Bài 7: Trí tuệ dân gian (tục ngữ)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tóm tắt nội dung và xác định thể loại của các văn bản đã học bằng cách điền vào bảng sau: 

Tên văn bản

Nội dung

Thể loại

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Trả lời: 

Tên văn bản

Nội dung

Thể loại

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Thể hiện những kinh nghiệm dân gian về dự đoán thời tiết phục vụ cuộc sống lao động, sản xuất.

Tục ngữ

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Thể hiện những kinh nghiệm dân gian trong lao động sản xuất được đúc kết.

Thành ngữ

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, các vế, biện pháp tu từ trong các câu tục ngữ sau: 

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

b. Én bay thấp, mưa ngập bờ ao

 Én bay cao, mưa rào lại tạnh. 

Trả lời: 

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

a

8

1

2

b

14

2

2

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào?

Trả lời: 

Thành ngữ

Tục ngữ

Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó. 

Thí dụ: 

Một nắng hai sương

Rán sành ra mỡ

Đâm ba chẻ củ

Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân. 

Thí dụ: 

Đói cho sạch, rách cho thơm

Một giọt máu đào hơn ao nuớc lã. 

Thừa người nhà mới ra người ngoài

Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. 

Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán. 

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Viết ba câu có sử dụng biện pháp nói quá và ba câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. 

Trả lời: 

3 câu có sử dụng biện pháp nói quá: 

– Mị nương có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. 

– Đoàn kết là sức mạnh có thể dời non lấp bể

– Thuận vợ thuận chồng tát cạn biển Đông

3 câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. 

– Người ta phát hiện một tử thi ngay tại hiện trường vụ án mạng. 

– Cậu thanh niên kia khiếm thị. 

– Ồn ào quá, cậu vui lòng im lặng. 

Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hãy chia sẻ với bạn những kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến vè một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống. 

Trả lời: 

Kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến vè một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống: 

– Lập luận rõ ràng. 

– Bố cục đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 

– Kết hợp các dẫn chứng và độ tin cậy cho bài viết. 

Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những gì để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng các ý kiến khác biệt?

Trả lời: 

– Em cần lắng nghe ý kiến trên thái độ tôn trọng và cầu thị phát triển. 

– Trao đổi với thái độ lịch sự. 

Câu 7 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua bài học, em hiểu thế nào về “trí tuệ dân gian”?

Trả lời: 

Trí tuệ dân gian là những kinh nghiệm, bài học được đúc kết qua thực tiễn cuộc sống con người được vận dụng linh hoạt vào các lĩnh vực trong cuộc sống. 

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 991

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống