Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây
Bài 6 Địa Lí lớp 7: Châu Á là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại, đồng thời là nơi ra đời của các tôn giáo lớn. Vậy châu Á có những đặc điểm gì nổi bật về dân cư và tôn giáo? Dân cư và các đô thị lớn phân bố như thế nào?
Trả lời:
Đặc điểm nổi bật về dân cư và tôn giáo: là châu lục có dân số đông nhất thế giới, là nơi ra đời các tôn giáo lớn như phật giáo, thiên chúa giáo….
– Dân cư và các đô thị có sự phân bố không đồng đều.
Câu hỏi trang 104 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Số dân của châu Á qua các năm đều tăng liên tục và là châu lục có số dân đông nhất thế giới:
– Số dân tăng nhanh từ 3,2 triệu người (1990) lên 4,6 triệu người (2019).
– Số dân châu Á chiếm gần 60% (2019) dân số của thế giới.
– Hai quốc gia có số dân đông nhất là Trung Quốc (1,4 tỉ người), Ấn Độ (1,39 tỉ người).
Câu hỏi trang 105 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Châu Á có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có sự chuyển biến theo hướng già và có sự khác biệt giữa các châu lục.
– Có sự chênh lệch giới tính giữa nam và nữ trong thời gian dài ( cứ 100 nữ thì có 107 nam (2019). Phổ biến nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.
Câu hỏi trang 106 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Dân cư châu Á phân bố không đều:
– Khu vực đông dân: Nam Á ( 300 người/km2), Đông Nam Á ( 153 người/km2), Đông Á ( 145 người/km2).
– Khu vực thưa dân: Tây Nam Á ( 57 người/km2), Trung Á ( 19 người/km2).
Các đô thị trên 20 triệu dân ở châu Á: Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô-ky-ô, Mumbai, Niu-đê-li, …
Câu hỏi trang 106 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
– Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới:
+ Nam Á: Ấn Độ giáo, Phật giáo.
+ Tây Nam Á: Kitô giáo và Hồi giáo.
– Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống, văn hóa và kiến trúc của các quốc gia.
Luyện tập 1 trang 106 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Một số đô thị phân theo số dân của châu Á |
||
Dưới 5 triệu người |
Từ 5 đến 10 triệu người |
Từ 10 đến 20 triệu người |
1. Hà Nội (Việt Nam) 2. Côn Minh (Trung Quốc) 3. Côn-ca-ta (Ấn Độ)
|
1. Y-an-gun (Mi-an-ma) 2. Su-rat (Ấn Độ) 3. Cua-la-lăm-pua (Ma-lai-xi-a) |
1. Băng Cốc (Thái Lan) 2. Ma-ni-la (Phi-lip-pin) 3. Thiên Tân (Trung Quốc) 4. Tê-hê-ran (I-ran) |
Vận dụng 2 trang 106 Địa Lí lớp 7:
Trả lời:
Với lịch sử hơn 2000 năm du nhập, Phật giáo đã thấm sâu vào trong đời sống văn hoá của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong quá trình phát triển, Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Phật giáo đã thực sự trở thành Phật giáo dân tộc, trở thành nền tảng tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ đất nước, đồng thời là bộ phận chủ yếu góp phần tạo nên nền văn hoá tinh thần đương thời của dân tộc. Các Thiền sư-các Vua thời Trần đã lập nên Thiền phái Trúc Lâm-Yên Tử, là một thiền phái mang hệ tư tưởng triết học và bản sắc hoàn toàn Việt Nam. Các vị vua như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông đều rất uyên thâm về triết lý Phật giáo và đã ứng dụng Phật giáo trong mối liên kết nhân tâm để xây dựng và bảo vệ đất nước.