Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây
Khởi động trang 13 Công nghệ 10:
Lời giải:
Những công nghệ phổ biến hiện nay: Công nghệ luyện kim, Công nghệ đúc, Công nghệ gia công cắt gọt, Công nghệ gia công áp lực, Công nghệ hàn, Công nghệ sản xuất điện năng, Công nghệ điện – quang, Công nghệ điện – cơ, Công nghệ điều khiển và tự động hóa, Công nghệ truyền thông không dây,…
Câu hỏi trang 13 Công nghệ 10:
Lời giải:
– Gang được tạo ra từ quặng sắt bằng lò cao luyện gang với hàm lượng carbon > 2,14%
– Thép được sản xuất từ gang bằng lò oxi hoặc lò hồ quang với hàm lượng carbon < hoặc = 2,14%
Luyện tập trang 13 Công nghệ 10:
Lời giải:
Các sản phẩm được làm bằng gang, thép trong đời sống: nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc, đường ray,..
Câu hỏi trang 14 Công nghệ 10:
Lời giải:
– Bản chất công nghệ đúc: kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn. Sau đó, kim loại trong khuôn nguội dần, kết tinh và tạo thành vật đúc có hình dajngg và kích thước của lòng khuôn.
– Ứng dụng: có thể tạo được những sản phẩm như: chuông, tượng, xoong, chảo, nồi, nắp cống rãnh,..; hoặc tạo phôi các chi tiết máy như: đế máy, thân vỏ máy, vỏ động cơ;..
Luyện tập trang 14 Công nghệ 10:
Lời giải:
Một số sản phẩm công nghệ trong gia đình em là sản phẩm của đúc: xoong, chảo, nồi..
Câu hỏi 1 trang 15 Công nghệ 10:
Lời giải:
– Công nghệ tiện là phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện nhờ chuyển động chính thông thường do phôi quay tròn tạo thành chuyển động cắt kết hợp với chuyển động tiến dao.
– Công nghệ phay là: cách thức thực hiện phương pháp cắt gọt có phoi trong gia công cơ khí.
Câu hỏi 2 trang 15 Công nghệ 10:
Lời giải:
Khoan thường dùng để gia công các lỗ có đường kính Ø = 0,1 ÷ 80 mm, phổ biến nhất là gia công lỗ có đường kính Ø ≤ 35 mm.
Câu hỏi 1 trang 16 Công nghệ 10:
Lời giải:
– Bản chất của rèn, dập là: sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu (chế tạo phôi cho các chi tiết cơ khí).
– Ứng dụng:
+ Rèn sử dụng búa tác động lên phôi kim loại đã được nung nóng để tăng tính dẻo, tạo ra các chi tiết cơ khí có độ bền cao như: dao, kéo, búa, kim, vòng bi, tay biên, trục khuỷu.
+ Dập nóng chế tạo các chi tiết có dạng hình khối.
+ Dập nguội để chế tạo các chi tiết có dạng tấm mỏng như: tủ điện, vỏ máy, một số chi tiết xe ô tô,..
Câu hỏi 2 trang 16 Công nghệ 10:
Lời giải:
So sánh sự giống và khác nhau giữa công nghệ rèn và dập.
– Giống nhau:
+ Công nghệ sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu (chế tạo phôi cho các chi tiết cơ khí).
+ Tạo được các sản phẩm có độ bền cao những lại có hạn chế là khó chế tạo các sản phẩm có hình dạng phức tạp.
– Khác nhau:
Phương pháp |
Rèn |
Dập |
Bản chất |
Sử dụng búa tác động lên phôi kim loại đã được nung nóng để tăng tính dẻo, tạo ra các chi tiết cơ khí có độ bền cao |
sử dụng máy tác dụng lên vật liệu kim loại làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. |
Phân loại, đặc điểm, công dụng |
Chia làm hai dạng: Rèn tự do và rèn khuôn. Phôi rèn được nung nóng trong lò, tăng tính dẻo Có thể tạo được các phôi định hình có kích thước lớn như các trục khuỷu ở các tàu biển, mà không có phương pháp nào gia công cắt gọt nào có thể làm được. |
Có 2 dạng: dập nóng và dập nguội. Phải sử dụng khuôn dập. Dập nóng để chế tạo các chi tiết có dạng hình khối. Dập nguội để chế tạo các chi tiết có dạng tấm mỏng. |
Câu hỏi 3 trang 16 Công nghệ 10:
Lời giải:
Công nghệ dập được sử dụng cho ngành công nghiệp dệt may và in nhiều nhất.
Câu hỏi 1 trang 16 Công nghệ 10:
Lời giải:
– Hàn thường được dùng khi muốn tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại, bằng cách nung nóng, chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối.
– Kết cấu công trình lớn lại dùng công nghệ hàn vì nó hàn tạo liên kết lớn, chặt; độ bền, sức chịu đựng cao.
Câu hỏi 2 trang 16 Công nghệ 10:
Lời giải:
Các vật được hàn mà em thường thấy: bồn, xe máy, ô tô, cửa sắt, hàng rào sắt,..
Câu hỏi 1 trang 17 Công nghệ 10:
Lời giải:
Các loại nhiên liệu dùng cho nhà máy nhiệt điện: than đá, dầu, khí gas để làm sôi nước,..
Câu hỏi 2 trang 17 Công nghệ 10:
Lời giải:
Nhà máy nhiệt điện cần được bố trí ở những khu vực tập trung nhiều nguồn nhiên liệu: than đá, dầu, khí gas như ở Hạ Long, Quảng Ninh, ..
Câu hỏi 3 trang 17 Công nghệ 10:
Lời giải:
Một số nhà máy thủy điện lớn : Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Trị An, Tuyên Quang,..
Câu hỏi 4 trang 17 Công nghệ 10:
Lời giải:
Người ta phải xây đập ngăn nước trên cao vì:
– Nếu không sẽ gây ra lũ lụt ở những vùng hạ lưu.,,
– Hơn nữa các nguồn nước ở trên cao có thế năng rất lớn. Thế năng này có thể trở thành động năng để làm quay các nhà máy điện.
Câu hỏi trang 18 Công nghệ 10:
Lời giải:
– Các loại đèn điện trong gia đình: đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn compact, đèn led,..
– Theo em nên sử dụng loại đèn Led.
– Giải thích: Vì có nhiều ưu điểm nổi trội: tiết kiệm điện năng, hiệu quả chiếu sáng tối ưu, tuổi thọ cao.
Câu hỏi trang 18 Công nghệ 10:
Lời giải:
– Công nghệ điện – cơ là: công nghệ biến đổi điện năng thành cơ ăng dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ.
– Sản phẩm chính của công nghệ này là các loại động cơ điện.
Câu hỏi trang 19 Công nghệ 10:
Lời giải:
– Công nghệ tự động hóa là: sự tích hợp điều khiển tự động và hệ thống cơ – điện nhằm tạo ra các hệ thống sản xuất tự động, các máy tự động, các máy tự động, các thiết bị tự động như máy tự động điều khiển số (máy CNC), robot công nghiệp,..
– Vai trò của công nghệ tự động hóa đối với sản xuất công nghiệp: tự động hóa các hệ thống sản xuất và các hệ thống kĩ thuật.
Câu hỏi trang 19 Công nghệ 10:
Lời giải:
Truyền thông không dây giúp các thiết bị kĩ thuật kết nối và trao đổi thông tin mà không cần kết nối bằng dây dẫn.
Luyện tập trang 19 Công nghệ 10:
Lời giải:
Theo em, trong các công nghệ phổ biến đã học thì công nghệ điều khiển và tự động hóa có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta