Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 6
- Sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 2
- Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 2
Sách giải toán 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 2 trang 7: Điền vào chỗ trống để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần:
28, …, …
…, 100, …
Lời giải
Để có 3 số tự nhiên liên tiếp tăng dần, ta phải :
– Điền vào chỗ trống 2 số liền sau của 28 là 29 ; 30 ( 28 ; 29 ; 30 )
– Điền vào chỗ trống số liền trước và liền sau của 100 là 99 ; 101 ( 99 ; 100 ; 101 )
Bài 6 (trang 6-7 sgk Toán 6 Tập 1): a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi số:
17; 99 ; a (với a ∈ N)
b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số:
35 ; 1000 ; b (với b ∈ N*)
Lời giải
a) Số tự nhiên liền sau của 17 là 18
Số tự nhiên liền sau của 99 là 100
Số tự nhiên liền sau của a (với a ∈ N) là a + 1.
b) Số tự nhiên liền trước của 35 là 34.
Số tự nhiên liền trước của 1000 là 999.
Số tự nhiên liền trước của b (b ∈ N*) là b – 1.
Chú ý b ∈ N* nên b ≥ 1, lúc đó b mới có số tự nhiên liền trước. Số 0 không có số tự nhiên liền trước.
Bài 7 (trang 8 SGK Toán 6 Tập 1): Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
a) A = {x ∈ N | 12 < x < 16}
b) B = {x ∈ N* | x < 5}
c) C = {x ∈ N | 13 ≤ x ≤ 15}
Lời giải
a) A = {x ∈ N | 12 < x < 16} là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 12 và nhỏ hơn 16.
Các số đó là 13 ; 14 ; 15.
Do đó ta viết A = { 13 ; 14 ; 15}.
b) B = {x ∈ N* | x < 5} là tập hợp các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn 5.
Các số đó là 1 ; 2 ; 3 ; 4.
Do đó ta viết B = {1 ; 2 ; 3 ; 4 }
c) C = {x ∈ N | 13 ≤ x ≤ 15} là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 13 và nhỏ hơn hoặc bằng 15.
Các số đó là 13 ; 14 ; 15.
Do đó ta viết C = {13 ; 14 ; 15}.
Bài 8 (trang 8 SGK Toán 6 Tập 1): Viết tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 5 bằng hai cách. Biểu diễn trên tia số các phần tử của tập hợp A.
Lời giải
– Các số tự nhiên không vượt quá 5 gồm 0, 1, 2, 3, 4. Do đó ta viết A như sau :
Cách 1. Liệt kê : A = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4}
Cách 2. Chỉ ra tính chất đặc trưng: A = {x ∈ N | x < 5}.
– Biểu diễn các số 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 trên tia số như sau:
Bài 9 (trang 8 SGK Toán 6 Tập 1): Điền vào chỗ trống để hai số ở mỗi dòng là hai số tự nhiên liên tiếp tăng dần:
…. , 8
a , ….
Lời giải
Để có hai số tự nhiên liên tiếp tăng dần, ta phải:
– Điển vào chỗ trống số liền trước của 8 là 7 (7; 8)
– Điền vào chỗ trống số liền sau của a là a + 1 (a; a +1)
Bài 10 (trang 8 SGK Toán 6 Tập 1): Điền vào chỗ trống để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần:
…. , 4600 , ….
…. , …. , a
Lời giải:
Để có ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần ta cần:
– Dãy 1: Điền vào ô trống thứ nhất số liền sau của 4600 là 4601, điền vào ô trống thứ hai số liền trước của 4600 là 4599.
Ta có dãy 4601; 4600; 4599.
– Dãy 2: Điền vào ô trống thứ hai số liền sau của a là a+1; điền vào ô trống thứ nhất số liền sau của a+1 là a + 2. Ta có dãy: a + 2; a + 1; a.