Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):
– Điều khiến sự sống trên trái đất có thể sinh sôi nảy nở
– Yếu tố nào là quan trọng nhất đối với sự sống trên trái đất
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Dự đoán nội dung cụ thể sẽ được triển khai trong bài viết dựa vào nhan đề và đoạn thứ nhất.
– Sự phát triển của sự sống trên Trái đất
2. Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” ngược thời gian có ý nghĩa gì?
– Giúp người đọc hình dung tưởng tượng được lịch sử hình thành sự sống trên Trái Đất theo thời gian
– Giúp nội dung diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn hơn
3. Chú ý những thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn 3, 4 và tác dụng của chúng.
– tiến hoá, sinh vật đơn bào, trùng đế giày, động vật nguyên sinh, động vật đa bào, ổ sinh thái, vô sinh, …
– Tác dụng: làm nổi bật được chủ đề sự sống của các loài sinh vật, bài viết thêm thuyết phục, cụ thể
4. Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?
– Các sinh vật có sự sống, chúng phải đấu tranh để sinh tồn, để không bị đào thải, bị chết hay dẫn đến việc bị tuyệt chủng.
– Các vật vô sinh là vật không có sự sống, là các hạt, các nguyên tử; chúng không cần phải đấu tranh để sinh tồn.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản “Sự sống và cái chết” đã cung cấp đến bạn đọc hai hướng đi cơ bản của sự sống trên Trái Đất, lịch sử phát triển của sự sống, sự thích nghi, sinh tồn, tuyệt chủng của các loài trong quá trình tiến hoá, mối quan hệ giữa sự sống và cái chết và vai trò của chúng đối với các loài sinh vật trên Trái Đất.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):
– Văn bản sự sống và cái chết viết về quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất
– Tác giả đã tiếp cận vấn đề sự sống và cái chết từ lịch sử tiến hoá của các sinh vật trên Trái Đất, để thấy được mối quan hệ giữa sự sống và cái chết cũng như tầm quan trọng như nhau của chúng.
Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):
– Nội dung các phần
+ Đoạn 1: hai hướng đi cơ bản của sự sống trên Trái Đất
+ Đoạn 2: lịch sử phát triển của sự sống
+ Đoạn 3: sự thích nghi, sinh tồn, tuyệt chủng của các loài trong quá trình tiến hoá
+ Đoạn 4: mối quan hệ giữa sự sống và cái chết và vai trò của chúng đối với các loài sinh vật trên Trái Đất.
– Các sắp xếp, tổ chức: đầu tiên tác giả đưa ra những thông tin khái quát, sau đó, tác giả triển khai những nội dung cụ thể khác nhau ở đoạn 2,3 và cuối cùng, đoạn 4 khái quát, mở rộng thông tin.
Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):
Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):
Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hoá”, giữa “sự sống” và “cái chết” là mối quan hệ cùng tồn tại, cùng phát triển, không loại trừ nhau, cái này là một phần của cái kia, tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau.
Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):
– Thông điệp: mỗi sự sống trên Trái Đất đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng và loài người cần có ý thức nâng niu, gìn giữ sự sống trên Trái Đất. Ngày nay, khi xã hội hiện đại phát triển, con người đã và đang vô tình làm kiệt quệ môi trường sinh thái, khiến những loài động thực vật mất đi môi trường sống tự nhiên của mình. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường sinh thái chung.
Câu 6 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):
– Văn bản thông tin cung cấp cho bạn đọc thông tin để ta thấy được quan điểm, suy nghĩ của người viết. Văn bản trên đã cung cấp đến cho bạn đọc thông tin về sự sống và cái chết trên Trái Đất.
– Các yếu tố miêu tả được tìm thấy nhiều nhất ở các đoạn 2,3,4 với cách sử dụng nhiều danh từ riêng, động từ, tính từ. Yếu tố tự sự xuất hiện nhiều ở các đoạn 1,3,4 với các sự kiện, tình tiết, giọng người kể chuyện. Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong các đoạn 1,2 với các từ bộc lộ thái độ như “đáng kinh ngạc”, “thích thú”, “sợ cứng người”,…Các yếu tố nghị luận xuất hiện trong các đoạn 1,3,4 với những lí lẽ, bằng chứng nhằm thể hiện quan điểm người viết và thuyết phục bạn đọc. Các phương thức biểu đạt được sử dụng xen kẽ, phối hợp với nhau đem lại hiệu quả cho văn bản.
Câu 7 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):
– Không thể thay đổi nhan đề. Vì nhan đề “Sự sống và cái chết” mang tính cô đọng, bao quát hơn , có khả năng gợi liên tưởng sâu rộng hơn.
Câu 8 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):
Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản khiến chúng ta càng thêm trách nhiệm, có ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường sinh thái trên Trái Đất.
* Kết nối đọc – viết (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):
Thu thập thông tin về một loài sinh vật bạn muốn tìm hiểu.Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ)
Đoạn văn tham khảo
Một loài sinh vật tôi mong muốn được tìm hiểu khi xem một bộ phim đó là loài chim thuỷ tổ. Chim thủy tổ có tên khoa học là Archaeopteryx là một chi khủng long giống chim chuyển tiếp giữa khủng long có lông và chim hiện đại. Nó được xem là tổ tiên của các loài chim. Là một chi của khủng long và có cánh. Nhiều người tin rằng chim thủy tổ sinh sống vào cuối kỷ Jura. Tức là khoảng 150 triệu năm trước. Trong khoảng thời gian này, theo thì nơi đây ngày nay chính là miền nam Đức. Khi mà châu Âu còn là tập hợp nhiều quần đảo nằm trong vùng biển nông nhiệt đới. Chim thủy tổ có chiều dài cơ thể tính từ dầu đến đuôi khoảng 0,5 m (50cm). Chúng có kích thước nhỏ, phủ cánh khá rộng nên được cho là có khả năng bay và lướt. Một số người đánh giá loài chim này có sức mạnh khủng khiếp so với kích thước cơ thể. Xét theo hệ cơ xương thì chim thủy tổ có nhiều đặc điểm gần với khủng long “Đại Trung sinh” hơn là đặc điểm của chim. Xét về chi tiết, chim thủy tổ có hàm răng sắc, ba ngón tay có vuốt trên mỗi đầu bàn tay. Chim có đuôi dài, những đốt xương có thể tách rời, ngón chân sắc nhọn có thể co duỗi. Chính vì vậy mà xét theo bộ xương thì chim thủy tổ gần với bộ giáp sát. Không phải là bộ chim như ngày nay. Với bề ngoài lông vũ và nhiều đặc điểm khác, chim thủy tổ được xem là đại biểu trung gian của giai đoạn tiến hóa từ loài bò sát sang chim.