Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
* Nội dung chính:
“Bạch Đằng hải khẩu” của Nguyễn Trãi là bài ca ca ngợi chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trước kẻ thù xâm lược. Bạch Đằng là mồ chôn quân địch, thể hiện sức mạnh, niềm tự hào dân tộc và tình yêu nước tha thiết.
* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản:
1. Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.
– Đề tài: tình yêu quê hương, đất nước
2. Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản.
– Cảm hứng lịch sử: niềm tự hào trước chiến thắng của dân tộc trên sông Bạch Đằng
– Cảm hứng thế sự: tâm trạng thất vọng trước sự thay đổi của xã hội hiện tại
3. Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông.
“Sóc phong xuy hải khí lăng lăng
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng…”
4. Sự suy ngẫm sâu sắc của tác giả về lịch sử.
Bài thơ ấy đã tôn vinh công đức của các vua Trần, cũng với biết bao vị kiệt tướng cùng với toàn dân đồng lòng chiến đấu, gây nên thảm họa Bạch Đằng cho quân xâm lược Nguyên Mông. Tuy nhiên, nhắc về chiến thắng hào hùng trong quá khứ, Nguyễn Trãi nhằm gửi gắm niềm băn khoăn, trăn trở trước hiện tại. Liệu với một xã hội đầy những xô bồ, thị phi có còn được thấy những hào kiệt, những chiến tích lẫy lừng như trước?