Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
- Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4
- Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
- Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
Vẻ đẹp muôn màu Tuần 22
Soạn bài: Tập đọc: Chợ Tết
Nội dung chính
Bài thơ miêu ta cảnh chợ Tết ngày xưa. Người đi chợ Tết ai cũng vui vẻ, từ cụ già cho tới các cô thiếu nữ, trẻ con, người mua kẻ bán tấp nập trong khung cảnh thiên nhiên tuoi đẹp đậm sắc xuân
Câu 1 (trang 39 sgk Tiếng Việt 4) : Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
Trả lời:
Người các ấp đi chợ Tết trong một khung cảnh thật đẹp, thật tươi vui: Mặt trời lên làm ửng hồng những dải mây trắng và những làn sương sớm. Đồi núi cũng làm duyên uôn mình trong chiếc áo the xanh. Những giọt sương đầu cành như những giọt sữa thỉnh thoảng rỏ xuống. Những tia nắng thì nhảy hoài trong ruộng lúa. Còn nhửng quả đồi thì như được thoa son phơi mình dưới ánh bình minh.
Câu 2 (trang 39 sgk Tiếng Việt 4) : Mỗi người đến với chợ Tết với dáng vẻ ra sao?
Trả lời:
Mỗi người đến với chợ Tết với những dáng vẻ khác nhau:
– Những thằng cu áo đỏ thì chạy lon ton.
– Các cụ già chống gậy bước lom khom.
– Các cô gái lặng lẽ che môi cười.
– Em bé thì nép đầu bên yếm mẹ.
– Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu.
– Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Câu 3 (trang 39 sgk Tiếng Việt 4) : Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?
Trả lời:
Đó là: Tâm trạng vui vẻ, náo nức đi chợ Tết.
Câu 4 (trang 39 sgk Tiếng Việt 4) : Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy?
Trả lời:
Đó là những từ ngữ: mây trắng, đỏ dần; sương hồng lam, viền trắng, đồi xanh, cỏ biếc, đỏ, yếm thắm, bò vàng, sương trắng, tia nắng tía, áo the xanh, đồi thoa son. Nội dung: Bài thơ đã vẽ ra được một bức tranh chợ Tết ở miền trung du thật đẹp, thật tươi vui thể hiện cuộc sông ấm no, hạnh phúc của người dân ở vùng đồi núi.