Chủ đề 7: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Mở đầu trang 136 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Đoàn kết là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, giữ vững nền độc lập cũng như giữ gìn và phát triển nền văn hóa truyền thống

– Hiện nay, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi 1 trang 137 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc:

+ Tình yêu gia đình và quê hương đất nước

+ Yêu cầu liên kết đẻ trị thủy, làm thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

+ Yêu cầu tập hợp lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.

– Biểu hiện của khối đoàn kết dân tộc qua các thời kì lịch sử:

+ Khối đoàn kết dân tộc ở Việt Nam đã hình thành từ rất sớm – từ thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc và được củng cố qua cuộc đấu tranh bền bỉ trong hơn 1000 năm Bắc thuộc

+ Thời kì phong kiến tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc luôn được các vương triều quan tâm, xây dựng thông qua nhiều chính sách, biện pháp cụ thể.

+ Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, phát triển và mở rộng. Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, đươc thành lập này 18/11/1930 với tên gọi Hội Phản đế đồng minh, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu hỏi 2 trang 137 Lịch Sử 10:

Lời giải:

Nhận xét: Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ rất sớm; trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử, truyền thống đoàn kết toàn dân không bị phai nhạt, mà luôn được củng cố, mở rộng.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Câu hỏi trang 138 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.

Câu hỏi trang 139 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

+ Đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

+ Đoàn kết giữa các dân tộc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đã và đang được phát huy cao độ khi có thiên tai, dịch bệnh.

– Ví dụ thực tế:

+ Ví dụ 1: Nhân dân cả nước chung tay góp sức để giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả do thiên tai bão lũ gây ra.

+ Ví dụ 2: Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân, tháng 4/2020, doanh nhân Hoàng Tuấn Anh đã đưa ra sáng kiến mở các “ATM gạo” và “ATM khẩu trang” để phát gạo, khẩu trang miễn phí cho những người nghèo, người gặp khó khăn, không có thu nhập; tới tháng 8/2021, anh Hoàng Tuấn Anh một lần nữa gây ấn tượng với sáng kiến “ATM Oxy” nhằm cung cấp máy Oxy và bình Oxy hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe cho hệ thống bệnh viên, giúp bệnh nhân đang điều trị Covid-19 sớm phục hồi.

Câu hỏi trang 140 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Những từ ngữ thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc trong các tư liệu 5, 6 là:

+ “Không phân biệt”.

+ “quốc gia thống nhất của các dân tộc”

+ “bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”

+ “nghiêm cấm hành vi chia rẽ, kì thị”

– Các tư liệu số 5 và 6 thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc là: Đoàn kết, Bình đẳng và Tương trợ nhau cùng phát triển.

Câu hỏi 1 trang 142 Lịch Sử 10:

Lời giải:

(*) Bảng tóm tắt: nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

Lĩnh vực

Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc

Kinh tế

– Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc;…

Văn hóa

– Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Xã hội

– Thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số xuất phát từ đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, tổ chức và kết cấu xã hội, tập quán và truyền thống trong các dân tộc…

An ninh

quốc phòng

– Củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn để đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá.

Câu hỏi 2 trang 142 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Một số chương trình cụ thể trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà Nước:

+ Ngày hội văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ X được tổ chức vào năm 2018

+ Ngày hội hội văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc Tây Nguyên lần thứ I, được tổ chức tại Kon Tum vào tháng 5/2021

+ Năm 2008, Thủ tướng Cp đã ban hành quyết định số 1668/QĐ-TTg, lấy ngày 19/4 hằng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam nhằm tôn vinh và giữ gìn văn hóa các dân tộc Việt Nam.

+ Mô hình phát triển các vùng trồng chè của dân tộc Sán Chay ở Thái Nguyên

+ Ở nhiều địa phương đã thành lập các trường phổ thông dân tộc nội trú để đào tạo, giảng dạy cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số hoặc con em các gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 1 trang 142 Lịch Sử 10:

Lời giải:

(*) Trục thời gian tham khảo

Luyện tập 2 trang 142 Lịch Sử 10:

Thành công, thành công, đại thành công”

(Hồ Chí Minh)

Em hiểu như thế nào về quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Lấy những dẫn chứng lịch sử để chứng minh cho luận giải của em.

Lời giải:

– Câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công” đã khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của tinh thần đoàn kết. Theo đó: Đoàn kết có thể tạo ra sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nhờ đó mà đạt được những thành quả đáng tự hào.

– Một số dẫn chứng:

+ Do không huy động được sức mạnh đoàn kết của toàn dân nên cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ đã thất bại.

+ Đoàn kết toàn dân là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần làm nên thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần (thế kỉ XIII).

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 1 trang 142 Lịch Sử 10:

Lời giải:

a. Trong danh sách Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh có nhiều di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số đã thể hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa.

b. Giới thiệu: lễ cấp sắc của người Dao ở Sơn La

– Người Dao ở Sơn La còn bảo tồn nhiều phong tục tập quán truyền thống, đặc biệt là các nghi lễ chu kỳ đời người, trong đó có lễ cấp sắc. 

– Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng, công nhận sự trưởng thành đối với người đàn ông ở tất cả các ngành Dao. Trong lễ cấp sắc, người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.

– Theo tiếng địa phương, cấp sắc được gọi là quá tang hay quá tăng. “Quá” nghĩa là từng trải hoặc qua thử thách; “tang” là đèn hoặc vật dụng dùng để soi sáng. Bởi vậy, quá tang nghĩa là trải qua lễ soi đèn, xuất phát từ việc thắp đèn soi sáng người thụ lễ khi làm lễ cấp sắc.

– Lễ cấp sắc thường tổ chức cho con trai từ 10 tuổi trở lên và thực hiện vào thời gian nông nhàn. Để chuẩn bị lễ cấp sắc, gia đình phải nuôi lợn, tích lương thực, thực phẩm, vàng mã và các thứ khác để làm lễ và cỗ mời bà con, họ hàng…

– Lễ cấp sắc của các ngành Dao thực hiện một số nghi lễ, như: lễ nhận thầy; lập ban thờ mới; mời thần linh nhà thầy cúng đi làm lễ; mời thần linh, tổ tiên nhà người được cấp sắc về làm lễ; lễ cấp đèn; lễ đặt tên; lễ dạy làm thầy/truyền phép…Tuy nhiên, mỗi ngành lại có những khác biệt riêng.

– Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao. Trong lễ cấp sắc, người được cấp sắc và những người tham dự có thể hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của mình từ những bài cúng, tích truyện mà thầy cúng đọc, từ đó, nâng cao ý thức bảo tồn những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Dao. Lễ cấp sắc phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người Dao, thể hiện qua các điệu múa, hát đối đáp – páo dung, tranh vẽ, hình cắt giấy… Lễ cấp sắc có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào Dao, giúp họ có thêm sức mạnh tinh thần vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hướng tới điều tốt đẹp trong tương lai. Lễ cấp sắc hướng người đàn ông Dao cũng như các thành viên trong cộng đồng biết tôn sư trọng đạo, kính trọng cha mẹ, luôn làm điều thiện.

– Ghi nhận giá trị tiêu biểu của di sản, Lễ cấp sắc của người Dao ở Sơn La được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2016.

Vận dụng 2 trang 142 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Nếu trường em hoặc tổ dân phố/làng/ bản nơi em đang sinh sống phát động cuộc thi vẽ tranh hoặc sưu tầm hình ảnh và viết bài tham gia Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, em sẽ lựa chọn hình ảnh: mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng

– Vì: Hình ảnh cái “bọc trăm trứng” mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt đều chung một mẹ sinh ra, do đó mối quan hệ giữa các dân tộc là mối quan hệ anh em thân thiết. Hai tiếng đồng bào (cùng một bọc) đã gợi lên đầy đủ và cảm động nghĩa tình keo sơn, máu thịt ấy.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1173

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống