Chủ đề 3: Tốc độ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Bài 10 KHTN lớp 7: Để đo tốc độ của người đi xe đạp (hình bên), người ta có thể sử dụng những dụng cụ đo nào?

Trả lời:

Để đo tốc độ của người đi xe đạp, người ta có thể sử dụng những dụng cụ đo như thước đo và đồng hồ.

– Thước dùng để đo quãng đường.

– Đồng hồ dùng để đo thời gian chuyển động trên quãng đường đó.

Sau đó áp dụng công thức tính tốc độ để kiểm tra.

Câu hỏi thảo luận 1 trang 59 KHTN lớp 7:

a) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.

b) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.

c) Nhầm nút START để bắt đầu đo thời gian.

Trả lời:

Thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian: a) – c) – b)

– Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.

– Nhầm nút START để bắt đầu đo thời gian.

– Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.

Luyện tập trang 60 KHTN lớp 7:

Tiến hành đo tốc độ của chiếc xe đồ chơi bằng đồng hồ bấm giây và hoàn thành bảng kết quả theo mẫu Bảng 10.1.

Bảng 10.1. Kết quả đo

Lần đo

Quãng đường (m)

Thời gian (s)

1

s1 = …

t1 = …

2

s2 = …

t2 = …

3

s3 = …

t3 = …

Giá trị trung bình



s



t


b



=




s


1



+



s


2



+



s


3




3


=





t



t


b



=




t


1



+



t


2



+



t


3




3


=



Trả lời:

Tiến hành đo tốc độ của chiếc xe đồ chơi bằng đồng hồ bấm giây:

+ Chuẩn bị: Tấm ván mỏng (dài khoảng 50 cm đến 60 cm), thước, bút đánh dấu, đồng hồ bấm giây, quyển sách mỏng (dùng để nâng một đầu tấm ván), xe đồ chơi.

+ Cách đo:

– Dùng thước đo độ dài quãng đường vật đi được bằng cách đo khoảng cách giữa vạch xuất phát và vạch đích.

– Giữ xe tại vạch xuất phát rồi thả cho nó chuyển động xuống dốc. Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian t từ lúc xe bắt đầu rời vạch xuất phát đến lúc xe chạm vạch đích.

– Thực hiện ba lần đo, rồi điền kết quả vào bảng 10.1 (các em có thể tham khảo)

Bảng 10.1. Kết quả đo

Lần đo

Quãng đường (m)

Thời gian (s)

1

s1 = 1

t1 = 50

2

s2 = 1,1

t2 = 55

3

s3 = 0,9

t3 = 45

Giá trị trung bình



s



t


b



=




s


1



+



s


2



+



s


3




3


=

1



t



t


b



=




t


1



+



t


2



+



t


3




3


=

50

 

– Lấy giá trị trung bình của các phép đo quãng đường s và thời gian t.

– Dùng công thức 


v

=


s


t


=


1


50


=

0,02



m

/

s

Xác định được tốc độ của xe đồ chơi là 0,02 m/s.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 60 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Khi dùng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ của xe đồ chơi trong thí nghiệm, em gặp những khó khăn là:

– Thao tác với đồng hồ chưa nhanh khi bấm đo và bấm dừng dẫn tới sai số kết quả đo lớn.

– Quên bấm RESET trước khi bắt đầu lượt đo mới.

– Bề mặt tấm ván chưa được nhẵn ảnh hưởng đến kết quả đo.

– …

Câu hỏi thảo luận 3 trang 60 KHTN lớp 7:

Trả lời:

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Đo bằng cổng quang điện

Kết quả có độ chính xác cao.

– Chi phí thiết bị tốn kém.

– Cồng kềnh, phải lắp ráp thiết bị, chỉ phù hợp đo ở phòng thí nghiệm.

Đo bằng đồng hồ bấm giây

– Dễ sử dụng, giá thành hợp lí.

– Nhỏ, gọn.

Kết quả đo có độ chính xác không cao.

Vận dụng trang 61 KHTN lớp 7:

Trả lời:

– Trong giao thông:

+ Đo tốc độ của người điều khiển phương tiện giao thông để biết ai đi quá tốc độ quy định gây mất an toàn, từ đó có biện pháp xử phạt, răn đe.

Cảnh sát sử dụng thiết bị bắn tốc độ

+ Đo tốc độ gió để nắm được hướng đi của thuyền buồm trước khi xuất phát, hoặc giúp những người điều khiển máy bay không người lái nắm bắt được điều kiện thời tiết,…

Điều khiển máy bay không người lái

– Trong sản xuất, khai thác:

+ Đo tốc độ gió để biết được hướng gió, từ đó lợi dụng sức gió, hướng gió để phun thuốc trừ sâu hiệu quả.

Phun thuốc trừ sâu xuôi theo chiều gió

+ Đồng thời việc đo tốc độ gió cũng giúp con người đo được chính xác số liệu của bề mặt địa hình (chiều cao, chiều rộng của các vị trí hiểm trở,…) hỗ trợ cho công tác đào hầm, khai thác mỏ.

– Trong thể thao: Đo tốc độ của các vận động viên (môn điền kinh, bơi lội, đua xe đạp,…) để xác định được thứ tự về đích và tìm ra người thắng cuộc.

Bài 1 trang 61 KHTN lớp 7: Thảo luận các tình huống cần đo tốc độ sau đây và nêu ý kiến của em về việc chọn dụng cụ đo nào là phù hợp.

a) Đo tốc độ bơi của một người.

b) Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên mặt bàn.

Trả lời:

a) Đối với việc đo tốc độ bơi của một người nên sử dụng cách đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây vì cách này đơn giản không cần nhiều thiết bị và có thể cho kết quả có độ chính xác tương đối. Cách này không nên sử dụng cổng quang điện vì cồng kềnh và yêu cầu cổng quang có kích thước lớn gây phức tạp.

Tuy nhiên đối với cách này thì thao tác thực hiện phải chuẩn, khớp với thời điểm bắt đầu và kết thúc chuyển động.

b) Đối với việc đo tốc độ của viên bi chuyển động trên mặt bàn nên sử dụng cách đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện vì cách này thao tác đơn giản và có độ chính xác cao.

Bài 2 trang 61 KHTN lớp 7: Đo tốc độ của một quả bóng chuyển động trên sàn nhà bằng đồng hồ đeo tay và bằng ứng dụng đo thời gian trên điện thoại di động. So sánh hai kết quả đo và nhận xét.

Trả lời:

– Cố định quãng đường mà quả bóng di chuyển bằng cách đánh dấu các vị trí xuất phát và kết thúc, sau đó dùng thước đo có GHĐ phù hợp để đo quãng đường.

Giả sử đo được quãng đường là 5 m.

– Dùng đồng hồ và ứng dụng đo thời của quả bóng, từ đó tính được tốc độ.

– Em có thể tham khảo bảng kết quả sau

Lần đo

Đo bằng đồng hồ đeo tay

Đo bằng ứng dụng đo thời gian trên điện thoại di động

Thời gian (s)

Tốc độ (m/s)

Thời gian (s)

Tốc độ (m/s)

1

11

0,45

11,56

0,43

2

12

0,42

12,01

0,42

3

10

0,50

11,50

0,43

Nhận xét: Kết quả đo trên hai thiết bị gần bằng nhau.

Sử dụng ứng dụng đo thời gian trên điện thoại di động có độ chính xác cao, sai số ít.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1137

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống