Phần Số học – Chương 2: Số nguyên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Sách giải toán 6 Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 8 trang 83:

a) Tìm số đối của: 2, (-5), 2 + (-5).

b) So sánh số đối của tổng 2 + (-5) với tổng các số đối của 2 và (-5).

Lời giải

a)

– Số đối của 2 là -2

– Số đối của (-5) là 5

– Số đối của 2 + (-5) = – ( 5 -2) = – 3 là 3

b)

Tổng các số đối của 2 và (-5) là (-2) + 5 = 5 – 2 = 3

Suy ra số đối của tổng 2 + (-5) bằng tổng các số đối của 2 và (-5)

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 8 trang 83: Tính và so sánh kết quả của:

a) 7 + (5 – 13) và 7 + 5 + (-13)

b) 12 – (4 – 6) và 12 – 4 + 6.

Lời giải

Ta có:

a) 7 + ( 5 – 13 ) = 7 + ( -8) = -1

7 + 5 + (-13) = 12 + (-13) = -1

Kết quả của hai phép tính trên bằng nhau

b) 12 – ( 4 – 6 ) = 12 – ( -2) = 14

12 – 4 + 6 = 8 + 6 = 14

Kết quả của hai phép tính trên bằng nhau

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 8 trang 84: Tính nhanh:

a) (768 – 39) – 768;

b) (-1579) – (12 – 1579).

Lời giải

a) ( 768 – 39 ) – 768

= ( 768 – 768 ) – 39

= 0 – 39

= – 39

b) ( -1579 ) – ( 12 – 1579 )

= -1579 + 1579 – 12

= 0 – 12

= – 12

Bài 57 (trang 85 SGK Toán 6 Tập 1): Tính tổng:

a) (-17) + 5 + 8 + 17;

b) 30 + 12 + (-20) + (-12)

c) (-4) + (-440) + (-6) + 440;

d) (-5) + (-10) + 16 + (-1)

Lời giải

a) (–17 ) + 5 + 8 + 17

= [(–17) + 17] + 5 + 8

= 0 + 5 + 8 = 13.

b) 30 + 12 + (–20) + (–12)

= 30 + 12 – 20 – 12

= 30 – 20 + 12 – 12

= 10 + 0 = 10.

c) (–4) + (–440) + (–6) + 440.

= [(–4) + (–6)] + [(–440) + 440]

= [– (4 + 6)] + 0

= –10 + 0 = –10.

d) (–5) + (–10) + 16 + (–1)

= 16 + (–5) + (–10) + (–1)

= 16 – 5 – 10 – 1 = 16 – (5 + 10 + 1) = 16 – 16 = 0.

= –15 + 15 = 0.

Các bạn có thể bỏ các dấu ngoặc vuông [] đi cũng được vì nó thực sự không quan trọng lắm. Dấu ngoặc vuông [] chỉ giúp các bạn rõ ràng hơn trong các phép tính.

Bài 58 (trang 85 SGK Toán 6 Tập 1): Đơn giản biểu thức:

a) x + 22 + (-14 ) + 52;

b) (-90) – (p + 10) + 100

Lời giải

Ở bài toán này x và p đóng vai trò là các số hạng chưa biết.

a) x + 22 + (–14 ) + 52

= x + 22 + 52 – 14

= x + (22 + 52) – 14

= x + 74 – 14

= x + 60

b) (–90) – (p + 10) + 100

= –90 – p – 10 + 100 (bỏ dấu ngoặc có dấu – đằng trước)

= –p + 100 – 90 – 10 (đổi vị trí các số hạng phải kèm theo dấu của chúng)

= –p

Kiến thức áp dụng

Bài 59 (trang 85 SGK Toán 6 Tập 1): Tính nhanh các tổng sau:

a) (2736 – 75) – 2736;

b) (-2002) – (57 – 2002)

Lời giải

Hướng dẫn: Áp dụng qui tắc bỏ dấu ngoặc, sau đó đổi chỗ các số hạng.

a) (2736 – 75 ) – 2736

= 2736 – 75 – 2736

= 2736 – 2736 – 75

= 0 – 75 = –75.

b) (–2002) – (57 – 2002)

= –2002 – 57 + 2002

= 2002 – 2002 – 57

= 0 – 57 = –57.

Bài 60 (trang 85 SGK Toán 6 Tập 1): Bỏ dấu ngoặc rồi tính:

a) (27 + 65) + (346 – 27 – 65);

b) (42 – 69 + 17) – (42 + 17)

Lời giải

a) (27 + 65) + (346 – 27 – 65)

= 27 + 65 + 346 – 27 – 65 (bỏ dấu ngoặc có dấu + đằng trước).

= 27 – 27 + 65 – 65 + 346 (đổi chỗ các số hạng kèm dấu của chúng).

= 0 + 0 + 346 = 346

b) (42 – 69 + 17) – (42 + 17)

= 42 – 69 + 17 – 42 – 17 (bỏ dấu ngoặc có dấu – đằng trước)

= 42 – 42 + 17 – 17 – 69

= 0 + 0 – 69 = –69.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 945

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống