Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Bước 1: Xác định đề tài, thời gian và không gian
– Xác định chủ đề nói
– Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Để bài nói thêm hấp dẫn và thuyết phục, em cần:
– Chuẩn bị thêm các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ bổ trợ
– Tóm tắt hệ thống ý dưới dạng sơ đồ
– Nếu rõ ý kiến, lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, cụ thể:
+ Nêu ý kiến một cách trực tiếp, có thể chọn ý kiến trọng tâm để tạo điểm nhấn.
+ Đảm bảo các lí lẽ có đủ cơ sở và kết luận, sắp xếp các lí lẽ theo một trình tự hợp lí. Có thể sử dụng trích dẫn để tăng sức thuyết phcuj cho các lí lẽ.
+ Một bằng chứng thuyết phục cần cụ thể, tiêu biểu, xác thực và liên kết chặt chẽ với lí lẽ.
Bước 3: Luyện tập và trình bày
– Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói, sử dunhj những từ nối để phần trình bày mạch lạc, rõ ràng.
– Chuẩn bị phần mở đầu và phần kết hấp dẫn.
– Khẳng định trực tiếp, rõ ràng ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình.
– Dựa vào phần tóm tắt ý, trình bày từ khái quát cụ thể, sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù với bài nói.
Bước 4: Trao đổi và đánh giá
Khi trao đổi với người nghe, em nên có thái độ cầu thị và phản hồi những câu hỏi, ý kiến phản biện.
Trước những ý kiến phản bác của người nghe, em có thể bảo vệ ý kiến bằng cách:
– Chuẩn bị một tâm thế tích cực
– Để hiểu đúng ý kiến phản bác của người nghe và phản hồi xác đáng.
– Nếu ý kiến phản bác xuất phát từ việc hiểu chưa đúng nội dung bài nói, em có thể khẳng định lại ý kiến của mình bằng cách nói: “Có thể bạn đã hiểu lầm ý của tôi. Ý của tôi là… “, “Tôi không cho rằng .. ý tôi là…”, “Tôi xin được nhắc lại ý kiến của mình, đó là…, chủ không phải là…
– Nếu ý kiến phản bác của người nghe chưa hợp li, em có thể phản biện bằng một số mẫu câu “Tôi nghĩ rằng ý kiến của bạn chưa hợp lí, bởi vì… ”, “Những bằng chứng bạn đưa ra chưa thuyết phục, vì… “
– Nếu ý kiến của người nghe hợp lí, thuyết phục, có thể ghi nhận và phản hồi bằng một số mẫu câu “Cảm ơn ý kiến của bạn, tôi sẽ tiếp thu để bài nói của mình hoàn thiện hơn”. “Cảm ơn ý kiến của bạn, đúng là…”
* Bài nói tham khảo:
Gia đình có vai trò thật quan trọng đối với con người. Vậy đâu là những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được rằng một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, khi con người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.
Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Không chỉ ở cha mẹ mà còn cả con cái.
Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà cần trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.
Xã hội càng hiện đại, con người càng trở nên vô tâm. Duy chỉ có gia đình là đem đến cho con người tình yêu thương chân thành nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết quý trọng những người thân yêu. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.
Trên đây là phần trình bày của em về những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương, rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để bài nói của em ngày càng hoàn thiện hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe.
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
– Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống ngắn nhất:
– Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống hay nhất: