Phần Số học – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Sách giải toán 6 Luyện tập 1 trang 24 giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Luyện tập 1 (trang 24-25)

Bài 47 (trang 24 sgk Toán 6 Tập 1): Tìm số tự nhiên x, biết:

a) (x – 35) – 120 = 0;

b) 124 + (118 – x ) = 217

c) 156 – (x + 61) = 82

Lời giải:

a)

(x – 35) – 120 = 0

x – 35 = 120

x = 120 + 35

x = 155.

b)

124 + (118 – x ) = 217

118 – x = 217 – 124

118 – x = 93

x = 118 – 93

x = 25.

c)

156 – ( x + 61) = 82

x + 61 = 156 – 82

x + 61 = 74

x = 74 – 61

x = 13.

Luyện tập 1 (trang 24-25)

Bài 48 (trang 24 sgk Toán 6 Tập 1): Tính nhẩm bằng cách thêm vào ở số hạng này, bớt đi ở số hạng kia cùng một số thích hợp.

Ví dụ: 57 + 96 = (57 – 4) + (96 + 4) = 53 + 100 = 153

Hãy tính nhẩm: 35 + 98;     46 + 29

Lời giải:

a) 35 + 98 = (35 – 2 ) + (98 + 2 ) (thêm bớt 2 đơn vị)

= 33 + 100 = 133.

b) 46 + 29 = ( 46 – 1 ) + (29 + 1) (thêm bớt 1 đơn vị)

= 45 + 30 = 75.

hoặc 46 + 29 = (46 + 4) + (26 – 4) (thêm bớt 4 đơn vị)

= 50 + 25 = 75.

Ghi chú: Tìm số thêm (hoặc bớt) vào một số hạng của tổng để có một số hạng trở thành số tròn chục hoặc tròn trăm…….

Luyện tập 1 (trang 24-25)

Bài 49 (trang 24 sgk Toán 6 Tập 1): Tính nhẩm bằng cách thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số thích hợp:

Ví dụ: 135 – 98 = (135 + 2) – (98 + 2) = 137 – 100 = 37

Hãy tính nhẩm: 321 – 96; 1354 – 997

Lời giải:

a) 321 – 96

= (321 + 4) – (96 + 4) (thêm vào cả số trừ và số bị trừ 4 đơn vị)

= 325 – 100 = 225.

b) 1354 – 997

= (1354 + 3) – (997 + 3) (thêm vào cả số trừ và số bị trừ 3 đơn vị)

= 1357 – 1000 = 357

Luyện tập 1 (trang 24-25)

Bài 50 (trang 24-25 sgk Toán 6 Tập 1): Sử dụng máy tính bỏ túi:

Dùng máy tính bỏ túi để tính:

425 – 257;     91 – 56;     82 – 56;     73 – 56;     652 – 46 – 46 – 46

Lời giải

Kết quả:

    425 – 257 = 168

    91 – 56 = 35

    82 – 56 = 26

    73 – 56 = 17

    652 – 46 – 46 – 46 = 514

Cách bấm máy tính:

Luyện tập 1 (trang 24-25)

Bài 51 (trang 25 sgk Toán 6 Tập 1): Đố: Điền số thích hợp vào ô vuông ở hình bên sao cho tổng các số ở mỗi dòng, ở mỗi cột, ở mỗi đường chéo đều bằng nhau.

(a) (b) 2
(c) 5 (d)
8 (e) 6

Lời giải

Tổng của đường chéo thứ nhất là 8 + 2 + 5 = 15.

Do đó ta phải điền các số sao cho tổng mỗi dòng, mỗi cột đều bằng 15.

Ở cột thứ 3 : 2 + (d) + 6 = 15 ⇒ (d) = 15 – 2 – 6 = 7.

Ở dòng thứ 2: (c) + 5 + (d) = 15 ⇒ (c) = 15 – 5 – (d) = 15 – 5 – 7 = 3.

Ở dòng thứ 3: 8 + (e) + 6 = 15 ⇒ (e) = 15 – 8 – 6 = 1.

Ở cột thứ 1: (a) + (c) + 8 = 15 ⇒ (a) = 15 – 8 – c = 15 – 8 – 3 = 4.

Ở cột thứ 2: (b) + 5 + (e) = 15 ⇒ (b) = 15 – 5 – (e) = 15 – 5 – 1 = 9.

Vậy ta có bảng hoàn chỉnh sau:

4 9 2
3 5 7
8 1 6

* Mở rộng vui: Nhận thấy các số ở ô vuông trên đầy đủ các số từ 1 đến 9 và không có số nào lặp lại.

Một số hình vuông khác có tính chất tương tự (Các em hãy kiểm tra tổng các số ở mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo nhé).

Cách sắp xếp các số tự nhiên từ 1 đến 9 vào hình vuông 3×3, từ 1 đến 16 vào hình vuông 4×4, từ 1 đến 25 vào hình vuông 5×5, từ 1 đến 36 vào hình vuông 6×6, … sao cho tổng các số ở mỗi cột, mỗi hàng và mỗi đường chéo bằng nhau như trên ta gọi là một hình vuông ma thuật hoặc ma phương (magic square).

Cách lập một ma phương, các bạn có thể tham khảo thêm trên web Wikipedia.

Luyện tập 1 (trang 24-25)

Bài 51 (trang 25 sgk Toán 6 Tập 1): Đố: Điền số thích hợp vào ô vuông ở hình bên sao cho tổng các số ở mỗi dòng, ở mỗi cột, ở mỗi đường chéo đều bằng nhau.

(a) (b) 2
(c) 5 (d)
8 (e) 6

Lời giải

Tổng của đường chéo thứ nhất là 8 + 2 + 5 = 15.

Do đó ta phải điền các số sao cho tổng mỗi dòng, mỗi cột đều bằng 15.

Ở cột thứ 3 : 2 + (d) + 6 = 15 ⇒ (d) = 15 – 2 – 6 = 7.

Ở dòng thứ 2: (c) + 5 + (d) = 15 ⇒ (c) = 15 – 5 – (d) = 15 – 5 – 7 = 3.

Ở dòng thứ 3: 8 + (e) + 6 = 15 ⇒ (e) = 15 – 8 – 6 = 1.

Ở cột thứ 1: (a) + (c) + 8 = 15 ⇒ (a) = 15 – 8 – c = 15 – 8 – 3 = 4.

Ở cột thứ 2: (b) + 5 + (e) = 15 ⇒ (b) = 15 – 5 – (e) = 15 – 5 – 1 = 9.

Vậy ta có bảng hoàn chỉnh sau:

4 9 2
3 5 7
8 1 6

* Mở rộng vui: Nhận thấy các số ở ô vuông trên đầy đủ các số từ 1 đến 9 và không có số nào lặp lại.

Một số hình vuông khác có tính chất tương tự (Các em hãy kiểm tra tổng các số ở mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo nhé).

Cách sắp xếp các số tự nhiên từ 1 đến 9 vào hình vuông 3×3, từ 1 đến 16 vào hình vuông 4×4, từ 1 đến 25 vào hình vuông 5×5, từ 1 đến 36 vào hình vuông 6×6, … sao cho tổng các số ở mỗi cột, mỗi hàng và mỗi đường chéo bằng nhau như trên ta gọi là một hình vuông ma thuật hoặc ma phương (magic square).

Cách lập một ma phương, các bạn có thể tham khảo thêm trên web Wikipedia.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1190

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống