Bài 7: Trí tuệ dân gian (tục ngữ)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

* Hướng dẫn đọc 

Nội dung chính: Thể hiện những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. 

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1,6,8,9

Trả lời: 

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1

4

1

1

6

8

1

2

8

8

1

2

9

6

2

2

Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên. 

Trả lời: 

Câu

Cặp vần

3

Thầy – mày

4

Thầy – tày 

5

Cả – ngã 

7

Non – hòn

8

Bạn – cạn

Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ là giúp câu có nhịp điệu, liền mạch hơn. 

Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây. 

Trả lời: 

“ăn quả”: hưởng thụ thành quả lao động, những cống hiến xã hội. 

“nhớ kẻ trồng cây”: ghi nhớ công lao của những người đã giúp đỡ mình, đã tạo ra thành quả lao động để mình được hưởng thụ. 

“sóng cả”: khó khăn, thử thách lớn. 

“ngã tay chèo”: từ bỏ trước khó khăn. 

“mài sắt”: sự kiên trì, bền bì, cố gắng trong cuộc sống

“nên kim”: thành công. 

Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?

Trả lời: 

Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có điều đặc biệt khi nó đặt sự đối lập giữa “mất của” – “mất lòng” để từ đó đề cao tình nghĩa, sự trân trọng nhau trong cuộc sống, giá trị của con người hơn bất kì thứ của cải nào. 

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1060

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống