Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Bài 33 Khoa học tự nhiên 7: Từ xa xưa đến nay, chuột luôn sợ mèo. Mỗi lần nhìn thấy hay nghe tiếng kêu của mèo, chuột thường có phản ứng lo sợ và bỏ chạy. Có phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo?
Trả lời:
Không phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo. “Mỗi lần nhìn thấy hay nghe tiếng kêu của mèo, chuột thường có phản ứng lo sợ và bỏ chạy” là một loại tập tính học được: Bản chất chuột sinh ra không sợ mèo nhưng trong quá trình sống, chuột bị mèo đuổi bắt hoặc quan sát các đồng loại khác mà dần hình thành nên tập tính này.
Câu hỏi thảo luận 1 trang 150 Khoa học tự nhiên 7:
Trả lời:
– Tập tính ở động vật là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
– Ví dụ:
+ Tập tính giăng tơ của nhện.
+ Tập tính chăm sóc chim non của chim bồ câu.
+ Tập tính săn mồi của hổ.
+ Tập tính di cư của cá hồi.
+ Tập tính tập thể dục buổi sáng của con người.
Luyện tập trang 150 Khoa học tự nhiên 7:
Trả lời:
Câu hỏi thảo luận 2 trang 151 Khoa học tự nhiên 7:
Trả lời:
Vận dụng trang 151 Khoa học tự nhiên 7:
Trả lời:
Giải thích ý nghĩa của thói quen ăn thật nhiều trước kì ngủ đông ở gấu:
– Bắt đầu từ mùa hè, gấu bắt đầu ăn nhiều để dần dần tích trữ chất dinh dưỡng, đặc biệt là mỡ. Khi kì ngủ đông sắp đến, chất dinh dưỡng tích trữ trong cơ thể tương đối nhiều khiến gấu béo hẳn lên. Những chất dinh dưỡng được tích trữ này đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể gấu trong cả quá trình ngủ đông.
– Đa số cơ chế ngủ đông ở động vật là làm chậm nhịp thở, giảm tốc độ đập của tim, giảm bớt số lần thở, hạ thấp thân nhiệt, tuần hoàn máu chậm, hoạt động trao đổi chất của cơ thể bị hạn chế. Nhờ chất dinh dưỡng được tích trữ đủ, cơ thể ngủ hết mùa đông, đến khi các chất dinh dưỡng này cạn kiệt thì cũng là lúc kì ngủ đông kết thúc.
Câu hỏi thảo luận 3 trang 152 Khoa học tự nhiên 7:
Trả lời:
Một số ví dụ ứng dụng tập tính ở động vật trong chăn nuôi và giải thích cơ sở của những ứng dụng đó:
Ví dụ về ứng dụng tập tính trong chăn nuôi |
Cơ sở của ứng dụng |
Dùng đèn bẫy côn trùng |
Tập tính bị thu hút bởi ánh sáng của một số côn trùng như muỗi, bướm, mối,… |
Dùng tiếng kêu của chuông/kẻng để gọi động vật như gọi cá ngoi lên mặt nước để ăn, gọi trâu/ bò/ gà về chuồng khi trời tối. |
Tập tính hình thành thói quen ở động vật với một số tín hiệu nếu được lặp lại nhiều lần. |
Nhìn mật độ gà tập trung ở trung tâm chuồng để điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi cho phù hợp. |
Tập tính tản ra khi nhiệt độ chuồng nuôi gà quá cao hoặc gà dồn vào trung tâm đàn là khi nhiệt độ quá thấp. Khi đó, người chăn nuôi sẽ điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà bằng hệ thống đèn chiếu sáng. |
Luyện tập trang 152 Khoa học tự nhiên 7:
Trả lời:
Điểm khác biệt giữa ứng dụng điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà và ứng dụng dùng đèn bẫy côn trùng:
Tiêu chí |
Ứng dụng điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà |
Ứng dụng dùng đèn bẫy côn trùng |
Cơ sở |
– Dựa trên tập tính của gà đối với tác nhân nhiệt độ. |
– Dựa trên tập tính của côn trùng đối với tác nhân ánh sáng. |
Mục đích |
– Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của gà. |
– Thu hút để bắt côn trùng gây hại, bảo vệ mùa màng. |
Câu hỏi thảo luận 4 trang 153 Khoa học tự nhiên 7:
Trả lời:
Thói quen |
Cách thực hiện |
Hành động lặp lại |
Phần thưởng |
Ghi nhớ từ vựng |
Dán ảnh từ vựng những nơi thường xuyên nhìn thấy. |
Đọc, viết, nhìn ảnh từ vựng cho đến khi thuộc. |
Thuộc được các từ vựng mới, được khen thưởng hoặc tiến bộ trong học tập và trong công việc. |
Đi ngủ đúng giờ |
Nhờ người khác nhắc nhở hoặc để chuông báo đến giờ đi ngủ. |
Thực hiện kiên trì, lặp lại cho đến khi hình thành thói quen đến giờ đó là buồn ngủ và muốn đi ngủ. |
Có sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái để làm việc hiệu quả. |
Đánh răng trước khi ngủ |
Nhờ người khác nhắc nhở hoặc để chuông báo đến giờ đánh răng để đi ngủ. |
Thực hiện kiên trì, lặp lại cho đến khi hình thành thói quen đến giờ đó là cần phải đi đánh răng. |
Tránh sâu răng, đảm bảo răng, miệng, họng đều khỏe mạnh. |
Rửa tay trước khi ăn |
Nhờ người khác nhắc nhở hoặc tự ghi nhớ. |
Thực hiện kiên trì cho đến khi hình thành thói quen đã ăn là phải rửa tay. |
Đảm bảo vệ sinh, tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa, được bố mẹ khen ngợi. |
Dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ giao thông |
Học về luật giao thông, ghi nhớ luật để thực hiện; bị công an nhắc nhở hoặc bị phạt. |
Khi tham gia giao thông, gừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ giao thông. |
Đi đúng luật, đảm bảo an toàn cho mình và người khác. |
Cúi chào khi gặp người lớn |
Được người lớn răn dạy để thực hiện. |
Mỗi lần gặp nhiều lớn đều cúi chào, lâu dần sẽ hình thành thói quen. |
Được khen ngoan, được người khác quý mến. |
Ngủ dậy lúc 5h sáng để tập thể dục |
Nhờ người khác nhắc nhở hoặc để chuông báo đến giờ thức dậy và tập thể dục, có thể rủ bạn hoặc người thân đồng hành cùng mình. |
Thực hiện kiên trì, lặp lại cho đến khi hình thành thói quen đến giờ đó là thức dậy và tập thể dục. |
Có sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái để học tập và làm việc. |
Vận dụng trang 153 Khoa học tự nhiên 7:
Trả lời:
– Người nông dân đặt bù nhìn trên đồng ruộng để xua đuổi chim, thú phá hoại mùa màng.
– Giải thích: Phương pháp đặt bù nhìn trên đồng ruộng dựa vào tập tính chạy trốn khi nhìn thấy người của một số động vật gây hại mùa màng. Tùy thuộc vào loài động vật, cần xua đuổi mà người nông dân lựa chọn vị trí và thời điểm đặt bù nhìn sao cho phù hợp.
Bài 1 trang 153 Khoa học tự nhiên 7: Phân biệt cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật bằng cách hoàn thành đoạn thông tin sau dựa vào các từ gợi ý: môi trường, thực vật, cơ thể, tiếp nhận, động vật, phản ứng, thích nghi.
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng …(1)… kích thích và …(2)… lại các kích thích từ …(3)… bên trong hoặc bên ngoài …(4)…, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật …(5)… với điều kiện sống. Cảm ứng ở …(6)… thường xảy ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở …(7)… thường xảy ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
Trả lời:
(1) tiếp nhận
(2) phản ứng
(3) môi trường
(4) cơ thể
(5) thích nghi
(6) thực vật
(7) động vật
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống. Cảm ứng ở thực vật thường xảy ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở động vật thường xảy ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
Bài 2 trang 154 Khoa học tự nhiên 7: Những phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự hình thành tập tính?
(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính;
(2) Không phải bất kì kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính;
(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính;
(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.
A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (2), (4).
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
– (1) Sai, (2) Đúng. Chỉ có những kích thích đến ngưỡng mới gây ra phản ứng và nếu kích thích đến ngưỡng đó lặp lại nhiều lần thì có thể làm xuất hiện tập tính.
– (3) Sai, (4) Đúng. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.
Bài 3 trang 154 Khoa học tự nhiên 7: Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, mình thon, giữa lưng có một vạch lớn màu đen tạo thành các khoang màu khác nhau trên cơ thể.
Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong đất. Khi ruộng lúa, vườn rau xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, kiến tìm đến, chui vào các tổ sâu để ăn thịt sâu non. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm giảm thiểu số sâu cuốn lá đáng kể và bảo vệ hoa màu khỏi sự phá hoại của sâu, bệnh. Tuy nhiên gần đây, việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật đã làm giảm đáng kể số kiến ba khoang và làm cho chúng mất nơi ẩn nấp. Do đó, theo ánh sáng điện chúng bay vào các khu dân sinh và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiếp xúc với chất dịch từ cơ thể kiến tiết ra.
Hãy cho biết đoạn thông tin nào nói về tập tính của kiến ba khoang?
Theo em, có nên tiêu diệt kiến ba khoang không? Tại sao?
Hãy đưa ra đề xuất hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình.
Trả lời:
– Đoạn thông tin nói về tập tính của kiến ba khoang:
+ “Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong đất. Khi ruộng lúa, vườn rau xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, kiến tìm đến, chui vào các tổ sâu để ăn thịt sâu non.”
+ “theo ánh sáng điện chúng bay vào các khu dân sinh.”
– Không nên tiêu diệt kiến ba khoang vì kiến ba khoang có ích cho hoa màu, bảo vệ hoa màu khởi sự phá hoại của sâu, bệnh.
– Biện pháp hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình là:
+ Không nên lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật vì làm mất nơi ẩn náu của chúng.
+ Hạn chế bật ánh sáng hoặc bật ánh sáng thì nên đóng kín cửa sổ vào buổi tối để ngăn chặn kiến ba khoang vào nhà gây ảnh hưởng sức khỏe con người.