Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 6
- Sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 2
- Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 2
Sách giải toán 6 Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 1 trang 6: Viết tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7 rồi điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông: 2 D; 10 D.
Lời giải
Tập hợp D = { 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 }
Điền kí hiệu thích hợp: 2 ∈ D; 10 ∉ D
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 1 trang 6: Viết tập hợp các chữ cái trong từ “NHA TRANG”.
Lời giải
Các chữ cái trong từ “ NHA TRANG” gồm N, H, A, T, R, A, N, G
Trong các chữ cái trên, chữ N được xuất hiện 2 lần, chữ A cũng được xuất hiện 2 lần, nhưng ta chỉ viết mỗi chữ một lần, ta có tập hợp các chữ cái A = { N, H, A, T, R, G }
Bài 1 (trang 6 sgk Toán 6 Tập 1): Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
Lời giải
– Các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 là: 9; 10; 11; 12; 13.
Do đó ta viết A = {9; 10; 11; 12; 13}.
– Nhận thấy: 12 là phần tử của tập hợp A, 16 không phải phần tử của tập hợp A.
Do đó ta viết:
Bài 2 (trang 6 SGK Toán 6 tập 1): Viết tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”.
Lời giải:
Các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC” gồm T, O, A, N, H, O, C.
Trong các chữ cái trên, chữ O xuất hiện hai lần, nhưng trong khi biểu diễn tập hợp thì ta chỉ cần viết một lần (theo chú ý thứ 2 SGK trang 5: Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.).
Gọi X là tập hợp chữ cái trên, ta có:
X = {T, O, A, N, H, C}
Bài 3 (trang 6 SGK Toán 6 Tập 1): Cho hai tập hợp A = {a, b}; B = {b, x, y}. Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
Lời giải:
Ta thấy:
Tập hợp A không chứa phần tử x, hay x không thuộc A nên ta viết x ∉ A.
Tập hợp B có chứa phần tử y, hay y thuộc B và ta viết y ∈ B.
Tập hợp A có chứa phần tử b, hay b thuộc A và ta viết b ∈ A.
Tập hợp B có chứa phần tử b, hay b thuộc B và ta viết b ∈ B.
Bài 4 (trang 6 SGK Toán 6 Tập 1): Nhìn vào các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.
Lời giải
– Hình 3 : Nhận thấy tập hợp A bao gồm các phần tử 15 và 26.
Do đó ta viết A = {15; 26}.
– Hình 4: Nhận thấy tập hợp B bao gồm các phần tử 1; a và b.
Do đó ta viết B ={1; a ; b}
– Hình 5: Nhận thấy tập hợp M chỉ bao gồm bút. Do đó ta viết M = {bút}
Tập hợp H bao gồm bút, sách, vở. Do đó ta viết H = {bút, sách, vở}.
Chú ý: ‘’bút ‘’ là phần tử của M , cũng là phần tử của H
Bài 5 (6 SGK Toán 6 Tập 1): a) Một năm gồm 4 quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.
b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.
Lời giải
a) Ta biết một năm có 12 tháng, chia làm 4 quý đó là:
♦ Quý 1 gồm tháng 1, tháng 2, tháng 3
♦ Quý 2 gồm tháng 4, tháng 5, tháng 6
♦ Quý 3 gồm tháng 7, tháng 8, tháng 9
♦ Quý 4 gồm tháng 10, tháng 11, tháng 12.
Vậy tập hợp A các tháng của quý hai trong năm là:
A = {tháng 4, tháng 5, tháng 6}.
b) Ta đã biết các tháng (dương lịch) có 30 ngày là tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.
Vậy tập hợp các tháng dương lịch có 30 ngày là:
B = {tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11}.