy đi của dì quá nhiều thứ. Một mối tình dang dở, một thanh xuân rực rỡ hay một mái tóc đen óng mượt. Ngày trở về, dì cảm thấy lạc lõng ngay chính quê hương của mình khi mọi thứ đã có nhiều thay đổi. Người mà dì yêu thương, mong muốn được gắn bó cả cuộc đời tưởng dì Mây đã hi sinh trong chiến trận mà kết hôn với người con gái khác. Mái tóc dì trước khia đen óng mượt bao nhiêu thì bây giờ rụng nhiều, xơ và thưa bấy nhiêu. Và hơn hết, dì đã mất đi đôi chân của mình. Dì phải dùng chân giả, chống nạng gỗ, khó nhọc leo lên sạp thuyền ngồi. Những điều bất hạnh đến dồn dập nhưng dì vẫn luôn nghị lực, kiên cường, vẫn sống đầy lạc quan. 

Dì Mây còn là một người phụ nữ thuỷ chung, vị tha trong tình yêu. Ở chiến trường, không ngày nào dì không viết tên người mình ra trong nhật kí. Người con gái Trường Sơn nơi đạn nổ bom rơi luôn ôm theo nỗi nhớ thương và yêu vô hạn cho người bạn ở nơi xứ đầy hoa tuyết trắng. Những tưởng người phụ nữ ấy sẽ có một cái kết viên mãn sau khi trở về từ chiến tranh nhưng không… dì trở về trong sự lãng quên của người mà dì yêu thương nhất – chú San. Chàng trai dì từng “bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu” nay đã có một cuộc sống mời bên tình yêu mới. Dì chẳng thể trách được ai, có chăng là do thời gian đã xoá nhoà đi tất cả những kí ức đẹp giữa hai người. Thế nhưng, trước lời ngỏ “từ bỏ tất cả” và “làm lại” của chú San, dì khẳng khái đáp lại “Không!”. Mặc dù buồn, dù đau, dù còn thương, còn yêu nhưng dì hiểu, hạnh phúc của mình cũng sẽ lấy đi cuộc đời của một người con gái khác: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi”. Vì hạnh phúc của người mình yêu, dì Mây sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Một con người với trái tim thật cao thượng!

Tác giả đã đặt dì Mây vào tình huống trớ trêu hơn khi để dì đỡ đẻ cho cô Thanh – vợ chú San. Trong cơn mưa tầm tã, dì Mây với đôi chân thương tật của mình giúp cô Thanh vượt cạn. Mặc cho lời can ngăn của thím Ba, dì nhẹ nhàng khuyên bảo cô Thanh cố rặn: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào…cố lên em….” Có lẽ sẽ chẳng ai nghĩ được rằng đây là lời nói của một người phụ nữ đối với người đã thế chỗ cho hạnh phúc của mình. Đỡ đẻ thành công, nghe tiếng trẻ con khóc, dì Mây “xót xa, tủi hơn xen lẫn niềm ao ước, chờ mong, vui buồn lẫn lộn”. Có lẽ dì cũng tủi thân khi bản thân giờ chỉ còn lẻ bóng một mình, dì xót thương cho số phận bất hạnh của bản thân. Giá như hai người không phải chia xa, giá như không có chiến tranh thì có lẽ, bây giờ dì cũng đang được hạnh phúc bên chồng con. Thật tội nghiệp và xót xa cho số phận người đàn bà ấy!

Như vậy, tác giả Sương Minh Nguyệt đã đặt nhân vật dì Mây vào những tình huống đầy thử thách để thông qua đó, nhân vật tự bộc lộ mình. Chúng ta có thể thấy rằng chiến tranh đã cướp đi của con người quá nhiều thứ: nhan sắc, sức khoẻ, tình yêu,… Thế nhưng, chiến tranh sẽ chẳng thể vùi dập tâm hồn con người – một tấm lòng vị tha và cao thượng. 

d. Kiểm tra và chỉnh sửa 

Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu văn bản đã viết với dàn ý để kiểm tra và chỉnh sửa theo hướng dẫn sau:

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá … (cả ba sách)

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

1. Định hướng

a. Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện là nêu lên ý kiến phân tích và nhận xét của mình về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện. Cũng như viết, việc thuyết minh để giới thiệu và đánh giá về một tác phẩm truyện có thể tập trung vào một phương diện hoặc vấn đề nổi bật nào đó. Trong phần Viết, các em đã được hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. Với phần Nói và nghe, các em cần chuyển nội dung bài viết thành bài thuyết trình, kết hợp với lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để trình bày lại nội dung đã viết trước người nghe.

b. Để giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện, các em cần:

– Đọc lại truyện, tìm hiểu, ghi nhớ các thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tóm tắt truyện, nắm vững đặc sắc hình thức và nội dung của truyện.

– Xem lại dàn ý đã thực hiện ở phần Viết, suy nghĩ kĩ để bổ sung ý mới so với bài đã viết (nếu có), điều chỉnh dàn ý cho phù hợp với yêu cầu của việc thuyết trình.

2. Thực hành

Bài tập (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều)

(1) Giới thiệu, đánh giá nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” (trích “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung).

(2) Giới thiệu đánh giá về nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.

a. Chuẩn bị (chẳng hạn giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây)

– Đọc lại văn bản truyện Người ở bên sông Châu và các tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm .

– Đọc lại dàn ý và bài viết đã thực hành ở phần Viết .

– Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ cho bài thuyết trình (tranh ảnh, máy chiếu,…)

b. Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý: Xem lại dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết, bổ sung (nếu cần) và những chỗ cần lược bỏ, cần nhấn mạnh trong bài nói.

– Lập dàn ý: Xem lại dàn ý và nội dung đã làm ở phần Viết. Tổ chức, sắp xếp lại cho phù hợp với trình tự bài nói. Các em cần lưu ý:

+ Cân nhắc yêu cầu mới trong bài Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện để bổ sung ý mới , sắp xếp lại các ý cho mạch lạc, phù hợp với nội dung bài nói. Bố cục của bài này tương tự bố cục ba phần của bài viết.

+ Cũng có thể trình bày theo trật tự khác nhưng cần nêu được các nội dung chính mà đề bài đã yêu cầu.

c. Thực hành nói và nghe

– Người chủ trì: Nêu vấn đề, thống nhất cách thức trình bày, thảo luận (ví dụ: mục đích, nội dung chính, yêu cầu,…) mời người nói trình bày ý kiến.

– Thảo luận: Sau khi người nói trình bày xong, người chủ trì mời người nghe phát biểu ý kiến hoặc nêu câu hỏi, tranh luận,…

– Kết thúc thảo luận: Người chủ trì tổng hợp ý kiến của cả nhóm về vấn đề thảo luận: những điểm đã thống nhất và những điểm còn tranh luận (nếu có)

Bài làm tham khảo

Giới thiệu nhân vật dì Mây trong “Người ở bến sông Châu” của Sương Minh Nguyệt

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói: “Văn học và nghệ thuật là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Quả đúng là như vậy, giá trị chân chính của nghệ thuật chính là ở vẻ đẹp con người. Đến với mỗi tác phẩm văn học, chúng ta như được làm quen, gặp gỡ và thấu hiểu với một số phận, một cuộc đời. Và có lẽ, tôi sẽ chẳng thể nào quên nhân vật dì Mây trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu với các bạn về người phụ nữ mạnh mẽ ấy.

          Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người.

Trước hết, dì Mây chính là hình ảnh đại diện cho con người sẵn sàng đứng lên chiến đấu hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Là một cô gái trẻ đẹp với mối tình đang nở rộ, dì sẵn sàng từ bỏ để đi vào chiến trường, đối mặt với tử thần. Trở về từ cuộc chiến, dì nhận được sự đón tiếp nồng hậu từ người dân khắp xóm Trại. “Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa”. Có lẽ bởi chiến tranh đã lấy đi của dì quá nhiều thứ. Một mối tình dang dở, một thanh xuân rực rỡ hay một mái tóc đen óng mượt. Ngày trở về, dì cảm thấy lạc lõng ngay chính quê hương của mình khi mọi thứ đã có nhiều thay đổi. Người mà dì yêu thương, mong muốn được gắn bó cả cuộc đời tưởng dì Mây đã hi sinh trong chiến trận mà kết hôn với người con gái khác. Mái tóc dì trước khia đen óng mượt bao nhiêu thì bây giờ rụng nhiều, xơ và thưa bấy nhiêu. Và hơn hết, dì đã mất đi đôi chân của mình. Dì phải dùng chân giả, chống nạng gỗ, khó nhọc leo lên sạp thuyền ngồi. Những điều bất hạnh đến dồn dập nhưng dì vẫn luôn nghị lực, kiên cường, vẫn sống đầy lạc quan.

Dì Mây còn là một người phụ nữ thuỷ chung, vị tha trong tình yêu. Ở chiến trường, không ngày nào dì không viết tên người mình ra trong nhật kí. Người con gái Trường Sơn nơi đạn nổ bom rơi luôn ôm theo nỗi nhớ thương và yêu vô hạn cho người bạn ở nơi xứ đầy hoa tuyết trắng. Những tưởng người phụ nữ ấy sẽ có một cái kết viên mãn sau khi trở về từ chiến tranh nhưng không… dì trở về trong sự lãng quên của người mà dì yêu thương nhất – chú San. Chàng trai dì từng “bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu” nay đã có một cuộc sống mời bên tình yêu mới. Dì chẳng thể trách được ai, có chăng là do thời gian đã xoá nhoà đi tất cả những kí ức đẹp giữa hai người. Thế nhưng, trước lời ngỏ “từ bỏ tất cả” và “làm lại” của chú San, dì khẳng khái đáp lại “Không!”. Mặc dù buồn, dù đau, dù còn thương, còn yêu nhưng dì hiểu, hạnh phúc của mình cũng sẽ lấy đi cuộc đời của một người con gái khác: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi”. Vì hạnh phúc của người mình yêu, dì Mây sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Một con người với trái tim thật cao thượng!

Tác giả đã đặt dì Mây vào tình huống trớ trêu hơn khi để dì đỡ đẻ cho cô Thanh – vợ chú San. Trong cơn mưa tầm tã, dì Mây với đôi chân thương tật của mình giúp cô Thanh vượt cạn. Mặc cho lời can ngăn của thím Ba, dì nhẹ nhàng khuyên bảo cô Thanh cố rặn: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào…cố lên em….” Có lẽ sẽ chẳng ai nghĩ được rằng đây là lời nói của một người phụ nữ đối với người đã thế chỗ cho hạnh phúc của mình. Đỡ đẻ thành công, nghe tiếng trẻ con khóc, dì Mây “xót xa, tủi hơn xen lẫn niềm ao ước, chờ mong, vui buồn lẫn lộn”. Có lẽ dì cũng tủi thân khi bản thân giờ chỉ còn lẻ bóng một mình, dì xót thương cho số phận bất hạnh của bản thân. Giá như hai người không phải chia xa, giá như không có chiến tranh thì có lẽ, bây giờ dì cũng đang được hạnh phúc bên chồng con. Thật tội nghiệp và xót xa cho số phận người đàn bà ấy!

Như vậy, tác giả Sương Minh Nguyệt đã đặt nhân vật dì Mây vào những tình huống đầy thử thách để thông qua đó, nhân vật tự bộc lộ mình. Chúng ta có thể thấy rằng chiến tranh đã cướp đi của con người quá nhiều thứ: nhan sắc, sức khoẻ, tình yêu,… Thế nhưng, chiến tranh sẽ chẳng thể vùi dập tâm hồn con người – một tấm lòng vị tha và cao thượng.

Thông qua nhân vật dì Mây, tôi mong rằng mỗi các bạn hãy luôn dành cho nhau những tình cảm chân thành, đằm thắm, hãy trân trọng từng giây phút của hiện tại. Cuộc sống chúng ta đang có chính là một phần xương máu của những thế hệ đi trước.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật … (cả ba sách)

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Đọc văn bản “Ngày cuối cùng của chiến tranh” (trang 62-65 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Chọn đáp án: A. Bên trong nhà thờ

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Chọn đáp án: C. Mối nghi ngờ Giám đốc Cô nhi viện đã giấu ai đó vào trong nhà nguyện

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Chọn đáp án: C. Khi nghe được lệnh phá khóa, gọi hàng người trốn trong nhà nguyện

Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Chọn đáp án: A. Bảo vệ những đứa trẻ Mỹ lai

Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Chọn đáp án: A. Bà cúi xuống, đôi tay gầy guộc run rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện

Câu 6 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Trong phần 1, những người lính Giải Phóng phát hiện trong nhà thờ, ma xơ Giám Đốc đang cố giấu người nào đó trong nhà nguyện. 

=> Câu chuyện trở nên lôi cuốn, gây sự tò mò với người đọc, hình thành nên chuỗi sự kiến, hành động sắp xảy ra trong việc xây dựng cốt truyện

Câu 7 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

+ Vậy là cuối cùng, đã đến với chúng tôi một đêm bức bối và hồi hộp lạ thường.

+ …thân xác chúng tôi căng lên hết nỗi.

+ Chúng tôi lắng theo bước chân chiến thắng của đồng đội, chúng tôi lo làm nhiệm vụ được giao.

+ Mọi thứ dịu đi nhưng tuyệt nhiên không một ai muốn chợp mắt. 

Câu 8 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

+ …bước chân lẩu bẩy nhưng khựng lại.

+ Khi bà gắng giơ cao một chùm chìa khóa, hào hển điều chi mà khi đến gần mới nghe rành: – Xin đừng bắn vô trỏng, trung úy…

+ Mới chỉ qua một đêm, ma xơ đã gầy rộc hẳn đi.

+ Bà cúi xuống, đôi tay gầy guộc run rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện.

+ Thoắt một cái, động tác của ma xơ bỗng trở nên nhanh hoạt lạ lùng.

Câu 9 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Kết thúc truyện vô cùng bất ngờ bởi với nhiều người, tính mạng của những đứa con lai kia sẽ mất chứ không phải là được cho sữa uống, đây có thể lòng thương người của người lính Việt Nam, khi chứng kiến sự hốc hác, gầy guộc, run rẩy của những đứa trẻ, người chỉ huy dày dặn đã rơi nước mắt. Và những giọt nước mắt, câu chuyện đong đầy tình người ấy như một soi chiếu giá trị sâu sắc về góc khuất của cuộc chiến mà tới tận ngày hôm nay, nhân loại, chúng ta hãy còn nhắc nhớ. Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận về sự vị tha, lòng nhân ái của con người trong chiến tranh.

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

HS tham khảo một số tài liệu:

– VỀ BỘ BA TÁC PHẨM TRUYỆN NGẮN – KÝ – TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI

Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Học sinh có thể tìm đọc 

– Miền hoang – Sương Nguyệt Minh

Một số chương khác của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.

– Chương 2 – Nổi Giận Trương Phi Ðánh Khâm Sai Lập Mưu Hà Tiến Trừ Phản Loạn.

– Chương 3 – Bàn phế lập, Ðổng Trác mắng Ðinh Nguyên Tặng Xích thố, Lý Túc dụ Lữ Bố

Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều): Lưu ý trong và sau khi đọc:

– Ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu,…trong lúc đọc.

– Tóm tắt tác phẩm, đưa ra các phân tích, đánh giá về hình thức và nội dung của tác phẩm sau khi đọc.

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1017

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống