Ôn tập học kì 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

A. Ôn tập kiến thức

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Đặc điểm nổi bật

1. Bầu trời tuổi thơ

2. Khúc nhạc tâm hồn

3. Cội nguồn yêu thương

4. Giai điệu đất nước

5. Màu sắc trăm miền

Bầy chim chìa vôi

Đồng dao mùa xuân

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Mùa xuân nho nhỏ

Chuyện cơm hến

Nguyễn Quang Thiều

Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Ngọc Thuần

Thanh Hải

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Truyện ngắn

Thơ bốn chữ

Truyện 

ngắn

Thơ năm chữ

Tản văn

Nội dung

Nghệ thuật

Thông qua cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon, ta thấy được tuổi thơ và tình cảm mà hai anh em dành cho chim chìa vôi

Bài thơ là tình cảm trân trọng của tác giả dành cho người lính và cuộc đời người lính.

Thông qua văn bản, người đọc thấy người cha dạy cho con mình cách sống nhân hậu và cách trân trọng tình cảm hay những món quà mà người khác dành tặng cho mình.

Bài thơ bộc lộ cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho đời.

Bài tản văn thể hiện niềm tự hào, cảm xúc yêu mến và trân trọng món ăn quê hương: cơm hến của tác giả

– Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc

– Hình ảnh sinh động, gợi cảm

– Thể thơ chan chữ với cách gieo vần, ngắt nhịp hợp lí

– Hình ảnh thơ sinh động, gợi cảm

– Lời văn nhẹ nhàng, tinh tế

– Từ ngữ, hình ảnh sinh động, gợi cảm

– Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sáng và ẩn dụ sáng tạo

– Ngôn ngữ tinh tế, trong sáng, nhẹ nhàng

– Sử dụng từ ngữ địa phương cùng nhiều hình ảnh thơ chân thật, giản dị

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:

* Kiểu bài tóm tắt văn bản:

– Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc. 

– Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc. 

– Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc. 

– Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt.

*  Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ

* Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ

– Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. – Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. 

– Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

* Phân tích đặc điểm nhân vật

– Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học. 

– Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.

– Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

– Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

* Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

– Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó. 

– Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em. 

– Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến. 

– Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

* Viết văn bản tường trình. 

– Phía trên cùng văn bản ghi quốc hiệu và tiêu ngữ (chính giữa dòng). 

– Tiếp đó, ghi địa điểm và thời gian viết tường trình (góc bên phải).

– Tên văn bản tường trình ghi chính giữa. Dòng trên ghỉ ba chữ BẢN TƯỜNG TRÌNH (chữ in hoa), dòng dưới ghi: Về việc…

– Dưới tên văn bản, ghi tên người hoặc cơ quan nhận bản tường trình sau cụm từ Kính gửi

– Nếu thông tin về người viết tường trình (họ và tên, chức danh; chức vụ, đơn vị học tập, công tác;…), có thể bắt đầu bằng cụm từ Tôi tên là… hoặc Tôi là… 

– Ghi nội dung chính: thuật lại vụ việc với đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm, những người có liên quan, nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, người chịu trách nhiệm. – Ghi lời cam đoan về sự khách quan, trung thực của nội dung tường trình cùng lời hứa hoặc đề nghị đối với người (cơ quan) xử lý vụ việc. 

– Sau cùng, người viết tường trình kí và ghi đầy đủ họ, tên. 

Lưu ý: Nếu bản tường trình được viết tay, chú ý chừa lề hợp lí, không viết sát mép giấy bên trái, bên phải, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá rộng. Nếu bản tường trình được đánh máy, cần dùng khổ giấy A4; phông chữ tiếng Việt Times New Roman; cỡ chữ thường là 13 – 14; lề trang cách mép trên và mép dưới 20 – 25 mm, cách mép trái 30 – 35 mm, …

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nêu những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kì vừa qua. Những nội dung này có liên quan như thế nào với những gì em đã đọc hoặc viết?

– Những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kì vừa qua:

+ Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm

+ Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc)

+ Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)

+ Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng

+ Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại

– Những nội dung này có liên quan mật thiết với những gì em đã đọc hoặc viết:

+ Ví dụ ở bài số 3, em học về chủ đề: Cội nguồn yêu thương thì phần nói và nghe em lại được học về: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học). Em có thể dựa vào các văn bản đã học ở bài 3 để học bài nói và nghe một cách tốt nhất.

Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt mà em đã học trong học kì I theo mẫu sau: 

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Bài 1: Bầu trời tuổi thơ

Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn

Bài 3: Cội nguồn yêu thương 

Bài 4: Giai điệu đất nước

Bài 5: Màu sắc trăm miền

1. Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

– Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,… 

Ví dụ:

– Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

– Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

     Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu.

2. Từ láy:

– Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình. 

– Ví dụ: Lấp lánh, tròn trịa, lung linh, lan man,…

3. Mở rộng thành phần chính của câu câu bằng cụm từ

– Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng các cụm từ. Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ giúp cho nghĩa của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.

– Ví dụ:

Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

1. Biện pháp tu từ

– Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.

Ví dụ:

– Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh:

“Áo bào thay chiếu anh về đất”

2. Nghĩa của từ:

– Nghĩa của từ là nội dung (sự việc, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị

– Ví dụ: Cây

+ Hình thức: là từ đơn, chỉ có một tiếng

+ Nội dung: Chỉ một loài thực vật

1. Số từ

 Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật trong hiện thực khách quan.

– Ví dụ: hai, ba, chan, …

2. Phó từ:

– Phó từ các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

– Ví dụ: đã, sắp, từng…

1. Nghĩa của từ ngữ

– Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.

– Ví dụ: 

+ Tổ tiên: Các thế hệ đi trước (cụ kị, cha ông…).

+ Sính lễ: Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.

2. Dấu câu

– Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau.

– Mười dấu câu thường dùng là: Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than (chấm cảm), dấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm, gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc kép, chấm lửng(ba chấm).

+ Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật.

+ Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn.

+ Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.

+ Dấu phẩy: được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu

+ Dấu chấm lửng: được dùng để:

Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự còn chưa liệt kê hết; thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị một nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

+ Dấu chấm phẩy được dùng để: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

+ Dấu gạch ngang có công dụng: Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê; nối các từ trong một liên danh.

+ Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

+ Dấu hai chấm dùng để: Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; đánh dấu ( báo trước) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang).

+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

– Ví dụ: 

* Dấu ngoặc đơn:

– Bạn Hòa (Lớp trưởng lớp tôi) học rất giỏi.

* Dấu hai chấm:

– Tôi có rất nhiều đồ chơi : búp bê, lật đật và ô tô.

3. Biện pháp tu từ

– Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.

Ví dụ:

– Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh:

“Áo bào thay chiếu anh về đất”

Từ ngữ địa phương

– Từ ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. 

– Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân.

– Ví dụ: u, tía, thơm, ghe, rứa, …

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 919

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống