Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Mở đầu trang 21 Hóa học 10:
Lời giải:
– Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh, không theo quỹ đạo xác định.
– Trong nguyên tử, các electron sắp xếp thành từng lớp và phân lớp theo nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.
Câu hỏi 1 trang 22 Hóa học 10:
Lời giải:
Theo mô hình hiện đại, trong nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh, không theo quỹ đạo xác định.
Câu hỏi 2 trang 22 Hóa học 10:
A. hình tròn.
B. hình số tám nổi.
C. hình cầu.
D. hình bầu dục.
Lời giải:
Đáp án C
Các orbital s có dạng hình cầu.
Câu hỏi 3 trang 22 Hóa học 10:
Lời giải:
– Orbital p có dạng hình số 8 nổi và có 3 sự định hướng:
+ Orbital px định hướng theo trục x.
+ Orbital py định hướng theo trục y.
+ Orbital pz định hướng theo trục z.
Câu hỏi 4 trang 23 Hóa học 10:
a) Phân lớp p.
b) Phân lớp d.
Lời giải:
a) Tổng số electron tối đa chứa trong phân lớp p là 6.
b) Tổng số electron tối đa chứa trong phân lớp d là 10.
Câu hỏi 5 trang 23 Hóa học 10:
A. 2 và 8.
B. 8 và 10.
C. 8 và 18
D. 18 và 32.
Lời giải:
Đáp án C
– Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp là 2s và 2p nên lớp L có tổng số electron tối đa là 8.
– Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp là 3s, 3p, 3d nên lớp M có tổng số electron tối đa là 18.
Câu hỏi 6 trang 24 Hóa học 10:
A. 1s22s22p63s23p3.
B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23p4.
D. 1s22s22p63s23p6.
Lời giải:
Đáp án C
Nguyên tử có Z = 16 nên nguyên tử có 16 electron.
⇒ Cấu hình electron là 1s22s22p63s23p4.
Câu hỏi 7 trang 24 Hóa học 10:
Lời giải:
– Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 8: 1s22s22p4, được biểu diễn theo ô orbital là:
– Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 11: 1s22s22p63s1, được biểu diễn theo ô orbital là:
Câu hỏi 8 trang 25 Hóa học 10:
Lời giải:
Ta có: Z = 14 ⇒ Nguyên tử silicon có 14 electron.
– Viết thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng:
1s 2s 2p 3s 3p 4s …
– Điền các electron vào các phân lớp electron theo nguyên lí vững bền:
1s22s22p63s23p2.
⇒ Cấu hình electron của nguyên tử silicon có Z = 14: 1s22s22p63s23p2, được biểu diễn theo ô orbital là:
Giải thích:
+ Theo nguyên lí Pauli: Các phân lớp 1s, 2s, 2p, 3s đều chứa tối đa các electron nên trong mỗi AO có 2 electron (kí hiệu ↑, ↓) có chiều quay ngược nhau được viết là ↑↓.
+ Theo quy tắc Hund: Phân lớp 3p chỉ có 2 electron nên các electron phải phân bố sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này có chiều tự quay giống nhau (↑).
Câu hỏi 9 trang 25 Hóa học 10:
Lời giải:
Chlorine có Z = 17 nên nguyên tử chlorine có 17 electron.
– Viết thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng:
1s 2s 2p 3s 3p 4s …
– Điền các electron vào các phân lớp electron theo nguyên lí vững bền:
1s22s22p63s23p5.
⇒ Cấu hình electron của nguyên tử chlorine là: 1s22s22p63s23p5.
⇒ Lớp ngoài cùng có 7 electron.
⇒ Chlorine là phi kim.
Em có thể trang 25 Hóa học 10:
Lời giải:
– Cấu hình electron nguyên tử của nitrogen (Z = 7) là 1s22s22p3.
⇒ Lớp ngoài cùng có 5 electron.
⇒ Nitrogen là phi kim.
– Cấu hình electron nguyên tử của oxygen (Z = 8) là 1s22s22p4.
⇒ Lớp ngoài cùng có 6 electron.
⇒ Oxygen là phi kim.
– Cấu hình electron nguyên tử của aluminium (Z = 13) là 1s22s22p63s23p1.
⇒ Lớp ngoài cùng có 3 electron.
⇒ Aluminium là kim loại.