Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng (Truyện khoa học viễn tưởng)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

* Truyện khoa học viễn tưởng

Truyện khoa học viễn tưởng là loại truyện hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả. Truyện khoa học viễn tưởng có các đặc điểm như sau:

Đề tài: Đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như: chế tạo dược liệu, khám phá đáy đại dương, du hành vũ trụ, gặp người ngoài hành tinh,…

Cốt truyện: Thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

Tình huống truyện: Tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng.

Sự kiện: Thường trộn lẫn những sự kiến của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định (quá khứ, tương lai, ngoài vũ trụ,…).

Nhân vật: Trong truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.

Không gian, thời gian: Mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn từ quá khức, hiện tại và tương lai; không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển,…

* Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

Câu tiếng Việt gồm có hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ) và các thành phần phụ. Một trong những thành phần phụ của câu là trạng ngữ.

Thành phần chính và trạng ngữ trong câu có thể được mở rộng bằng cụm từ. Chúng ta có thể mở rộng các thành phần này từ một từ thành một cụm từ hoặc một cụm từ đơn giản thành một cụm từ phức tạp hơn.

– Mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ.

Ví dụ: 

(1) trong những cánh đồng cỏ, mao lương/ đua sắc.

                                                      C               V

(2) Trong những cánh đồng cỏ, hàng ngàn cây mao lương hoa vàng/ đua sắc.

                                                                       C                                           V

(Rô-a Đan, Xưởng Sô-cô-la)

Chủ ngữ trong câu (1) là một từ, chủ ngữ trong câu (2) là một cụm từ.

– Mở rộng bị ngữ bằng cụm từ.

(1) Đó/ chính là một điều bí mật.

     C                   V

(2) Đó/ chính là một điều bị mật mà tôi muốn chia sẻ với bạn.

       C                                                         V

(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)

Vị ngữ trong câu (2) có cấu tạo phức tạp hơn vị ngữ trong câu (1).

– Mở rộng trang ngữ bằng cụm từ.

Ví dụ:

(1) Trước ánh sáng, bóng tối tan tác và run lẩy bẩn, nhào xuống cái mõm hôi thối của đầm lầy nơi rừng sâu núi thẳm.

(2) Trước ánh sáng của trái tim Đan-ko, bóng tối tan tác và run lẩy bẩn, nhào xuống cái mõm hôi thối của đầm lầy trong rừng sâu núi thẳm.

(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-ko)

Trạng ngữ trong cầu (2) có cấu tạo phức tạp hơn trạng ngữ trong câu (1).

Việc mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ làm cho việc miêu tả chi tiết, rõ ràng hơn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1159

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống