Phần Số học – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Sách giải toán 6 Bài 16: Ước chung và bội chung giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 16 trang 52: Khẳng định sau đúng hay sai ?

8 ∈ ƯC(16, 40);        8 ∈ ƯC(32, 28).

Lời giải

– 8 ∈ ƯC(16, 40) là đúng vì 16 chia hết cho 8 và 40 cũng chia hết cho 8

– 8 ∈ ƯC(32, 28) là sai vì 32 chia hết cho 8 nhưng 28 không chia hết cho 8

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 16 trang 52: Điền số vào ô trống để được một khẳng định đúng:6 ∈ BC (3,…..).

Lời giải

Ta có thể điền vào ô trống các số 1; 2; 6 vì 6 chia hết cho chúng.

Bài 134 (trang 53 sgk Toán 6 Tập 1): Điền kí hiệu ∈ hoặc ∉ vào ô vuông cho đúng:

Lời giải:

a) Vì 18 ⋮̸ 4 nên 4 ∉ ƯC(12; 18).

b) Có 12 ⋮ 6; 18 ⋮ 6 nên 6 ∈ ƯC (12; 18).

c) Có: 4 ⋮ 2; 6 ⋮ 2; 8 ⋮ 2 nên 2 ∈ ƯC (2; 4; 6).

d) Vì 6 ⋮̸ 4 nên 4 ∉ ƯC (4; 6; 8).

e) Vì 80 ⋮̸ 30 nên 80 ∉ BC (20; 30).

g) Vì 60 ⋮ 30; 60 ⋮ 20 nên 60 ∈ BC (20; 30).

h) Vì 12 ⋮̸ 8 nên 12 ∉ BC (4; 6; 8).

i) Có 24 ⋮ 4; 24 ⋮ 6; 24 ⋮ 8 nên 24 ∈ BC (4; 6; 8).

Bài 135 (trang 53 sgk Toán 6 Tập 1): Viết các tập hợp:

a) Ư(6), Ư(9), ƯC(6, 9)

b) Ư(7), Ư(8), ƯC(7, 8)

c) ƯC(4, 6, 8)

Lời giải:

a) Chia 6 cho lần lượt các số tự nhiên từ 1 đến 6.

6 chia hết cho 1; 2; 3; 6 nên Ư(6) = {1; 2; 3; 6}.

Tương tự như vậy Ư(9) = {1; 3; 9}

ƯC(6,9) = Ư(6) ∩ Ư(9) = {1; 3}.

b) Ư(7) = {1,7}

Ư(8) = {1, 2, 4, 8}

ƯC(7,8) = Ư(7) ∩ Ư(8) = {1}.

c) Ư(4) = {1; 2; 4}

Ư(6) = {1; 2; 3; 6}

Ư(8) = {1; 2; 4; 8}

ƯC(4 ,6 ,8) = Ư(4) ∩ Ư(6) ∩ Ư(8) = {1, 2}.

Bài 136 (trang 53 sgk Toán 6 Tập 1): Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 6.

Viết tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 9.

Gọi M là giao của hai tập hợp A và B.

a) Viết các phần tử của tập hợp M.

b) Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa tập hợp M với mỗi tập hợp A và B.

Lời giải:

– Nhân 6 lần lượt với 0; 1; 2; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; … ta được bội của 6 là 0 ; 6 ; 12 ; 18 ; 24 ; 30 ; 36 ; 42 ; 48 ; …

Tập hợp bội của 6 nhỏ hơn 40 là A = {0 ; 6 ; 12 ; 18 ; 24 ; 30 ; 36}.

– Tương tự như trên : tập hợp bội của 9 nhỏ hơn 40 là : B = {0 ; 9 ; 18 ; 27 ; 36}.

– M = A ∩ B.

a) Các phần tử của tập hợp M là các phần tử chung của hai tập hợp A và B. Đó là: 0; 18; 36.

b) Mỗi phần tử của M đều là phần tử của A và B nên M ⊂ A; M ⊂ B.  

Luyện tập (trang 53-54)

Bài 137 (trang 53-54 sgk Toán 6 Tập 1): Tìm giao của hai tập hợp A và B, biết rằng:

a) A = {cam, táo, chanh}

   B = {cam, chanh, quýt}

b) A là tập hợp các học sinh giỏi môn Văn của một lớp, B là tập hợp của các học sinh giỏi môn Toán của lớp đó.

c) A là tập hợp các số chia hết cho 5, B là tập hợp các số chia hết cho 10.

d) A là tập hợp các số chẵn, B là tập hợp các số lẻ.

Lời giải:

a) Vì A và B có chung 2 phần tử là cam và chanh nên A ∩ B = {cam, chanh}.

b) A là tập hợp học sinh giỏi môn Văn; B là tập hợp học sinh giỏi môn Toán.

A ∩ B là tập hợp các học sinh vừa giỏi Văn, vừa giỏi Toán của lớp đó.

c) Tập hợp các số chia hết cho 5: A = {0, 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40,….}

Tập hợp các số chia hết cho 10: B = {0, 10, 20, 30, 40, …}

A ∩ B = {0, 10, 20, 30, 40, ….}

d) Không có số tự nhiên nào vừa là số chẵn , vừa là số lẻ.

hay nói cách khác không có số nào vừa thuộc tập A, vừa thuộc tập B.

Do đó A ∩ B = ∅.

Luyện tập (trang 53-54)

Bài 138 (trang 54 sgk Toán 6 Tập 1): Có 24 bút bi, 32 quyển vở. Cô giáo muốn chia số bút và số vở đó thành một số phần thưởng như nhau gồm cả bút và vở. Trong các cách chia sau, cách nào thực hiện được? Hãy điền vào ô trống trong trường hợp chia được.

Cách chia Số phần thưởng Số bút ở mỗi phần thưởng Số vở ở mỗi phần thưởng
a 4
b 6
c 8

Lời giải:

Để chia đều số bút và vở thì số bút và số vở phải chia hết cho số phần thưởng.

Vậy số lượng phần thưởng là ước chung của số bút và số vở = ƯC(24; 32).

Mà Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}; Ư(32) = {1; 2; 4; 8; 16; 32}.

⇒ ƯC(24; 32) = Ư(24) ∩ Ư(32) = {1; 2; 4; 8}.

Vậy cô giáo có thể chia thành 4 hoặc 8 phần thưởng (cách a và cách c).

Cách chia Số phần thưởng Số bút ở mỗi phần thưởng Số vở ở mỗi phần thưởng
a 4 6 8
b 6 4 không chia được
c 8 3 4

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 980

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống