Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Bài thơ |
Nội dung chính |
Đặc điểm nghệ thuật |
||||
Thể thơ |
Vần |
Nhịp |
Hình ảnh |
Biện pháp tu từ |
||
Đồng dao mùa xuân |
Đồng dao mùa xuân khắc họa hình ảnh người lính cụ Hồ lạc quan yêu đời, hết mình vì Tổ Quốc. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi sống trong lòng người dân Việt. Qua đó thể hiệm tình cảm của tác giả cũng như tình cảm của người dân với thế hệ cha anh đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc. |
4 chữ |
Tự do |
2/2, 3/1 |
– Hình ảnh người lính – Hình ảnh chiến trường bom đạn -Hình ảnh mùa xuân của đất nước |
– Nói giảm nói tránh. – Điệp ngữ – Nhân hóa |
Gặp lá cơm nếp |
Gặp lá cơm nếp thể hiện tình yêu nỗi nhớ của người con/ tác giả đối với mẹ, với món xôi của mẹ và với quê hương đất nước.
|
5 chữ |
Vần chân |
3/2, 2/3 |
– Hình ảnh người mẹ già – Hình ảnh cây rừng Trường Sơn -Hình ảnh món xôi mới |
-Chuyển đổi cảm giác |
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Nhà thơ Thế Lữ từng viết: “Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu”, vậy câu nói này được hiểu như thế nào?
Trước hết chúng ta cần xác định Nàng Thơ là gì, đàn muôn điệu là gì? Nàng Thơ theo cách hiểu của những thanh thiếu niên mới lớn là chỉ những người con gái họ thích, người mang đến cho họ những phút giây vui vẻ, người mà những lúc họ mệt mỏi, họ nhớ đến và vực dậy tinh thần tiếp tục cố gắng cho tương lai. Nàng Thơ còn được hiểu một cách đơn giản đó là nguồn cảm hứng trong tâm hồn thi sĩ để sáng tác thơ. Nàng Thơ còn là hình bóng trong mộng của nhiều thi nhân, là điểm bắt đầu của nhiều tác phẩm kinh điển mang màu sắc thương nhớ. Đàn muôn điệu có nghĩa là một cây đàn có nốt trầm nốt bổng vì thế một bản đàn sẽ có khúc thăng hoa, khúc trầm lặng, khúc hạnh phúc, khúc đau khổ. Như vậy, qua đây em hiểu câu nói của Thế Lữ “Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu”, tức là với thể loại thơ ông có nguồn cảm hứng sáng tác rất dồi dào, mãnh liệt. Và với thể loại thơ ông có thể thỏa sức sáng tác và sáng tạo: ông có thể vẽ lên bức tranh cuộc sống muôn màu, vẽ lên mọi cung bậc cảm xúc của con người (buồn, vui, hạnh phúc, đau khổ, tình yêu, sự thương hại…). Những làn điệu đó được thể hiện qua thơ lục bát, thơ 4 chữ, 5 chữ hay là thơ tự do…