Bài 4: Giai điệu đất nước

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

* Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh 

Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

a. 

– “Lộc” trong câu “Lộc giắt đầy trên lưng” không chỉ để những lá ngụy trang rừng hay những chồi non giắt trên lưng người chiến sĩ khi ra trận. Mà “lộc” còn để chỉ niềm tin niềm lạc quan của người lính vào những cuộc chiến ở phía trước.

– “Lộc” trong câu “Lộc trải dài nương mạ” không chỉ để nói về những mạ cây người nông dân gieo trồng trên cánh đồng của mình mà còn để chỉ niềm lạc quan vào mùa màng bội thu, vào sự hứng khởi của người nông dân khi bắt đầu mùa vụ để có thể có mùa màng bội thu, trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến.

=> “Lộc” không chỉ mang nghĩa gốc mà còn mang nghĩa chuyển, gắn với 2 lực lượng – chiến đấu và sản xuất.

b.

“Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”.

– Từ “đi”  mang nghĩa chuyển: thể hiện chí khí, quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh”, ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng, thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.

c.

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa”

– Từ “làm” mang nghĩa chuyển: thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả: muốn âm thầm cống hiến cho đời

Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

– Theo em, trong ngữ cảnh này, “Giọt long lanh” ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa: giọt sương, giọt mưa xuân, cũng có thể là giọt của tiếng chim chiền chiện. Dù hiểu theo nghĩa nào đi nữa thì đây cũng là biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 

    + Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành “từng giọt” (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt long lanh ánh sáng và màu sắc có thể bằng xúc giác (tôi đưa tay tôi hứng). Câu thơ gợi ra niềm cảm xúc say mê, ngây ngất của tác của tác giả trước cảnh trời đất xứ Huế vào mùa xuân, thể hiện mong muốn hòa nhập thiên nhiên, đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông lạnh giá khiến ta vô cùng khâm phục.

* Biện pháp tu từ:

Câu 3 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất. Hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

– Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ ẩn dụ có vị trí nổi bật nhất.

– Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ:

+ “Giọt long lanh rơi” : ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ giọt âm thanh của tiếng chim

+ Ẩn dụ “Lộc” tượng trưng cho vẻ đẹp mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước. Người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc mang theo sức sống của mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân đem sức lao động cần cù, nhỏ giọt mồ hôi làm nên màu xanh của ruộng đồng.

→ Việc sử dụng biện pháp tu từ trên đã góp phần làm cho bài thơ thêm hay, thêm sinh động, dễ đi vào lòng độc giả

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 917

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống