Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3: tại đây
Bài 1 trang 41 VBT Đạo Đức 3: a) Đọc truyện:
b) Thảo luận theo các câu hỏi sau:
– Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
– Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang?
– Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích?
– Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang.
Trả lời:
b) Thảo luận theo các câu hỏi:
– Mẹ Hoàng và mọi người dừng lại, nhường đường cho đám tang đi trước.
– Vì cần phải tôn trọng người đã khuất và cảm thông với người thân của họ.
– Hoàng đã hiểu ra rằng: “Không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang”
– Em cần tôn trọng đám tang.
Bài 2 trang 42 VBT Đạo Đức 3: Em hãy viết chữ Đ vào ô trống trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang.
a) Chạy theo xem, chỉ trỏ. | |
b) Nhường đường. | |
c) Cười đùa. | |
d) Ngả mũ, nón. | |
đ) Bóp còi xe xin đường. | |
e) Luồn lách, vượt lên trước. |
Trả lời:
S | a) Chạy theo xem, chỉ trỏ. |
Đ | b) Nhường đường. |
S | c) Cười đùa. |
Đ | d) Ngả mũ, nón. |
S | đ) Bóp còi xe xin đường. |
S | e) Luồn lách, vượt lên trước. |
Bài 3 trang 42 VBT Đạo Đức 3: Em có tán thành các ý kiến sau không? Vì sao?
a) Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.
b) Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, gia đình họ và những người cùng đi đưa tang.
c) Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa.
Trả lời:
a) Không tán thành.
Cần tôn trọng người đã khuất dù chúng ta có quen họ hay không.
b) Tán thành.
Do người nhà của người mất đang vô cùng đau khổ thương tiếc. Tôn trọng đám tang chính là tôn trọng họ.
c) Tán thành.
Tôn trọng mọi người là biểu hiện của nếp sống văn hóa: tôn trọng lẫn nhau.
Bài 4 trang 43 VBT Đạo Đức 3: Em sẽ ứng xử như thế nào nếu ở vào các tình huống sau:
Tình huống 1: Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang.
Tình huống 2: Bên nhà hàng xóm có tang.
Tình huống 3: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang.
Tình huống 4: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
Trả lời:
– Tình huống 1: đến chia buồn cùng bạn.
– Tình huống 2: đến chia buồn cùng gia đình hàng xóm.
– Tình huống 3: Cùng với các bạn trong lớp đến chia sẻ nỗi buồn.
– Tình huống 4: Ngăn cản và bảo các em nên tôn trọng người đã mất.
Bài 5 trang 43 VBT Đạo Đức 3: Trò chơi Nên và Không nên.
Trả lời:
– Nên: tôn trọng người đã mất cùng gia đình của họ; nhường đường, ngã mũ, nón khi đám tang đi qua, …
– Không nên: cười đùa, tranh đường đám tang, …