Bài 6: Bài học cuộc sống

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Câu chuyện “Đeo lục lạc cho mèo” 

Một gia đình chuột đang sống trong sợ hãi khi con mèo cứ săn chúng cả ngày lẫn đêm. Mệt mỏi vì lo sợ cho cuộc sống mỗi giây, chúng đã quyết định cố gắng và nghĩ ra một kế hoạch. Sau một thời gian, một trong những con chuột trẻ đã đưa ra một ý tưởng thông minh.

Con chuột đề nghị rằng chúng sẽ buộc một cái chuông quanh cổ của con mèo, nên có thể nghe thấy khi con mèo đến gần, khi đó có thể trốn con mèo. Tất cả chuột đều đồng ý, ngoại trừ con chuột lâu đời nhất, khôn ngoan nhất. Các con chuột già cho rằng đó là một kế hoạch tốt về mặt lý thuyết, nhưng “ai sẽ là người đi đeo chuông cho mèo?”

– Bài học: Thực hiện thì lúc nào cũng quan trọng hơn ý tưởng

Ý tưởng là rất cần thiết để giải quyết vấn đề, nhưng cần thiết hơn là biết cách thực hiện. Khi bạn tưởng tượng ra một ý tưởng cho công việc hay cái gì khác, phải luôn luôn biết cách thực hiện trước khi đưa ra ý kiến. Nếu không có cách nào tốt để thực hiện ý tưởng đó, thì phải xin lời khuyên, đừng bao giờ khoe khoang ý tưởng của bạn cho đến khi thực sự sẵn sàng cho lúc bắt đầu.

Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

– Câu nói thể hiện sự tự nhận thức về bản thân: tầm nhìn hạn hẹp, không coi ai ra gì, tính tình tự cao tự đại luôn luôn cho rằng mình giỏi hơn tất cả và luôn khinh thường người khác. 

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường 

1. Theo dõi: Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ. 

– Người thợ mộc bỏ ra 300 quan tiền. 

2. Theo dõi: Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường. 

– Người thợ mộc đều cho là phải và đẽo cày theo ý của những người qua đường đó. 

3. Suy luận: Vì sao người thợ mộc không bán được cày? 

– Vì những chiếc cày anh đẽo ra đều không phù hợp với việc cày ruộng. 

Văn bản 2: Ếch ngồi đáy giếng

1. Theo dõi: Sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa.  

– Ếch: sống trong giếng → nhỏ bé, hạn hẹp. 

– Rùa: sống ở biển Đồng → rộng lớn, mênh mông. 

2. Theo dõi: Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng.  

– Ếch có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tới mắt cá. Ngó lại phía sau, thấy những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng. Vả lại một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn vui gì hơn nữa? 

3. Theo dõi: Biểu hiện của ếch khi được nghe về biển.  

– Ngạc nhiên thu mình lại, hoảng hốt, bối rối. 

Văn bản 3: Con mối và con kiến 

1. Theo dõi: Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả?   

– Mối chê cười kiến làm việc vất vả. 

2. Theo dõi: Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối? 

– Kiến phê phán lối sống của mối. 

3. Theo dõi: Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào? 

– Mối chẳng vun thu xứ sở, đục ăn chỗ ở nên có ngày nhà đổ sập. 

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường 

Bài văn kể về 1 anh thợ mộc đẽo cày bán với hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.

Văn bản 2: Ếch ngồi đáy giếng

Bài văn kể về một con ếch cảm thấy cuộc sống của mình bên trong cái giếng nhỏ là sung sướng, tự do nhất đời, mời con rùa biển đông vào giếng chơi cho biết. Con rùa không thể chui vừa cái giếng nhỏ, bèn nói cho ếch nghe về sự rộng lớn của biển đông. Con ếch nghe về biển bèn mới thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

Văn bản 3: Con mối và con kiến 

Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Từ đó khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Có 3 lần người thợ mộc phản ứng trong câu chuyện: 

+ 2 lần đầu đầu “cho là phải” rồi đẽo cày theo kích cỡ mới. 

+ 1 lần cuối “liền đẽo ngay” mà không có suy nghĩ tìm hiểu, cân nhắc. 

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Nếu là người thợ mộc, trước những lời khuyên của người qua đường em sẽ lắng nghe, suy xét, đánh giá đúng/sai để đưa ra quyết định phù hợp. 

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Những điều làm cho con ếch cảm thấy sung sướng: 

+ Tôi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bởi trong nước thì nước đổ nách và cằm tôi, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tôi tới mắt cá: sung sướng vì có cuộc sống tự do tự tại.

+ Ngó lại phía sau, thấy những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng tôi: sung sướng vì thấy những con vật khác không bằng mình.

+ Vả lại một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn vui gì hơn nữa: sung sướng vì tự hào với địa vị “chúa tể” của mình ở trong giếng.

+ Sao anh không vô giếng tôi một lát coi cho biết?: sung sướng đến mức khoe khoang với rùa về “thế giới trong giếng” của mình.

Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Con vật 

Ếch

Rùa

Môi trường sống

Không gian hẹp (một cái giếng sụp), vận động trong khoảng không gian hẹp (chỉ từ miệng giếng vào đến trong giếng), tiếp xúc với những con vật nhỏ bé (lăng quăng, cua, nòng nọc), nên chưa hề biết tới sự rộng lớn và bao điều mới lạ khác của thế giới bên ngoài.

Không gian rộng (biển), sống lâu (nên lớn đến nỗi không vào nổi trong giếng), chứng kiến nhiều điều (rùa đã đi đây đi đó, chí ít là đã băng qua con đường từ biển tới nơi có cái giếng),…

Nhận thức và cảm xúc

Cảm thấy sung sướng với cái “thế giới” nhỏ bé mình đang sống và thực sự choáng ngợp trước cái vĩ đại của biển.

Lùi lại (biểu thị việc không còn quan tâm đến cái thế giới nhỏ bé của ếch) và kể cho ếch biết về niềm sung sướng mà rùa được trải nghiệm (“cái vui lớn của biển đông”).

Câu 5 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Ngạc nhiên: Sự vĩ đại của biển nằm ngoài hiểu biết của ếch, khiến ếch hoàn toàn bất ngờ.

– Thu mình lại: Niềm vui và niềm tự hào của ếch bị thay thế bởi cảm giác nhỏ bé trước sự vĩ đại của biển.

– Hoảng hốt, bối rối: Cảm giác của ếch khi mất niềm tin (bối rối) vào những điều ếch đã tin và tự hào trước đây, choáng ngợp (hoảng hốt) trước những điều mới mẻ, lớn lao, vĩ đại hơn những điều ếch đã từng biết.

Câu 6 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Quan niệm sống

Biểu hiện

Mối

Không muốn lao động, sợ vất vả

– Ngồi ở trong nhà nhìn ra ngoài. 

– Ngồi tựa lưng trên chiếc ghế chéo, bên chiếc bàn tròn. 

– Lười vận động nên cơ thể béo mập và chậm chạp. 

– Nói với kiến: Tội tình gi lao khổ lắm thay!

Chỉ biết hưởng thụ trước mắt, chỉ nghĩ đến bản thân (nền tầm nhìn thiển cận).

– Ăn no béo trục béo tròn. 

– Chỉ biết an hưởng nhà cao cửa rộng, của nả đầy tủ, đầy hòm.

– Không nhận ra rằng chỉ biết sống hưởng thụ mà không lao động thì cuộc sống tốt đẹp sẽ chẳng thể được bền lâu.

Kiến

Không ngại vất vả, chăm chỉ lao động

– Sẵn sàng ra ngoài làm việc, dù vất vả, khiến cơ thể gầy gò. 

– Ý thức: Hễ có làm thì mới có ăn.

Biết lo xa, biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người (nên biết nhìn xa trông rộng)

– Vì nhận thức Sinh tồn là cuộc khó khăn nên chủ động lo xa, chuẩn bị cho tương lai lâu dài, bền vững.

– Quan tâm đến trên địa cầu muôn loại (muôn loài trên địa cầu). 

– Ý thức: Vì đàn vì tổ, vun thu xử sở.

Câu 7 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến. 

– Biểu hiện qua việc miêu tả mối như một kẻ vị kỉ, lười biếng, chỉ biết hưởng thụ cho “béo trục béo tròn”, còn kiến tuy gầy gò vất vả nhưng luôn chăm chỉ, cố gắng biết sống vì người người khác, biết lo cho cái chung, biết hướng tới tương lai vững bền, …

Câu 8 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”.

Gợi ý:

– Về nội dung: Trình bày được nội dung hoàn chỉnh có liên quan trực tiếp đến thành ngữ “đẽo cày giữa đường”. 

– Về hình thức: Đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu, đúng ngữ pháp, tập trung vào chủ đề, đảm bảo sự liền mạch, tránh các lỗi về chính tả và dùng từ. Trong đoạn phải có thành ngữ “đẽo cày giữa đường”. 

Đoạn văn tham khảo:

“Đẽo cày giữa đường” là một truyện ngụ ngôn rất độc đáo, ấn tượng có ý răn dạy về việc tiếp thu ý kiến của người khác. Anh chàng thợ mộc nọ bỏ ra ba trăm quan tiền để mua gỗ làm nghề đẽo cày bán. Công việc làm ăn tưởng chừng thông đồng bén giọt, nào ngờ một tình huống đặc biệt xuất hiện: mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cày không bán được, vốn liếng đi đời nhà ma! Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định, bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1086

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống