Chương 3: Thạch quyển

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Mở đầu trang 24 Địa Lí 10:

Lời giải:

– Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

– Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

– Nội lực và ngoại lực là hai lực tác động đồng thời lên bề mặt Trái Đất. Nội lực tác động tới địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo như vận động theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang. Tác động của quá trình ngoại lực thông qua ba quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

Câu hỏi trang 24 Địa Lí 10:

– Trình bày khái niệm và nguyên nhân sinh ra nội lực.

– Kể tên các dạng địa hình được hình thành chủ yếu do tác động của nội lực.

Lời giải:

– Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

– Nguyên nhân sinh ra nội lực là do:

+ Sự phân huỷ của các chất phóng xạ.

+ Các phản ứng hoá học toả nhiệt.

+ Chuyển động tự quay của Trái Đất.

+ Sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,…

– Những dạng địa hình do nội lực tạo ra thường có kích thước lớn như châu lục, các dãy núi cao,…

Câu hỏi trang 26 Địa Lí 10:

– Trình bày khái niệm, nguyên nhân sinh ra ngoại lực.

– Phân tích tác động của quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

Lời giải:

– Khái niệm: Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

– Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

– Tác động: Tác động của quá trình ngoại lực thông qua ba quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Xu hướng chung của ngoại lực là phá huỷ, hạ thấp độ cao và san bằng địa hình.

+ Quá trình phong hoá: Phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật, … Quá trình phong hoá bao gồm: phong hóa vật lí, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học. Kết quả chung của quá trình phong hoá là tạo ra lớp vỏ phong hoá.

+ Quá trình bóc mòn: Bóc mòn là quá trình dời chuyển các sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,… Tuỳ theo nhân tố bóc mòn mà quá trình bóc mòn lại chia thành quá trình xâm thực (do nước chảy), quá trình mài mòn (do sóng biển và băng hà) và quá trình thổi mòn (do gió). Các quá trình này tạo ra các dạng địa hình hết sức phong phú và đa dạng.

+ Quá trình vận chuyển và quá trình bồi tụ: Quá trình vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác; Quá trình bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu để tạo ra các dạng địa hình mới.

Luyện tập trang 26 Địa Lí 10:

Lời giải:

Đặc điểm

Nội lực

Ngoại lực

Khái niệm

Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

Nguyên nhân

– Nguyên nhân sinh ra nội lực là do: sự phân huỷ của các chất phóng xạ; Các phản ứng hóa học tỏa nhiệt; Chuyển động tự quay của Trái Đất; Sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,…

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

Vận dụng 1 trang 26 Địa Lí 10:

Lời giải:

– Các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được hình thành chủ yếu bởi quá trình ngoại lực.

– Sông Hồng và sông Thái Bình là hai con sông lớn nhất của miền Bắc. Khi đổ ra biển, nước sông chảy chậm đã làm cho phù sa lắng xuống đọng thành các lớp dày. Qua hàng vạn năm lớp phù sa đó đã tạo nên đồng bằng châu thổ Bắc Bộ (đồng bằng sông Hồng).

– Hai hệ thống sông lớn là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Ngược với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành đồng bằng sông Cửu Long.

Vận dụng 2 trang 26 Địa Lí 10:

Lời giải:

Một số hang động nổi tiếng ở Việt Nam động Phong Nha (Quảng Bình), động Hương Tích (Hà Nội), Tam Cốc – Bích Động, động Thiên Hà, động Vân Trình (Ninh Bình), hang Pác Bó (Cao Bằng), động Nhị Thanh, Tam Thanh (Lạng Sơn), động Sơn Mộc Hương (Sơn La), các hang động ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)…

Những cột đá ở động Thiên Cung, Quảng Bình

“Hang Sửng Sốt” nằm trên đảo Bồ Hòn, Quảng Ninh

Những khối thạch nhũ được ánh sáng chiếu rọi ở động Tam Thanh, Lạng Sơn

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1088

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống