Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên (tản văn, tùy bút)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Soạn bài: Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 76 Tập 1 – Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên SachGiaiBaiTap)

* Tản văn và tùy bút

Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả…) nhưng nhìn chung đều mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội. 

Tùy bút là một thể trong kí, dùng để ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến; đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống. 

Chất trữ tình trong tản văn, tùy bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mỹ cho người đọc. 

Cái tôi trong tùy bút, tản văn là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất. 

Ngôn ngữ tản văn, tùy bút thường tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình. 

* Mạch lạc trong văn bản: đặc điểm và chức năng

Văn bản cần phải mạch lạc. Một văn bản mạch lạc có các đặc điểm sau: 

 Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều cùng nói về một chủ đề. 

 Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối này có thể được thực hiện dựa trên mối liên hệ về thời gian, không gian, tâm lý, ý nghĩa. 

 Sự mạch lạc làm cho chủ đề trong văn bản liền mạch và gợi được hứng thú cho người đọc, người nghe. 

* Ngôn ngữ của các vùng miền

 Tiếng Việt rất đa dạng với những sắc thái độc đáo ở mỗi vùng miền. 

 Dựa vào đặc điểm cách phát âm, chúng ta có thể nhận ra giọng miền Bắc, giọng miền Nam, giọng miền Trung. Chẳng hạn, cách phát âm của một số địa phương miền Nam và miền Trung thường không phân biệt hai thanh điệu “hỏi” và “ngã” giống miền Bắc. 

 Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền không chỉ thể hiện ở ngữ âm mà còn thể hiện ở mặt từ vựng. Chẳng hạn, cùng là một vật dụng dùng để ăn cơm nhưng miền Bắc gọi là “bát”, miền Nam gọi là “chén”, miền Trung gọi là “đọi”…

 Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền góp phần làm cho tiếng 

Việt thêm giàu đẹp. Trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ cũng chính là trân trọng sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền. 

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1101

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống