Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây

Mở đầu trang 12 Kinh tế và Pháp luật 10:

Lời giải:

Tên đồ vật Chủ thế Các hoạt động kinh tế liên quan
Quả bóng Công ty sản xuất bóng – Bán bóng cho trẻ em chơi.
– Mua bóng để chơi
Bút Công ty sản xuất bút – Bán bút cho học sinh viết
– Mua bút về viết
Sách vở Công ty sản xuất Sách vở – Bán vở cho học sinh
– Mua sách về đọc
….. ….. …..

Câu hỏi trang 12 Kinh tế và Pháp luật 10:

Thông tin: Trên mảnh đất của gia đình, anh H đã thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao. Anh bỏ tiền đầu tư ao, máy móc, thiết bị, tôm giống, thức ăn,… và thuê nhân công phụ giúp. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao cho phép quản lý chất lượng nguồn nước, sử dụng men vi sinh để phòng trừ dịch bệnh cho tôm. Nhờ đó, người nuôi có được sản phẩm tôm sạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cho bản thân, anh còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, tạo việc làm cho người dân địa phương và truyền đạt mô hình sản xuất “xanh và sạch cho những hộ nuôi tôm lân cận”. Với quy mô sản xuất như hiện nay, hộ nuôi tôm của anh H có triển vọng chuyển đổi từ hình thức hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong tương lai.

(Theo Cổng thông tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai startupdongnai.gov.vn)

a) Việc làm của chủ thể sản xuất nêu trên đã đem lại điều gì cho bản thân anh và gia đình?

b) Với vai trò là người sản xuất, anh H đã đóng góp gì cho nền kinh tế và cho xã hội?

c) Ngoài chủ thể sản xuất trong thông tin trên, em còn biết đến những chủ thể nào nữa

Lời giải:

Yêu cầu a) Việc làm của chủ thể sản xuất nêu trên đã đem lại sản phẩm tôm sạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, mang lại hiệu quả kinh tế cho bản thân anh và gia đình.

Yêu cầu b) Đóng góp của anh H cho nền kinh tế và cho xã hội là: 

+ Tăng ngân sách nhà nước bằng việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước; 

+ Tạo việc làm cho người dân địa phương;

+ Truyền đạt mô hình sản xuất “xanh và sạch cho những hộ nuôi tôm lân cận”  để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong tương lai.

Yêu cầu c) Ngoài chủ thể sản xuất trong thông tin trên, em còn biết đến những chủ thể: cá nhân, tập thể, doanh nghiệp.

Câu hỏi trang 13 Kinh tế và Pháp luật 10:

Thông tin: Các sản phẩm điện, điện tử đã trở thành những vật dụng quan trọng, thiết yếu trong đời sống của mọi gia đình. Tham gia chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng, các siêu thị điện máy đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các trung tâm kinh tế, những nơi tập trung dân cư. Các siêu thị đã hợp tác chặt chẽ với nhà sản xuất để cung cấp ra thị trường các sản phẩm điện và điện tử đa dạng, trong đó các sản phẩm sử dụng công nghệ mới tiết kiệm điện, giảm thải các chất khí làm gia tăng hiệu ứng nhà kính ngày càng chiếm ưu thế.

a) Hoạt động của chủ thể trung gian giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng?

b) Ngoài những chủ thể trung gian kể trên, em còn biết đến những chủ thể trung gian nào khác nữa.

Lời giải:

Yêu cầu a) Hoạt động của chủ thể trung gian đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Các chủ thể trung gian đã hợp tác chặt chẽ với nhà sản xuất để cung cấp ra thị trường các sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng.

Yêu cầu b) Ngoài những chủ thể trung gian kể trên, em còn biết đến những chủ thể trung gian như: nhà bán lẻ, nhà phân phối, nhà bán buôn, đại lý,…

Câu hỏi trang 13 Kinh tế và Pháp luật 10:

Tình huống: Trường em sắp tổ chức hoạt động cắm trại, em được các bạn giao nhiệm vụ phụ trách chuẩn bị bữa trưa cho cả lớp. 

– Với số tiền quỹ được giao, em sẽ cân nhắc trả lời những câu hỏi gì trước khi thực hiện nhiệm vụ?

– Với vai trò là người tiêu dùng trong tình huống trên, em hãy cho biết quyết định chi tiêu của người tiêu dùng phụ thuộc vào những điều gì.

Lời giải:

– Với số tiền quỹ được giao, trước khi thực hiện nhiệm vụ, em sẽ cân nhắc trả lời những câu hỏi như: 

+ Số lượng học sinh cả lớp là bao nhiêu?

+ Nấu ón gì? Các sản phẩm cần mua là gì? Giá cả hiện tại của các loại nguyên liệu nấu ăn đó như thế nào?

+ Mua đồ ở chợ truyền thống hay tới siêu thị?

– Với vai trò là người tiêu dùng trong tình huống trên, quyết định chi tiêu của người tiêu dùng phụ thuộc vào những điều như: số tiền người tiêu dùng có, lựa chọn sản phẩm như thế nào, phương thức mua hàng phù hợp với nhu cầu cá nhân.

Câu hỏi trang 14 Kinh tế và Pháp luật 10:

Trường hợp. Về chức năng kinh tế, Nhà nước cùng đóng vai trò chủ thể sản xuất, khi các doanh nghiệp, đơn vị nhà nước trực tiếp tạo ra và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội. Mặt khác, nhà nước cũng là chủ thể tiêu dùng, hoặc là chủ thể trung gian kết nối người mua và người bán một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt trên thị trường. Tuy nhiên, vai trò quan trọng và khác biệt của chủ thể nhà nước so với các chủ thể kinh tế khác thể hiện ở chỗ, Nhà nước là chủ thể quản lý nền kinh tế.

Thông tin. Quốc hội Việt Nam đã phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, Chính phủ huy động các nguồn lực khác cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước để đầu tư, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên trên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.

(Theo Nghị quyết số 24/2021/QH15)

a) Từ trường hợp và thông tin bên, em hãy cho biết Nhà nước đang thực hiện vai trò gì với tư cách là một chủ thể của nền kinh tế. 

b) Ngoài vai trò trên, em có thể nêu thêm những vai trò nào khác của chủ thể nhà nước trong nền kinh tế.

Lời giải:

Yêu cầu a) Nhà nước đang thực hiện vai trò:

+ Chủ thể sản xuất, vì: các doanh nghiệp, đơn vị nhà nước trực tiếp tạo ra và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội.

+ Nhà nước cũng là chủ thể tiêu dùng, hoặc là chủ thể trung gian kết nối người mua và người bán một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt trên thị trường

+ Ngoài ra, nhà nước còn đóng vai trò là chủ thể quản lí nền kinh tế.

Yêu cầu b) Ngoài vai trò trên, những vai trò khác của chủ thể nhà nước trong nền kinh tế là: đảm bảo công bằng xã hội, ổn định phát triển và tăng trưởng kinh tế, khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế…

Luyện tập 1 trang 14 Kinh tế và Pháp luật 10:

A. Người lái xe taxi

B. Hộ nông dân nuôi bò sữa.

C. Doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu

D. Một nhóm người đi du lịch

E. Nhóm học sinh đang làm báo tường treo tại lớp.

G. Mẹ tranh thủ cắt may quần áo cho các con vào buổi tối.

Lời giải:

– Trường hợp A. Người lái xe taxi

+ Chủ thể sản xuất là: “ Người lái xe”. 

+ Vì: “Người lái xe” trực tiếp tạo ra dịch vụ đưa đón khách đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách để thu lợi nhuận. Người lái xe sử dụng yếu tố đầu vào là “xe taxi”.

– Trường hợp B. Hộ nông dân nuôi bò sữa

+ Chủ thể sản xuất là: “Hộ nông dân”. 

+ Vì “Hộ nông dân” nuôi bò sữa để thu lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng sữa.

– Trường hợp C. Doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu

+ Chủ thể sản xuất là: Doanh nghiệp

+ Vì: doanh nghiệp trực tiếp tạo ra hạt điều để xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thu lợi nhuận từ việc bán hạt điều.

– Trường hợp D.“Một nhóm người đi du lịch” 

+ Chủ thể sản xuất là: các công ty du lịch. 

+ Vì các công ty du lịch trực tiếp tạo ra các sản phẩm du lịch để phục vụ nhu cầu đi du lịch của một nhóm người đó, từ đó họ thu được lợi nhuận.

– Trường hợp E. Nhóm học sinh đang làm báo tường treo tại lớp

+ Chủ thể sản xuất  là: Nhóm học sinh . 

+ Vì: nhóm học sinh trực tiếp tạo ra các tờ báo tường phục vụ cho ngày kỉ niệm của lớp.

G. Chủ thể sản xuất trong trường hợp “Mẹ tranh thủ cắt may quần áo cho các con vào buổi tối” là “Mẹ”. Vì mẹ trực tiếp tạo ra quần áo phục vụ nhu cầu sử dụng quần áo của con.

Luyện tập 2 trang 15 Kinh tế và Pháp luật 10:

a) Gợi ý về loại cây ăn quả nên trồng và nêu các lý do về lựa chọn đó.

b) Phân tích đối tượng tiêu dùng của sản phẩm mới và những yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng. 

c) Đề xuất những việc cần làm để chuyển đổi việc sử dụng đất vườn nhà em theo mục tiêu mới.

Lời giải:

Yêu cầu a) Gợi ý bố mẹ nên trồng: bơ sáp 034

– Các lý do về lựa chọn: 

+ Bơ là loại trái cây rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống của người dân, có nhiều thành phần dinh dưỡng, rất dễ ăn với đa dạng các loại đồ uống, món ngon.

+ Giống bơ sáp 034 nổi tiếng về phẩm chất và năng suất mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho hộ trồng.

+ Giống bơ này cho thu hoạch quả gần như quanh năm, có thể xem là giống bơ trái vụ nên hiệu quả kinh tế rất cao.

+ Bắt đầu từ năm thứ 5 trở đi khi cây đã trưởng thành thì cây sẽ cho năng suất cao và ổn định.

Yêu cầu b) 

– Đối tượng tiêu dùng của sản phẩm bơ 034 là: 

+ Các cá nhân có nhu cầu sử dụng bơ.

+ Các hộ gia đình

– Những yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng là: thịt quả vàng, vị béo và không có xơ.

Yêu cầu c) Đề xuất những việc cần làm để chuyển đổi việc sử dụng đất vườn nhà em theo mục tiêu mới: 

+ Đất trồng được cày xới nhiều lần để tăng độ tơi xốp của đất và nhặt sạch rễ cỏ dại.

+ Đào hố kích thước 80cmx80cm sâu 50cm. 

+ Dùng 20-25kg phân chuồng hoai mục, 0,5kg Lân, 0,5kg vôi bột trộn đều đất và thực hiện bón lót cho mỗi hố. 

+ Bón xong, lấp đất lại và chờ 1 tháng sau xuống giống.

Luyện tập 3 trang 15 Kinh tế và Pháp luật 10:

a) Lớp sẽ sử dụng phương tiện giao thông gì phù hợp nhất để di chuyển? 

b) Lớp dự định sử dụng những dịch vụ gì ở Khu bảo tồn thiên nhiên?

c) Nhóm hậu cần sẽ chuẩn bị những gì, số lượng bao nhiêu cho bữa trưa của cả lớp tại nơi dã ngoại? 

d) Tại sao ban tổ chức, với tư cách là người đại diện tập thể lớp lại cần trả lời những câu hỏi trên?

Lời giải:

Yêu cầu a) Lớp sẽ sử dụng phương tiện giao thông phù hợp nhất để di chuyển là xe khách, phù hợp với chuyến đi xa, vừa an toàn.

Yêu cầu b) Lớp dự định sử dụng những dịch vụ ở Khu bảo tồn thiên nhiên như: dịch vụ vui chơi, giải trí, dịch vụ giáo dục, dịch vụ tham quan…

Yêu cầu c) Nhóm hậu cần sẽ chuẩn bị: 40 suất ăn cùng với 40 chai nước lọc cho bữa trưa của cả lớp tại nơi dã ngoại.

Yêu cầu d) Ban tổ chức, với tư cách là người đại diện tập thể lớp lại cần trả lời những câu hỏi trên vì họ là những người đứng đầu, đại diện lớp lập kế hoạch chuẩn bị cho chuyến tham quan. Họ phải chuẩn bị, trả lời những câu hỏi trên để triển khai với lớp và bàn bạc với lớp.

Luyện tập 4 trang 15 Kinh tế và Pháp luật 10:

a. Vì sao sự phân biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng chỉ có ý nghĩa tương đối 

b. Hãy chỉ ra sự phụ thuộc, tác động qua lại giữa người sản xuất, người tiêu dùng và chủ thể trung gian 

c. Hãy tìm thêm những ví dụ về chủ thể trung gian trong các hoạt động kinh tế mà em biết? Trong mỗi ví dụ, em hãy làm rõ vai trò của chủ thể trung gian và tác động qua lại giữa chủ thể trung gian với các chủ thể kinh tế khác?

Lời giải:

– Trả lời câu hỏi a) Sự phân biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng chỉ có ý nghĩa tương đối vì hoạt động của người sản xuất tác động đến hoạt động của người tiêu dùng và ngược lại. Kết quả hoạt động của người này chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của người khác.

– Trả lời câu hỏi b) Sự phụ thuộc, tác động qua lại giữa người sản xuất, người tiêu dùng và chủ thể trung gian là: Người sản xuất là gốc, là tiền đề đóng vai trò quyết định; người tiêu dùng là động lực, mục đích của người sản xuất; người trung gian kết nối, tác động mạnh mẽ đến người sản xuất và người tiêu dùng.

– Trả lời câu hỏi c) 

Ví dụ về chủ thể trung gian trong các hoạt động kinh tế : người môi giới cổ phiếu.

+ Vai trò của người môi giới cổ phiếu là: cung cấp cho các nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ các thông tin liên quan đến: điều kiện thị trường, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng của thị trường, đặc biệt là các thông tin liên quan đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Luyện tập 5 trang 15 Kinh tế và Pháp luật 10:

Lời giải:

– Ví dụ: 

+ Vào những năm 70 của thế kỷ XX, khi có lệnh đình chỉ xuất khẩu dầu của các nước sản xuất dầu, dẫn tới giá cả tăng nhanh trong nền kinh tế các nước công nghiệp hoá. Như vậy, sự giảm cung sẽ dẫn đến tình trạng giá cả tăng nhanh trong khi đó thì sản xuất và việc làm lại giảm. 

+ Để đối phó với cú sốc cung này đối với nền kinh tế quốc dân, nhà nước đã tăng cường các biện pháp khuyến khích sản xuất, tiết kiệm và đầu tư, tăng hiệu quả cạnh tranh bằng cách giảm sự độc quyền, khắc phục sự trì trệ và kìm hãm của các nguồn lực quan trọng.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Vận dụng 1 trang 15 Kinh tế và Pháp luật 10:

Lời giải:

– Sản xuất muối

– Sản lượng: 20.000 tấn/ năm

– Sản xuất bằng phương pháp phơi nước hoặc lợi dụng thủy triều để sản xuất muối.

– Sử dụng những nguồn lực: con người, nước biển, hệ thống dẫn nước, ánh nắng mặt trời, các trang thiết bị khác…

– Sản xuất cho người dân, người tiêu dùng khác.

Vận dụng 2 trang 15 Kinh tế và Pháp luật 10:

Lời giải:

– Dùng hàng hóa khi cần thiết, tiết kiệm, tránh lãng phí

– Tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với số tiền mình có

– Đối với những dịch vụ không sử dụng, cần ngắt trạng thái hoạt động 

– Nghiên cứu kỹ giá và công dụng của sản phẩm.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1167

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống