Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Bài 14 Lịch Sử lớp 7: Trong gần một thế kỷ sau ngày giành độc lập, vận mệnh dân tộc thường xuyên lâm nguy bởi các thế lực cát cứ cũng như tham vọng xác lập lại ách thống trị ở nước ta của phong kiến phương Bắc. Các vua thời Ngô, Đinh, Tiền Lê đã thực hiện những gì để chấm dứt cát cứ, củng cố nhà nước non trẻ và chống giặc phương Bắc? Đời sống văn hóa, xã hội thời này có những điểm gì nổi bật?

Trả lời:

* Những chính sách các vua thời Ngô, Đinh, Tiền Lê…

– Nhà Ngô:

+ Sau khi giành được độc lập, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ, đóng đô ở Cổ Loa

+ Thiết lập bộ máy chính quyền mới từ trung ương đến địa phương

– Nhà Đinh:

+ Sau khi Ngô Quyền mất, năm 965 nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào thời kì “loạn 12 sứ quân”

+ Được sự ủng hộ của nhân dân, trong 2 năm 966-967, Đinh Bộ Lĩnh đã thu phục và dẹp yên 12 sứ quân, thống nhất đất nước

+ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, lấy niên hiệu là Thái Bình

+ Ông cho đúc tiền “Thái Bình hung bảo” khẳng định vị thế độc lập của Đại Cồ Việt

+ Thiết lập bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương

– Nhà Tiền Lê

+ Năm 979, Đinh Tiên Hoàng mất, nhà Tống lăm le xâm lược nước ta, đất nước lâm nguy, triều đình tôn Lê Hoàn lên làm vua lãnh đạo cuộc kháng chiến

+ Đầu năm 981, quân Tống đổ bộ sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến mai phục, chặn đánh địch.

+Quân Tống đại bại phải rút quân về nước. Nền độc lập của nước ta được giữ vững

+ Năm 981, Lê Hoàn lập nhà Tiền lê, đặt niên hiệu là Thiên Phúc, thiết lập lại bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương

+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” vừa phát triển kinh tế, vừa củng cố quân đội, quốc phòng.

* Đời sống văn hóa:

+ Nho giáo chưa phát triển, Phật giáo được truyền bá rộng rãi

+ Chùa được xây dựng ở nhiều nơi như chùa Bà Ngô, chùa Nhất Trụ…

+ Nhiều loại hình văn hóa dân gian phát triển, đặc biệt là hát chèo, đánh đu, đấu vật…

Câu hỏi trang 51 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Những việc làm thể hiện ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền

– Năm 939 Ngô Quyền xưng vương

– Bỏ chức tiết độ sứ

– Đóng đô ở Cổ Loa

– Thiết lập bộ chính quyền mới từ trung ương đến địa phương

Câu hỏi trang 52 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Tình hình đất nước cuối thời Ngô:

– Năm 944, Ngô Quyền mất, các con của ông không đủ sức giữ vững chính quyền trung ương

– Một số hào trưởng địa phương nổi lên chiếm giữa các nơi

– Năm 965, chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau. Tình trạng đó, sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”.

Câu hỏi trang 52 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Hoàn cảnh Đinh Bộ lĩnh thống nhất đất nước:

– Nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ “loạn 12 sứ quân”

– Các tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau.

* Công cuộc thống nhất của Đinh Bộ Lĩnh:

– Trong hoàn cảnh đó, ở Hoa Lư xuất hiện một người có tài cầm quân là Đinh Bộ Lĩnh

– Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân ủng hộ tôn là Vạn Thắng Vương (đánh đâu thắng đó).

– Trong 2 năm 966 – 976, ông đã sử dụng sức mạnh quân sự, kết hợp với biện pháp mềm dẻo để thu phục và dẹp yên 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

– Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lấy niên hiệu là Thái Bình

Câu hỏi trang 53 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Diễn biến chính:

– Đầu năm 981, Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống theo hai đường thủy, bộ tấn công nước ta

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn

+ Quân thủy theo đường sông Bạch Đằng.

– Lê Hoàn trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch, quân thủy địch bị đánh bại

– Trên bộ, quân Đại Cồ Việt chặn đánh địch ở Lục đầu Giang, quân bộ không thể kết hợp được với quân thủy, nên bị tổn thất nặng nề

– Quân Đại Cồ Việt thừa thắng xông nên, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống đại bại phải rút quân về nước

* Kết quả:

– Cuộc kháng chiến của ta giành thắng lợi

– Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững

Câu hỏi trang 54 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Thời Đinh, chính quyền được kiện toàn dần

+ Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương

+ Giúp vua trị nước có các cao tăng và hai ban văn, võ

+ Đinh Tiên Hoàng cử các tướng lĩnh thân cận giữ các chức vụ chủ chốt

+ Chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.

– Thời Tiền Lê

+ Vua đứng đầu chính quyền trung ương

+ Phong vương cho các con và cử đi trấn giữ những nơi quan trọng

+ Giúp vua lo việc nước có Thái sư, đại sư và các quan văn, võ

+ Ở địa phương, năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp

+ Đơn vị cơ sở là xã

+ Quân đội gồm 2 bộ phận là: cấm quân (bảo vệ kinh thành) và quân địa phương

+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”

* Nhận xét: Bộ máy chính quyền thời Đinh – Tiền lê được tổ chức chặt chẽ

– Vua là người đứng dầu nhà nước cai quản mọi công việc. Ở những nơi chủ chốt, quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận, uy tín nắm giữ; Chính quyền địa phương cũng được tổ chức chặt chẽ, chia thành các đơn vị hành chính, cấp bậc khác nhau

– Đặc biệt thời Tiền Lê thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông” vừa phát triển kinh tế, vừa củng cố quân đội, quốc phòng.

Câu hỏi trang 55 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Về xã hội: gồm hai bộ phận, có địa vị chính trị và kinh tế khác nhau

+ Bộ phận thống trị gồm: vua, quan và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ

+ Bộ phận bị trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì

+ Nông dân là lực lượng sản xuất chính trong xã hội, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội

– Về văn hóa:

+ Nho giáo chưa phát triển, Phật giáo được truyền bá rộng rãi

+ Chùa được xây dựng ở nhiều nơi như chùa Bà Ngô, chùa Nhất Trụ…

+ Nhiều loại hình văn hóa dân gian phát triển, đặc biệt là hát chèo, đánh đu, đấu vật…

Luyện tập 1 trang 56 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa làm kinh đô vì muốn tiếp nối truyền thống nước Âu Lạc xưa. Em đồng ý với ý kiến trên vì:

+ Thứ nhất Cổ Loa là kinh đô xưa của nhà nước Âu Lạc.

+ Thứ hai đóng đô ở Cổ Loa, Ngô Quyền muốn dựa vào thành cao, hào sâu ở vị trí đầu mối của các luồng giao thông thủy bộ giữa trung tâm châu thổ sông Hồng, để triều đình có thể nắm chắc miền châu thổ mà vươn ra quản lý toàn bộ lãnh thổ quốc gia

Luyện tập 2 trang 56 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Vận dụng 3 trang 56 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Giới thiệu về Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng)

– Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) là người động Hoa Lư (Ninh Bình), con trai Đinh Công Trứ, một nhà tướng của Dương Đình Nghệ.

– Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau.

– Lớn lên rất thông minh, có khí phách và có tài thao lược.

– Thấy nhân dân khổ ở vì loạn 12 sứ quân, ông dựng cờ khởi nghĩa.

– Đinh Bộ Lĩnh theo về dưới cờ của Trần Lãm. Khi Trần Lãm chết, Đinh Bộ Lĩnh lên thay đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt để dẹp loạn 12 sứ quân.

– Năm 968, sau khi dẹp xong 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

* Điều khiến em khâm phục, muốn học tập và noi gương ở Đinh Bộ lĩnh đó là ông là người có ý chí lớn, thông minh, anh dũng và có lòng yêu nước. Ngay từ nhỏ, ông đã thể hiện là người thông minh, có tài thao lược, ông khiến những đứa trẻ chăn trâu cùng phải khâm phục và nể sợ.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1090

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống