Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Soạn bài: Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 42 Tập 1 – Cô Huỳnh Phượng (Giáo viên VietJack)
* Biện pháp tu từ
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Từ không về thay thế cho từ chết: chỉ cái chết của những người lính.
→ Biện pháp tu từ được sử dụng: nói giảm nói tránh, tác dụng: giảm nhẹ sự đau buồn mất mát.
Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Ví dụ có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ “Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa”Có người lính, Mùa xuân ấy ra đi từ đó không về… (Lời bài hát Màu hoa đỏ – Thuận Yến).
Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
a.
– Biện pháp nói giảm nói tránh “nhắm mắt” sử dụng thay cho từ “chết”.
→ Tác dụng: thể hiện cách nói chuyện tế nhị, tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ khi Dế Choắt nói về cái chết sắp tới của mình.
– Biện pháp tu từ liệt kê những tính xấu của Dế Mèn “có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ”.
→ Tác dụng: nhấn mạnh những thói xấu trong tính cách của Dế Mèn, chính những thói xấu ấy đã gây nên nhiều tai họa.
– Biện pháp tu từ điệp từ “có”.
→ Tác dụng: làm cho câu văn có nhịp điệu, nhấn mạnh những thói xấu của Dế Mèn.
b.
– Biện pháp nói giảm nói tránh “nghèo sức” sử dụng thay cho từ “cơ thể yếu ớt”.
→ Tác dụng: thể hiện cách nói chuyện tế nhị của một người đang nói chuyện với người khác một cách lịch sự.
Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
– Điệp ngữ: “Có một người lính”.
– Điệp từ: “anh”, “người lính”, “xuân”.
→ Tác dụng:
– Giúp làm tăng nhịp điệu cho bài thơ.
– Nhấn mạnh và khẳng định vẻ đẹp của người lính trẻ cùng với sự trân trọng mà tác giả dành cho nhân vật.
* Nghĩa của từ
Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
– Núi xanh: chỉ những dải núi xanh, cây cối phát triển um tùm.
– Máu lửa: chỉ máu của những người lính đã đổ xuống trong khói lửa của chiến tranh đồng thời thể hiện sự khốc liệt trong những năm tháng quân ta chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Căn cứ vào ngữ cảnh của bài thơ.
Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
– Ngày xuân và tuổi xuân: Từ “xuân” ở đây mang nghĩa chuyển, chỉ tuổi thanh xuân, tức tuổi trẻ của con người (Ngày xuân ngọt lành – Đồng dao mùa xuân).
– Đồng dao mùa xuân: Từ “xuân” ở đây mang nghĩa gốc, chỉ một mùa trong năm, là mùa đầu tiên của năm, mùa làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. (Đồng dao mùa xuân được hiểu là bài ca trong mùa xuân).