Chủ đề 2: Vai trò của sử học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Mở đầu trang 19 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Giữa lịch sử và các ngành khoa học xã hội và nhân văn; khoa học tự nhiên và công nghệ… có mối quan hệ gắn bó mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau.

Câu hỏi 1 trang 21 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Xác định:

+ Để có được thông tin trong tư liệu 1 (Lược đồ tìm thấy một số dấu tích của người Nguyên thủy ở Đông Nam Á), các nhà sử học đã sử dụng kiến thức và phương pháp của khoa học địa lí.

+ Để có được thông tin trong tư liệu 2, các nhà sử học đã sử dụng kiến thức và phương pháp của ngành hóa học.

+ Để có được thông tin trong tư liệu 3, các nhà sử học đã sử dụng kiến thức và phương pháp của ngành toán học.

– Việc phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau, giúp các nhà khoa học hiểu đúng vấn đề đang nghiên cứu và ngày càng hiểu đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.

Câu hỏi 2 trang 21 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,…

– Trong quá trình nghiên cứu, nhà sử học cần phải phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau.

=> Do đó, sử học được coi là một môn khoa học có tính liên ngành.

Câu hỏi 1 trang 23 Lịch Sử 10:

Lời giải:

* Yêu cầu số 1: Tư liệu 4 giúp em biết đến các sự kiện lịch sử là:

– Sự khủng hoảng của chính quyền vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài của Đại Việt vào cuối thế kỉ XVIII

– Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Trịnh, trao lại quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê

– Vua Lê Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh, nhân cơ hội đó, nhà Thanh đem quân sang xâm lược Đại Việt

– Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung đã đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh

* Yêu cầu số 2: Một số sự kiện hoặc bối cảnh lịch sử được đề cập trong các hồi của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí:

– Hồi 1:

+ Chúa Trịnh Sâm sủng ái Tuyên phi Đặng Thị Huệ.

+ Tuyên phi dựa vào sự giúp sức của Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, đã bày mưu kế hại thế tử Trịnh Tông (con trưởng của chúa Trịnh Sâm), khiến thế tử Trịnh Tông bị truất ngôi và bị giam cầm.

– Hồi thứ 2:

+ Chúa Trịnh Sâm qua đời, Trịnh Cán (con trai của Tuyên phi Đặng Thị Huệ) khi đó mới 6 tuổi lên nối ngôi.

+ Trước tình thế đó, Trịnh Khải cùng với quân Tam phủ, nửa đêm xông vào phủ chúa giết quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế truất Trịnh Cán, tôn thế tử Trịnh Tông lên làm Nam Đoan Vương

– Hồi thứ 9 và hồi thứ 11:

+ Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Trịnh, trao lại quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê

+ Nguyễn Hữu Chỉnh nhân lúc quân Tây Sơn mâu thuẫn nội bộ, có ý chống đối. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm (con rể của Nguyễn Nhạc) ra Bắc, tiêu diệt Nguyễn Hữu Chính; khiến vua Lê Chiêu Thống bỏ kinh đô đi lưu vong.

+ Tuy nhiên, đến lượt Vũ Văn Nhậm chuyên quyền, có ý chống đối Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ buộc phải đưa ra quân ra Bắc lần thứ hai, giết Vũ Văn Nhậm.

– Hồi thứ 12: Vua Lê Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh, nhân cơ hội đó, nhà Thanh đem quân sang xâm lược Đại Việt

– Hồi 14, 15:

+ Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung đã đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh với chiến thắng vang dội tại Ngọc Hồi – Đống Đa

+ Sau khi đánh tan quân xâm lược, vua Quang Trung cho thi hành nhiều chính sách tích cực để khôi phục lại đất nước.

Câu hỏi 2 trang 23 Lịch Sử 10:

Lời giải:

* Yêu cầu số 1: Giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Điều này được thể hiện qua các nội dung sau:

– Thứ nhất, vai trò của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn:

+ Lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

+ Tri thức lịch sử đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn với cuộc sống.

– Thứ hai, vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với sử học:

+ Tri thức của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.

+ Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,… của nhiều ngành ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng lại quá khứ. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.

* Yêu cầu số 2: Ví dụ:

+ Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1930 – 1945 là chất liệu và nguồn cảm hứng cho các nhà văn như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… sáng tác nên các truyện ngắn, tiểu thuyết hoặc phóng sự. Tiêu biểu như: tiểu thuyết Tắt Đèn (Ngô Tất Tố); phóng sự Cơm thầy, cơm cô (Vũ Trọng Phụng); truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)…

+ Mặt khác, khi khai thác các tác phẩm văn học như: tiểu thuyết Tắt Đèn (Ngô Tất Tố); phóng sự Cơm thầy, cơm cô (Vũ Trọng Phụng); truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)… chúng ta sẽ có hiểu biết một cách sinh động về đời sống xã hội ở nông thôn và thành thị Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (1945).

Câu hỏi 1 trang 24 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Các tác phẩm Lịch sử toán học giản yếu và lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học cũng được coi là tác phẩm lịch sử, vì: các ngành toán học, hóa học… cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu của sử học.

– Vai trò của Sử học đối với ngành Toán học, Hóa học thông qua các tác phẩm đó:

+ Tác phẩm Lịch sử toán học giải yếu: cung cấp những tri thức về sự ra đời, quá trình phát triển và những thành tựu tiêu biểu của ngành toán học.

+ Tác phẩm Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học: giúp chúng ta có những hiểu biết cơ bản về lịch sử phát minh và sử dụng của từng nguyên tố hóa học. Thông qua những tri thức lịch sử trong sách, chúng ta sẽ biết được: Tại sao có những nguyên tố được phát hiện ra sớm, tại sao có những nguyên tố lại được biết đến muộn hơn? Các nhà bác học đã có đóng góp như thế nào trong lĩnh vực nghiên cứu các nguyên tố hóa học.

Câu hỏi 1 trang 23 Lịch Sử 10:

Lời giải:

* Yêu cầu số 1: Tư liệu 4 giúp em biết đến các sự kiện lịch sử là:

– Sự khủng hoảng của chính quyền vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài của Đại Việt vào cuối thế kỉ XVIII

– Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Trịnh, trao lại quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê

– Vua Lê Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh, nhân cơ hội đó, nhà Thanh đem quân sang xâm lược Đại Việt

– Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung đã đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh

* Yêu cầu số 2: Một số sự kiện hoặc bối cảnh lịch sử được đề cập trong các hồi của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí:

– Hồi 1:

+ Chúa Trịnh Sâm sủng ái Tuyên phi Đặng Thị Huệ.

+ Tuyên phi dựa vào sự giúp sức của Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, đã bày mưu kế hại thế tử Trịnh Tông (con trưởng của chúa Trịnh Sâm), khiến thế tử Trịnh Tông bị truất ngôi và bị giam cầm.

– Hồi thứ 2:

+ Chúa Trịnh Sâm qua đời, Trịnh Cán (con trai của Tuyên phi Đặng Thị Huệ) khi đó mới 6 tuổi lên nối ngôi.

+ Trước tình thế đó, Trịnh Khải cùng với quân Tam phủ, nửa đêm xông vào phủ chúa giết quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế truất Trịnh Cán, tôn thế tử Trịnh Tông lên làm Nam Đoan Vương

– Hồi thứ 9 và hồi thứ 11:

+ Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Trịnh, trao lại quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê

+ Nguyễn Hữu Chỉnh nhân lúc quân Tây Sơn mâu thuẫn nội bộ, có ý chống đối. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm (con rể của Nguyễn Nhạc) ra Bắc, tiêu diệt Nguyễn Hữu Chính; khiến vua Lê Chiêu Thống bỏ kinh đô đi lưu vong.

+ Tuy nhiên, đến lượt Vũ Văn Nhậm chuyên quyền, có ý chống đối Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ buộc phải đưa ra quân ra Bắc lần thứ hai, giết Vũ Văn Nhậm.

– Hồi thứ 12: Vua Lê Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh, nhân cơ hội đó, nhà Thanh đem quân sang xâm lược Đại Việt

– Hồi 14, 15:

+ Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung đã đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh với chiến thắng vang dội tại Ngọc Hồi – Đống Đa

+ Sau khi đánh tan quân xâm lược, vua Quang Trung cho thi hành nhiều chính sách tích cực để khôi phục lại đất nước.

Câu hỏi 2 trang 23 Lịch Sử 10:

Lời giải:

* Yêu cầu số 1: Giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Điều này được thể hiện qua các nội dung sau:

– Thứ nhất, vai trò của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn:

+ Lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

+ Tri thức lịch sử đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn với cuộc sống.

– Thứ hai, vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với sử học:

+ Tri thức của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.

+ Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,… của nhiều ngành ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng lại quá khứ. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.

* Yêu cầu số 2: Ví dụ:

+ Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1930 – 1945 là chất liệu và nguồn cảm hứng cho các nhà văn như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… sáng tác nên các truyện ngắn, tiểu thuyết hoặc phóng sự. Tiêu biểu như: tiểu thuyết Tắt Đèn (Ngô Tất Tố); phóng sự Cơm thầy, cơm cô (Vũ Trọng Phụng); truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)…

+ Mặt khác, khi khai thác các tác phẩm văn học như: tiểu thuyết Tắt Đèn (Ngô Tất Tố); phóng sự Cơm thầy, cơm cô (Vũ Trọng Phụng); truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)… chúng ta sẽ có hiểu biết một cách sinh động về đời sống xã hội ở nông thôn và thành thị Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (1945).

Câu hỏi 2 trang 25 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học:

+ Thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế – xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ,…

+ Thông tin và phương pháp của Vật lí học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học – kĩ thuật,…

+ Tài liệu, phương pháp của các ngành Địa lí – Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Y học,… để xác định tính chính xác của sự kiện, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử.

+ Ứng dụng công nghệ số, viễn thám, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo,… để hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết lịch sử, thu thập, xử lí sử liệu, đo đạc và xây dựng bản đồ về sự kiện, không gian lịch sử, cũng như trình bày và tái hiện quá khứ lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả,…

Luyện tập 1 trang 25 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Sử học được coi là một môn khoa học có tính liên ngành, vì: trong quá trình nghiên cứu, nhà sử học cần phải phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau.

– Một số ví dụ thể hiện việc sử dụng tri thức, phương pháp liên ngành trong nghiên cứu lịch sử:

+ Ví dụ 1: để khôi phục và làm nổi bật giá trị của khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, sử học đã khai thác và sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau, như: khảo cổ học, địa lí học, văn học, kiến trúc, điêu khắc..

+ Ví dụ 2: khai thác tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí chúng ta có thể hiểu biết một cách sinh động hơn về tiến trình lịch sử; đời sống xã hội ở Việt Nam cuối thế kỉ XVIII.

+ Ví dụ 3: để giám định niên đại của các hiện vật, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ 14C (đây là phương pháp thuộc ngành hóa học).

Luyện tập 2 trang 25 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Ví dụ về mối liên hệ giữa sử học với ngành khoa học tự nhiên:

+ Ví dụ 1: trong tác phẩm “Chiếc nút áo của Napoleon – 17 phân tử thay đổi lịch sử”, bằng những hiểu biết khoa học về nguyên tố thiếc (Sn), hai tác giả Penny Le Couteur và Jay Burreson đã đưa ra một cách luận giải, một nhận thức lịch sử thú vị về nguyên nhân dẫn đến thất bại của đội quân do Napoleon chỉ huy khi tiến quân xâm lược nước Nga (vào năm 1812). Theo hai tác giả này: nút áo của đội quân hơn 700.000 người do Napoleon chỉ huy đều được làm từ bằng thiếc. Tuy nhiên, thiếc lại có thể biến thành bột vụn ở nhiệt độ dưới -30°C. Trong khi đó, nhiệt độ -30°C lại là nền nhiệt bình thường của mùa đông ở Nga. Vì phải chịu lạnh do không thể “cài nút áo” được, đội quân của Napoleong ngày càng suy yếu và thất bại thảm hại dưới cái lạnh khủng khiếp trong cuộc xâm lược này.

+ Ví dụ 2: công trình nghiên cứu về “Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học” của G. Đi-ô-ghê-nốp giúp chúng ta có những hiểu biết cơ bản về lịch sử phát minh và sử dụng của từng nguyên tố hóa học. Thông qua những tri thức lịch sử trong sách, chúng ta sẽ biết được:

+ Tại sao có những nguyên tố được phát hiện ra sớm, tại sao có những nguyên tố lại được biết đến muộn hơn?

+ Các nhà bác học đã có đóng góp như thế nào trong lĩnh vực nghiên cứu các nguyên tố hóa học.

Vận dụng 1 trang 25 Lịch Sử 10:

Lời giải:

(*) Tham khảo bài viết:

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN (HÀ NỘI) – NHỮNG ĐIỀU VẦN BIẾT

– Trường Trung học phổ thông Quốc gia Chu Văn An (còn được gọi là Trường Chu Văn An Hà Nội, Trường Bưởi là một trường trung học phổ thông công lập ở Hà Nội.

– Được thành lập từ năm 1908, cho đến nay Chu Văn An là một trong những trường phổ thông lâu đời và có truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam.

1. Cơ sở vật chất THPT Chu Văn An

– Trường THPT Chu Văn An có cơ sở vật chất pha trộn giữa phong cách kiến trúc của các nhà học kiểu Pháp đã gần 100 năm tuổi với các công trình mới được xây dựng trong thời gian gần đây nằm trong dự án xây dựng trường điểm quốc gia của chính phủ.

– Hệ thống nhà học gồm 3 dãy nhà 3 tầng là nhà A, B và E, 2 dãy nhà 1 tầng là nhà C và D đã được xây dựng từ thời Pháp và liên tục được cải tạo trên cơ sở giữ nguyên những nét kiến trúc cổ và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh.

– Phục vụ cho công tác thực hành thực nghiệm, trường có một nhà học thực nghiệm (nhà T) gồm phòng đa phương tiện (multimedia), phòng đựng giáo cụ trực quan và đồ thí nghiệm, phòng thí nghiệm, một nhà Hội đồng sư phạm (nhà S) gồm phòng Hội đồng các phòng học tiếng và tin học.

– Về mảng tự học và ngoại khóa của học sinh, trường có một thư viện, phòng truyền thống, một hội trường hiện đại với 200 chỗ ngồi tên là Hội trường Thăng Long, khu nhà thi đấu và các khu luyện tập thể chất ngoài trời, một sân bóng đá, một sân bóng rổ, và vườn trường.

– Ngoài ra trường còn có ký túc xá dành cho các học sinh ở xa và 3 căng tin: hai căng tin mới ở nhà K (ký túc xá) và căng tin cũ cạnh nhà I (nhà tập). Sân vận động của trường từ 3 sân đất đã được tu sửa trở thành 3 sân cỏ nhân tạo và 2 sân quần vợt. Sân cỏ sau nhà A cũng được xây thành sân bê tông dành cho môn bóng rổ.

2. Tuyển sinh trường THPT Chu Văn An Hà Nội

– Trường THPT Chu Văn An trường trung học phổ thông có hệ thống lớp chuyên, vì vậy học sinh tốt nghiệp lớp 9 muốn vào học tại hai trường này ngoài việc phải tham gia kì thi vào lớp 10 chung cho các trường trung học phổ thông chuyên và không chuyên trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, còn phải tham gia kì thi chuyên chung của trường (Thi vòng một theo đề của sở, vòng hai môn chuyên theo đề của trường).

– Kì thi tuyển gồm ba môn bắt buộc là Toán, Văn và Ngoại ngữ điều kiện. Các thí sinh đăng ký thi tuyển vào các lớp chuyên phải thi thêm môn chuyên tương ứng.

– Điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ (mỗi môn lấy hệ số 1) cộng với điểm môn chuyên nhân đôi (hệ số 2), thí sinh lấy từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu của lớp chuyên.

– Các thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển vào các lớp nâng cao sẽ thi hai môn Toán, Văn và lấy điểm xét tuyển là tổng điểm hai môn này.

– Thông thường diện dự tuyển của hai trường chỉ bao gồm học sinh có hộ khẩu Hà Nội nhưng kể từ năm học 2008 – 2009, trường Chu Văn An được phép tuyển mở rộng học sinh của toàn miền Bắc (từ Thanh Hóa trở ra) với điều kiện học sinh đó phải đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

3. Điểm chuẩn vào trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) các năm gần đây

– Hằng năm, trường THPT Chu Văn An tuyển sinh vào lớp 10 khoảng 650 – 700 học sinh, tỉ lệ cạnh tranh vào trường dao động trong khoảng 2.9 – 3.1.

4. Hệ thống đào tạo của chuyên Chu Văn An Hà Nội

– Hệ thống lớp học của trường Chu Văn An Hà Nội bao gồm có 11 lớp chuyên: Toán, Lý, Hóa, Tin, Văn, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, Địa, sử và Sinh. Đây là các lớp được dạy tăng cường (số tiết, khối lượng kiến thức nhiều hơn so với các lớp còn lại) các môn chuyên tương ứng.

– Ngoài ra, trường còn có 1 lớp song ngữ tiếng Pháp (F): đây là lớp thuộc hệ thống lớp song ngữ do Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) tài trợ và đào tạo, học sinh sẽ được dạy các môn chính khóa song song tiếng Pháp và tiếng Việt.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 25 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Ở trường, em đã được trải nghiệm:

+ Xem các đoạn phim tư liệu về một số sự kiện lịch sử.

+ Quan sát các hiện vật lịch sử thông qua việc tham quan bảo tàng ảo 3D

– Việc ứng dụng công nghệ trong học tập lịch sử giúp em dễ dàng tiếp thu kiến thức; cảm thấy việc học lịch sử thú vị hơn.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1144

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống