Phần Số học – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Sách giải toán 6 Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 37: Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, số nào không chia hết cho 2: 328; 1437; 895; 1234.

Lời giải

Số chia hết cho 2 là 328 và 1234 vì hai số này có tận cùng các chữ số chẵn

Số không chia hết cho 2 là 1437 và 895 vì hai số này có tận cùng là các chữ số lẻ

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 38: Điền chữ số vào dấu * để được số (37*) chia hết cho 5.

Lời giải

Ta có thể điền chữ số 0 hoặc 5 vào dấu * để được số 370 và 375 là hai số chia hết cho 5 vì các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5

Bài 91 (trang 38 sgk Toán 6 Tập 1): Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5?

652; 850; 1546; 785; 6321

Lời giải

– 652 có chữ số tận cùng là 2 nên chia hết cho 2

– 850 có chữ số tận cùng là 0 nên chia hết cho 2 và 5

– 1546 có chữ số tận cùng là 4 nên chia hết cho 2

– 785 có chữ số tận cùng là 5 nên chia hết cho 5

– 6321 có chữ số tận cùng là 1 nên không chia hết cho 2 và 5

Bài 92 (trang 38 sgk Toán 6 Tập 1): Cho các số 2141; 1345; 4620; 234. Trong các số đó:

a) Số nào chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5?

b) Số nào chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2?

c) Số nào chia hết cho cả 2 và 5?

Lời giải

Ta có:

2141 tận cùng bằng 1 nên không chia hết cho 2 cũng không chia hết cho 5.

1345 tận cùng bằng 5 nên chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.

4620 tận cùng bằng 0 nên chia hết cho cả 2 và 5.

234 tận cùng bằng 4 nên chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.

Vậy

a) Số chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 là 234.

b) Số chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 là 1345.

c) Số chia hết cho cả 2 và 5 là 4620.

Bài 93 (trang 38 sgk Toán 6 Tập 1): Tổng (hiệu) sau có chia hết cho 2 không, có chia hết cho 5 không?

a) 136 + 420 ;         b) 625 – 450

c) 1.2.3.4.5.6 + 42 ;         d) 1.2.3.4.5.6 – 35

Lời giải

a) 136 + 420 có số tận cùng bằng 6 nên chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.

b) 625 ⋮ 5, 450 ⋮ 5 nên 625 – 450 ⋮ 5.

625 ⋮̸ 2, 450 ⋮ 2 nên (625 – 450) ⋮̸ 2.

c) 1.2.3.4.5.6 ⋮ 2, 42 ⋮ 2 nên (1.2.3.4.5.6 + 42) ⋮ 2.

1.2.3.4.5.6 ⋮ 5, 42 ⋮̸ 5 nên (1.2.3.4.5.6 + 42) ⋮̸ 5.

d) 1.2.3.4.5.6 ⋮ 2, 35 ⋮̸ 2 nên (1.2.3.4.5.6 – 35) ⋮̸ 2.

1.2.3.4.5.6 ⋮ 5, 35 ⋮ 5 nên (1.2.3.4.5.6 – 35) ⋮ 5.

Bài 94 (trang 38 sgk Toán 6 Tập 1): Không thực hiện phép chia, hãy tìm số dư khi chia mỗi số sau đây cho 2 cho 5:

813; 264; 736; 6547

Lời giải

– Ta có: Các số có chữ số tận cùng là số chẵn thì chia hết cho 2, tận cùng là số lẻ chia 2 dư 1.

Do đó các số 26 và 736 chia hết cho 2; 813 và 6547 chia 2 dư 1.

– 813 = 162.5 + 3 nên 813 chia 5 dư 3.

264 = 5.65 + 4 nên 264 chia 5 dư 4.

736 = 147.5 + 1 nên 736 chia 5 dư 1.

6547 = 1309.5 + 2 nên 6547 chia 5 dư 2.  

Bài 95 (trang 38 sgk Toán 6 Tập 1): Điền chữ số vào dấu * để được số thỏa mãn điều kiện:

a) Chia hết cho 2 ;    b) Chia hết cho 5.

Lời giải

Căn cứ vào dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 thì:

a) chia hết cho 2 khi * là số chẵn hay * = 0; 2; 4; 6 hoặc 8.

b) chia hết cho 5 khi * bằng 0 hoặc 5.

Luyện tập (trang 39)

Bài 96 (trang 39 sgk Toán 6 Tập 1): Điền chữ số vào dấu * để được số
thỏa mãn điều kiện:

a) Chia hết cho 2 ;     b) Chia hết cho 5.

Lời giải

a) tận cùng bằng 5 là số lẻ nên luôn không chia hết cho 2. Do đó không có chữ số * nào thỏa mãn.

b) tận cùng bằng 5 nên luôn chia hết cho 5. Do đó * có thể là các chữ số từ 0 đến 9.

Luyện tập (trang 39)

Bài 97 (trang 39 sgk Toán 6 Tập 1): Dùng ba chữ số 4, 0, 5 hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau thỏa mãn:

a) Số đó chia hết cho 2 ;     b) Số đó chia hết cho 5

Lời giải

a) Số có 3 chữ số chia hết cho 2 là 540; 504; 450

b) Số có 3 chữ số chia hết cho 5 là 405; 450; 540

Ngoài ra các bạn cần lưu ý thêm là để có một số có 3 chữ số thì chữ số hàng trăm phải lớn hơn 0. Do đó số 045 hay 054 không phải là số có 3 chữ số.

Luyện tập (trang 39)

Bài 98 (trang 39 sgk Toán 6 Tập 1): Đánh dấu “X” vào ô thích hợp trong các câu sau:

Câu Đúng Sai
a) Số có chữ số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2.
b) Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng bằng 4.
c) Số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 0.
d) Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 5.

Lời giải

a) Đúng vì 4 là số chẵn nên số tận cùng bằng 4 chia hết cho 2.

b) Sai vì số chia hết cho 2 có thể tận cùng bằng 0, 2, 6, 8. Ví dụ 10, 16 ⋮ 2 nhưng không tận cùng bằng 4.

c) Đúng vì số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 phải vừa tận cùng bằng số chẵn, vừa tận cùng bằng 0 hoặc 5 nên tận cùng bằng 0.

d) Sai vì số chia hết cho 5 còn có thể tận cùng bằng 0. Ví dụ 10, 20, 30 ⋮ 5.

Vậy ta có bảng sau:

Câu Đúng Sai
a x
b x
c x
d x

Luyện tập (trang 39)

Bài 99 (trang 39 sgk Toán 6 Tập 1): Tìm số tự nhiên có hai chữ số, các chữ số giống nhau, biết rằng số đó chia hết cho 2 và chia cho 5 thì dư 3.

Lời giải

Gọi số cần tìm là

.

chia 5 dư 3 nên tận cùng bằng 3 hoặc 8.

chia hết cho 2 nên không thể tận cùng bằng 3, chỉ có thể tận cùng bằng 8 hay a = 8.

Do vậy số cần tìm là 88.

Thử lại 88 ⋮ 2, 88 = 17.5 + 3 nên chia 5 dư 3.

Luyện tập (trang 39)

Bài 100 (trang 39 sgk Toán 6 Tập 1): Ô tô đầu tiên ra đời năm nào?

Ô tô đầu tiên ra đời năm

trong đó n ⋮ 5 và a, b, c ∈ {1, 5, 8} (a, b, c khác nhau).

Hình 19

Lời giải:

Vì n ⋮ 5 nên c = 0 hoặc 5. Mà c ∈ {1; 5; 8} nên c = 5.

Mà a < 3 (Vì ô tô không thể ra đời sau năm 3000) nên a = 1.

Vì a, b, c khác nhau nên b = 8.

Vậy ô tô ra đời năm 1885.

Luyện tập (trang 39)

Bài 100 (trang 39 sgk Toán 6 Tập 1): Ô tô đầu tiên ra đời năm nào?

Ô tô đầu tiên ra đời năm trong đó n ⋮ 5 và a, b, c ∈ {1, 5, 8} (a, b, c khác nhau).

Hình 19

Lời giải:

Vì n ⋮ 5 nên c = 0 hoặc 5. Mà c ∈ {1; 5; 8} nên c = 5.

Mà a < 3 (Vì ô tô không thể ra đời sau năm 3000) nên a = 1.

Vì a, b, c khác nhau nên b = 8.

Vậy ô tô ra đời năm 1885.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1150

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống