Bài 7: Trí tuệ dân gian (tục ngữ)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Theo em, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố: chọn giống, các yếu tố ảnh hưởng: thời tiết, ánh sáng, các chất dinh dưỡng,…

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Suy luận: “Hoa đất” trong câu 5 được hiểu như thế nào?

Trả lời: 

“Hoa đất”: mưa ở thời điểm này là rất tốt để hoa màu phát triển.

Nội dung chính: Các câu tục ngữ đều nói về những đúc rút từ kinh nghiệm trong lao động sản xuất, qua đó tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục cho câu tục ngữ.

* Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Các câu tục ngữ đều nói về những đúc rút từ kinh nghiệm trong lao động sản xuất, qua đó tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục cho câu tục ngữ.

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

– Câu tục ngữ 2: vần lưng (lụa – lúa)

– Câu tục ngữ 3: vần cách (lâu – sâu)

– Câu tục ngữ 4: vần lưng (lạ – mạ)

– Câu tục ngữ 5: vần lưng (Tư – hư)

– Câu tục ngữ 6: vần cách (bờ – cờ)

=> Tác dụng: làm cho các câu tục ngữ thêm sinh động hơn, giàu nhịp điệu, dễ nhớ, dễ đọc.

Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Về hình thức, hai câu tục ngữ số 1 và số 6 khác biệt so với các câu 2,3,4,5 ở điểm:

– Câu tục ngữ số 1: 1 vế.

– Câu tục ngữ số 6: 3 vế.

Câu 5 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Thông điệp gửi gắm qua câu tục ngữ: Cần lựa chọn thời gian phù hợp để trồng trọt, sản xuất, chăn nuôi.

– Tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu.

– Tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.

Câu 6 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (lúa chiêm – nép – nghe – phất cờ) làm cho câu tục ngữ thể hiện được cách nhìn cụ thể, quan sát tinh tế, nhạy bén của người xưa trước hiện tượng thiên nhiên đầy sinh động, thú vị.

Câu 7 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Ý nghĩa:

– Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm về sản xuất, canh tác.

– Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu lao động sản xuất, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 894

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống