Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây
Bài 16 KHTN lớp 7: Như ta đã biết, kim nam châm tự do, khi cân bằng luôn nằm dọc theo hướng nam bắc. Từ trường nào đã tác dụng lên kim nam châm để nó luôn chỉ theo một hướng như vậy?
Trả lời:
Từ trường của Trái Đất đã tác dụng lên kim nam châm. Về bản chất Trái Đất của chúng ta như một nam châm khổng lồ, có cực từ Bắc, cực từ Nam nên xung quanh Trái Đất có từ trường, khi đặt kim nam châm tự do thì nó sẽ định hướng theo một đường sức từ nhất định nằm dọc theo hướng nam bắc.
Câu hỏi 1 trang 83 KHTN lớp 7:
Trả lời:
Cực Bắc Trái Đất và cực từ bắc Trái Đất hoàn toàn khác nhau.
Cực Bắc và cực Nam Trái Đất nằm dọc theo trục quay của Trái Đất. Góc tạo bởi trục quay Trái Đất và trục nối 2 địa cực từ lệch nhau 11°.
Câu hỏi 2 trang 84 KHTN lớp 7:
Trả lời:
Người ta sử dụng la bàn (cấu tạo của la bàn có một kim nam châm gắn với một mặt chia độ) để xác định phương hướng di chuyển.
Luyện tập trang 85 KHTN lớp 7:
Trả lời:
Từ tâm của la bàn nối 1 đường thẳng đến điểm B.
Ví trí của điểm B: 240° hướng Tây Nam.
Vận dụng trang 85 KHTN lớp 7:
Trả lời:
Em tự thực hiện thông qua các bước sau:
+ Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang.
+ Khi kim nam châm la bàn ổn định (hướng nam bắc), xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ bắc của kim nam châm.
+ Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn đến vị trí của trường em.