Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”. Ông cũng là một nhà văn và một nhà báo. Ông giữ chức vụ biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình của kênh VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
– Bài thơ “Lính đảo hát tình ca trên đảo” được sáng tác tại Đảo Sơn Ca, tháng 5 năm 1982, được trích trong tập “Bên cửa sổ máy bay” (1985) của Trần Đăng Khoa.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Bài thơ “Lính đảo hát tình ca trên đảo” của Trần Đăng Khoa đã vẽ nên bức tranh hiện thực cuộc sống của người lính nơi đảo xa, để từ đó bày tỏ tình yêu, nỗi nhớ và lòng biết ơn, trân trọng đối với người lính hải đảo.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Nhân vật trữ tình tự xưng là “bọn chúng anh”, gọi “em”
– Sân khấu do lính đảo tự tạo: Đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn mấy cánh gà, chẳng phông màn.
=> Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn
Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Người lính tự hoạ về ngoại hình của họ qua các hình ảnh “mấy chàng đầu trọc”, “lính trọc đầu”, “trọc tếu như nhau”, “sư cụ”
Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Bản tình ca của lính đảo đặc biệt: “ngang tàng như gió biển”, “lời ca toàn nhớ với thương”.
=> Bản tình ca mang theo tình yêu quê hương, đất nước khiến người đọc xúc động, tự hào.
Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Phép điệp: Nào hát lên cho…. biết… rằng
=> Nhằm khẳng định tình cảm thuỷ chung, nghĩa tình của những người lính biển.
Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Kết thúc bài thơ, tác giả thấy “biển người đâu lên đông thế” nhưng phát hiện đó là “những đá trọc đầu” (khi nước thuỷ triều rút, những mỏm đá hiện ra khiến tác giả có những liên tưởng bất ngờ, thú vị).
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Nhân vật trữ tình trong bài thơ là những người lính đảo
– Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: (4 khổ đầu): Hoàn cảnh sống và tinh thần lạc quan của người lính đảo
+ Phần 2: (còn lại): Tấm lòng thuỷ chung, nghĩa tình của người lính
Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Sân khấu do lính đảo tự tạo: Đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn mấy cánh gà, chẳng phông màn.
– Diễn viên: những người lính đảo
– Khán giả: những người lính đảo
– Lí do tạo ra sự đặc biệt: cuộc sống trên đảo vô cùng khó khăn, thiếu thốn vì vậy, sân khấu của người lính chỉ có thể làm một cách tạm bợ và chính họ làm khán giả cho nhau.
– Qua đó, em thấy hình tượng người lính hiện lên thật cao đẹp: họ luôn bình tĩnh, lạc quan, giàu ý chí trong mọi hoàn cảnh.
Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
“Yêu em thuỷ chung hơn muối mặn
Dù thư tình chưa biết gửi cho ai”
=> Nghệ thuật so sánh “thuỷ chung hơn muối mặn” cho thấy tâm hồn lạc quan, trẻ trung, hóm hỉnh của những người lính và sự thuỷ chung, nghĩa tình của họ.
Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.
– Ngôn ngữ bài thơ trong sáng, giản dị, những hình ảnh gợi hình, gợi cảm đem đến cho bạn đọc những ấn tượng độc đáo.
– Giọng điệu bài thơ vừa thiết tha, sâu lắng vừa vui tươi, hóm hỉnh thể hiện tính cách trẻ trung của người lính.
Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
– Người lính hải đảo có một cuộc sống vô cùng khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ chịu một điều kiện sống thiếu thốn, những thú vui đôi khi chỉ có thể chuẩn bị sơ sài và không có sự giao lưu với những người dân khác, không có người yêu. Thế nhưng, tâm hồn người lính vẫn luôn lạc quan, tự tin, yêu đời với một tinh thần trách nhiệm và tình yêu nước cao đẹp.
Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Tôi vẫn nhớ, ngày hôm ấy, tôi có cơ hội được đến thăm Côn Đảo và vô tình được tham gia một buổi diễn văn nghệ của những người lính đảo. Họ xuất hiện trong hình ảnh thật giản dị với bộ quân phục màu trắng kẻ xanh. Sân khấu biểu diễn nơi hải đảo không được trang bị ánh sáng hiện đại như trên thành phố mà được dựng một cách đơn sơ, mộc mạc. Thế nhưng, khi người lính cất tiếng hát, dường như sân khấu trở nên bừng sáng. Tiếng hát của những người lính mang theo niềm vui, niềm tự hào và tình yêu nước tha thiết. Tôi thật cảm phục biết bao trước hình ảnh những anh lính trẻ tuổi sẵn sàng rời xa gia đình để cống hiến cho đất nước. Họ chính là tấm gương vĩ đại mà chúng ta cần noi theo.
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới: