Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây
Mở đầu trang 6 Hóa học 10:
(1) Sự hình thành hệ Mặt Trời.
(2) Cấu tạo của chất và sự biến đổi của chất.
(3) Quá trình phát triển của loài người.
(4) Tốc độ ánh sáng trong chân không.
Lời giải:
Nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học là:
(2) Cấu tạo của chất và sự biến đổi của chất.
Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự biến đổi của các đơn chất, hợp chất và năng lượng đi kèm những quá trình biến đổi đó.
Câu hỏi 1 trang 6 Hóa học 10:
Lời giải:
– Khí oxygen (O2) được tạo nên từ 2 nguyên tử oxygen (O).
– Nước (H2O) được tạo nên từ 2 nguyên tử hydrogen (H) và 1 nguyên tử oxygen (O).
– Đường glucose (C6H12O6) được tạo nên từ 6 nguyên tử carbon (C), 12 nguyên tử hydrogen (H) và 6 nguyên tử oxygen (O).
– Muối ăn (NaCl) được tạo nên từ 1 nguyên tử sodium (Na) và 1 nguyên tử chlorine (Cl).
Câu hỏi 2 trang 6 Hóa học 10:
Lời giải:
Liên kết trong phân tử nước (H2O) là liên kết cộng hóa trị.
Liên kết trong muối ăn (NaCl) là liên kết ion.
Câu hỏi 3 trang 6 Hóa học 10:
Lời giải:
Vận dụng 1 trang 7 Hóa học 10:
Lời giải:
– Ví dụ phản ứng hóa học xảy ra trong tự nhiên: Phản ứng quang hợp
Vai trò của phản ứng quang hợp:
+ Cung cấp khí oxygen cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật và con người.
+ Chất hữu cơ được tạo ra (C6H12O6) là nguyên liệu sản xuất rất nhiều sản phẩm cho con người: Thuốc, thực phẩm, …
+ Điều hòa không khí: Cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2 và nước giúp điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính và đem lại bầu không khí mát mẻ, trong lành.
– Ví dụ phản ứng hóa học xảy ra trong sản xuất hóa học:
Điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit trong bể điện phân
Ứng dụng:
Sản xuất nhôm phục vụ đời sống con người như: làm dây dẫn điện, đồ dùng gia đình (mâm nhôm, chậu nhôm, ấm nhôm,…), làm vật liệu xây dựng,…
Câu hỏi 4 trang 7 Hóa học 10:
Lời giải:
Biến đổi hóa học: Có sự tạo thành chất mới.
Biến đổi vật lí: Không có sự tạo thành chất mới.
Câu hỏi 5 trang 7 Hóa học 10:
Lời giải:
– Vai trò, ứng dụng của nước:
+ Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống, tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật.
+ Nước cần thiết cho các hoạt động đời sống hàng ngày như nấu ăn, tắm rửa, …
+ Nước cần thiết cho các quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải,…
– Vai trò của oxygen:
+ Oxygen giúp duy trì sự sống của con người, động vật, thực vật.
+ Oxygen giúp duy trì sự cháy. Oxygen duy trì sự cháy của các nhiên liệu như củi, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên,.. Quá trình đốt cháy tỏa nhiều nhiệt, phục vụ cho việc đun nấu, sưởi ấm, chạy động cơ xe, chạy động cơ các loại máy móc thiết bị.
Vận dụng 2 trang 8 Hóa học 10:
Lời giải:
Môn hóa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm. Bên cạnh đó hóa học là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược, môi trường và địa chất học. Vì thế để việc học tập hóa học đạt hiệu quả cao nhất, em cần liên hệ nội dung bài học hóa học với nội dung những môn học khác cũng như các thí nghiệm, quá trình thực tiễn có liên quan
Ví dụ 1: Liên hệ nội dung bài học về ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng hóa học với sự phân hủy tinh bột trong nước bọt nhờ enzyme trong môn sinh học để giải thích vì sao chúng ta cần phải nhai kĩ thức ăn trước khi nuốt?
Giải thích: Enzyme amylase và lipase có trong nước bọt là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình tiêu hóa tinh bột và chất béo. Khi nhai kĩ thức ăn được chia nhỏ hơn nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa thức ăn với các enzyme, khiến các phản ứng trong quá trình tiêu hóa chất béo và tinh bột xảy ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Ví dụ 2: Vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế đời sống dựa vào tính chất hóa học của các chất:
Trước đây khí hydrogen được sử dụng để bơm vào các quả bóng bay, khinh khí cầu. Tuy nhiên, khí hydrogen dễ gây cháy nổ. Đặc biệt nó tạo một hỗn hợp nổ mạnh khi kết hợp với oxygen theo tỉ lệ thể tích H2 : O2 = 2 : 1
Đã có rất nhiều vụ nổ nguy hiểm gây ra bởi lý do này. Vì thế người ta sử dụng khí helium thay thế cho hydrogen. Khí helium trơ, rất khó cháy, nổ.
Vận dụng 3 trang 8 Hóa học 10:
Lời giải:
Người ta thường dùng thuốc muối (NaHCO3) để làm giảm cơn đau dạ dày vì trong dạ dày chứa hydrochloric acid (HCl). Khi nồng độ acid này tăng cao ta sẽ bị đau dạ dày. Thuốc muối chứa NaHCO3 sẽ phản ứng với HCl giúp giảm nồng độ HCl trong dạ dày.
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
Vận dụng 4 trang 8 Hóa học 10:
Lời giải:
Khi thiếu oxygen, than (carbon) sẽ xảy ra phản ứng: C + CO2 → 2CO
Khi vào cơ thể, khí CO kết hợp với hemoglonin trong máu làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển oxygen của hemoglobin. Người ngộ độc có thể hôn mê, bất tỉnh, để lại di chứng về trí tuệ, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Câu hỏi 6 trang 8 Hóa học 10:
Lời giải:
Thịt, cá, trứng, sữa cung cấp protein.
Rau xanh cung cấp chất xơ.
Trái cây cung cấp vitamin và chất khoáng.
Vận dụng 5 trang 9 Hóa học 10:
Lời giải:
Hydrogen (H2) được coi là nhiên liệu của tương lai vì sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu này chỉ là nước tinh khiết mà không có chất thải nào gây hại đến môi trường, không phát thải khí CO2 gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Là nguồn năng lượng gần như vô tận và có thể tái sinh được.
Câu hỏi 7 trang 9 Hóa học 10:
Lời giải:
– Phương trình hóa học của phản ứng:
NH3 được dùng để sản xuất phân đạm như (NH2)2CO (ure), NH4NO3, (NH4)2SO4, …
Luyện tập trang 10 Hóa học 10:
Lời giải:
Vì Ca(OH)2 có giá thành rẻ, có thể được sản xuất dễ dàng từ nguyên liệu sẵn có là đá vôi (CaCO3).
Bản chất của cách xử lí này là dùng Ca(OH)2 hấp thụ các khí thải (SO2, NO2,…) cũng như các ion kim loại nặng (Fe3+, Cu2+,…) chuyển hóa thành dạng muối hoặc các kết tủa ít độc hại hơn, dễ dàng thu gom, vận chuyển và xử lí hơn.
Một số phương trình hóa học minh họa:
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
Fe3+ + 3OH– → Fe(OH)3↓