Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Soạn bài: Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác – Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên SachGiaiBaiTap)
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
– Trong cuộc sống, mỗi người đều có bổn phận trách nhiêm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Sống có trách nhiệm làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, gia đình và bản thân; dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của mình.
– Theo em, việc thực hiện bổn phận với cộng đồng phải được đặt ở trên hết, là một công dân phải thực hiện đúng trách nhiệm với xã hội, không nên vì việc tư mà ảnh hưởng tới cộng đồng. Nếu bổn phận cộng đồng mâu thuẫn với bổn phận gia đình em sẽ cố gắng giải quyết việc trong gia đình để không ảnh hưởng tới xã hội. Ngược lại nếu không thể giải quyết việc trong gia đình thì em sẽ làm đúng với luật pháp và bổn phận với xã hội.
* Đọc văn bản:
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Lưu ý những chi tiết miêu tả hành động và tâm trạng của Ăng-đrô-mác.
– nhào tới đón chàng
– lại bên chàng, nước mắt đầm đìa
– xiết chặt tay chàng, nàng nức nở
2. Lí do nào khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận?
– Ra trận, bọn A-kê-en sẽ hạ sát Héc-to, nàng sẽ trở thành góa phụ. Cha, mẹ của Ăng-đrô-mác đã không còn, bảy người anh cũng bị hạ sát bởi A-khin. Héc-to là người thân duy nhất của nàng. Nàng không muốn “trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành góa phụ”
-> Vì Ăng-đrô-mác rất yêu thương phu quân của mình, không muốn chàng chết.
3. Lưu ý những lí lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận
– Nếu ở lại đây, như kẻ hèn nhát, đứng nhìn từ xa, tránh không xung trân sẽ hổ thẹn với những người chiến binh và những người phụ nữ thành Tơ-roa
– Từ lâu đã học cách luôn ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho phụ thân và bản thân
– Điều làm trái tim tan vỡ không chỉ là nỗi thống khổ sẽ tới của những thần dân thành Tơ-roa, của cha mẹ Héc-to, của đàn em trai mà còn là nỗi thống khổ của Ăng-đrô-mác. Nàng sẽ không còn tự do, phải làm nô lệ, phải nghe những lời ô nhục mà đáng lẽ ra Héc-to có thể cứu nàng khỏi kiếp tôi đời nếu chiến đấu tới cùng.
4. Hình dung về cảnh tượng được miêu tả.
– Hoàn cảnh: Héc-to chuẩn bị từ biệt vợ và con trai
– Nhân vật: Héc-to, vợ, con trai, nhũ mẫu
– Diễn biến:
+ Héc-to muốn ôm con trai để từ biệt, nhưng ánh đồng sáng lòa và cái ngù bờm ngựa cong cong trên mũ trụ của chàng làm đứa con trai khóc ré lên vì sợ. Héc-to và vợ bật cười trước tình huống này.
+ Héc-to tháo mũ và bế đứa con trai thân thương và khẩn cầu các vị thần về sức mạnh và lòng dũng cảm.
→ Cảnh tượng cảm động nhưng vô cùng thiêng liêng.
5. Chú ý đến ý thức của Héc-tp về số phận và bổn phận.
– “Một người trần mắt thịt không thể bất chấp số phận mà bắt ta xuống địa phủ của thần Ha-đét được. Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể trốn chạy được số phận”
– “Chiến tranh là bổn phẩn của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta.”
=> Héc-to ý thức sâu sắc được số phận và bổn phận của mình: phải tham gia chiến tranh để giữ thành Tơ-roa
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản kể về việc Héc-to từ giã vợ và con trai của mình để tiếp tục tham gia chinh chiến bảo vệ thành Tơ-roa. Trong cuộc từ biệt cảm động và thiêng liêng, Héc-to đã khẳng định bổn phận và trách nhiệm của người trước sự khuyên nhủ của vợ.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
– Biến cố khiến Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác: cuộc giao chiến giữa quân Hy Lạp và quân Tơ-roa tiếp tục bước sang năm thứ 10 không phân thắng bại. Quân Hy Lạp nhất thời giành thế áp đảo. Hoàng tử Héc-to phải quay vào thành giục binh sĩ, cầu khẩn nữ thần A-tê-na giúp đỡ và từ biệt vợ con.
– Chiến tranh là một trong những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng (đặc điểm tiêu biểu của cốt truyện sử thi).
Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
– Những từ ngữ lặp lại:
Nhân vật nam |
Nhân vật nữ |
+ sáng loáng khiên đồng (Héc-to, gã A-kê-en) + quả cảm (vua Ê-ê-xi-ông, những dũng sĩ) |
+ xống áo thướt tha (cô hầu gái, Ăng-đrô-mác, nhũ mẫu) + trang phục diễm lệ (cô dâu) + vấn tóc chỉnh tề (phu nhân thành Tơ-roa) |
– Vì nhân vật nam trong sử thi là nhân vật anh hùng. Phẩm chất cao quí của nhân vật là lòng dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong việc chiến đấu chống kẻ thù. Nhân vật nữ là những công nương, công chúa,… dịu dàng, trong sáng, hiền dịu. Cả hai nhân vật đều tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp nhất trong cộng đồng.
Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Những không gian trên được miêu tả bằng những tính từ lớn lao, hùng vĩ, đồ sộ:
+ dãy phố thành Tơ-roa xây dựng khang trang
+ phố xá thành Tơ-roa rộng lớn
+ thành Te-bơ cổng lớn tường cao, đô thị đẹp đẽ
+ xứ Pla-cốt đại ngàn
→ Thể hiện đặc trưng thể loại sử thi: Không gian sử thi kì vĩ, cao rộng, mang tính cộng đồng, có thể bao quát cả thế giới thần linh và con người.
Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện nàng là một người phụ nữ dịu dàng, hiền hậu khi thuyết phục, khuyên nhủ chồng đừng đi chinh chiến. Nàng đã nhẹ nhàng dùng nhưng lời lẽ mềm mỏng, những câu chuyện từ những người thân yêu nhất để thuyết phục Héc-to. Bên cạnh đó, nàng còn một người vợ hết mực quan tâm yêu thương chồng con tha thiết, lo lắng cho chồng khi nghe tin từ chiến trận; khi chia tay Héc-to nàng chốc chốc lại ngoái lại nhìn theo bóng hình của chồng mà thương nhớ khôn xiết.
Câu 5 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
– Vì Héc-to là chủ soái thành Tơ-roa mang trong mình trách nhiệm và bổn phận. Chàng cảm thấy hổ thẹn với những chiến binh và những người phụ nữ nếu chỉ là kẻ hèn nhát, đứng từ xa, tránh không xung trận. Hơn thế nữa bầu nhiệt huyết không cho phép Héc-to làm như vậy, chàng đã học cách can trường chiến đấu, dũng cảm ở tuyến đầu. Dù thất bại hay thành công thì vẫn phải hoàn thành bổn phận của mình, phải dũng cảm chiến đấu.
=> Hành động đó cho ta thấy sự dũng cảm, can trường của Héc-to.
Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
– Đoạn trích đặt ra vấn đề con người ở giữa tình cảm gia đình và bổn phận, trách nhiệm với đất nước.
– Vấn đề này đến ngày nay vẫn còn xảy ra rất nhiều. Vì hiệ nay khi xã hội phát triển, con người càng chăm lo tới đời sống cá nhân nhiều hơn và đặt lợi ích của mình lên trên cao so với lợi ích chung của xã hội.
Câu 7 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
– Những phẩm chất của người anh hùng Hy Lạp thời cổ đại là anh hùng chiến trận. Phẩm chất cao quí của nhân vật là lòng dũng cảm, can trường, luôn ở tuyến đầu xả thân vì cộng đồng trong việc chiến đấu chống kẻ thù, không sợ thất bại. Con người anh hùng có vẻ đẹp cường tráng của thể chất. Nhân vật anh hùng là hiện thân của ý chí và sức mạnh cộng đồng. Đó là hình tượng khái quát hóa, lý tưởng hóa, mang ý thức và sức mạnh cộng đồng.
* Kết nối đọc – viết
Câu hỏi (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Đoạn văn tham khảo:
Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong sử thi I-li-át. Đây được coi là một trong những cảnh ấn tượng nhất khi khắc họa thành công sự tương phản giữa bầu không khí chiến tranh ác liệt và cuộc sống gia đình êm ấm. Trong đoạn trích, người đọc ấn tượng sâu sắc với chi tiết Héc-to ôm con trai vào lòng để từ biệt. Một người chủ soái kiên cường, dũng mãnh khi trở về nhà, đứng trước gia đình của mình, chàng chính là một người cha yêu thương vợ con tha thiết. Chi tiết “cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mấu xống áo thướt tha” vì sợ chiếc mũ bờm ngựa ánh đồng sáng lóa của Héc-to đã khiến chàng ngay lập tức cởi bỏ chiếc mũ của mình, rồi nhẹ nhàng bồng cậu con trai thân yêu, “thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt”. Từng hành động, cử chỉ chàng trao cho đứa con bé bỏng của mình đã thể hiện nỗi lòng thương xót và yêu con đến nhường nào. Héc-to mong đứa bé có được sự dũng cảm và can trường hơn cha của nó để có thể trở thành một anh hùng vĩ đại. Hình ảnh người cha và hình tượng người anh hùng chủ soái của Héc-to dường như chẳng đối lập mà còn làm bật lên khí thế, ý chí chiến đấu và tình cảm gia đình cao cả.