Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 6
- Sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 2
- Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 2
Sách giải toán 6 Bài 1: Điểm. Đường thẳng giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 1 trang 104: Nhìn hình 5:
a) Xét xem các điểm C, E thuộc hay không thuộc đường thẳng a,
b) Điền kí hiệu ∈, ∉ thích hợp vào ô trống:
C
c) Vẽ thêm hai điểm khác thuộc đường thẳng a và hai điểm khác nữa không thuộc đường thẳng a.
Lời giải
a) Điểm C thuộc đường thẳng a; Điểm E không thuộc đường thẳng a
b) C ∈ a; E ∉ a.
c)
Hai điểm A, B thuộc đường thẳng a
Hai điểm D, F không thuộc đường thẳng a
Bài 1 (trang 104 SGK Toán 6 Tập 1): Đặt tên cho các điểm và các đường thẳng còn lại ở hình 6.
Hình 6
Lời giải:
Tên các điểm thường kí hiệu bằng các chữ cái in hoa
Tên các đường thẳng thường được kí hiệu bằng các chữ cái thường.
Bài 2 (trang 104 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ ba điểm A, B, C và ba đường thẳng a, b, c.
Lời giải:
Có nhiều cách vẽ, mỗi điểm được biểu diễn bởi một dấu chấm. Điểm có thể thuộc hoặc không thuộc đường thẳng. Các bạn có thể vẽ như sau:
Bài 3 (trang 104 SGK Toán 6 Tập 1): Xem hình 7 để trả lời các câu hỏi sau:
a) Điểm A thuộc những đường thẳng nào? Điểm B thuộc những đường thẳng nào?
Viết câu trả lời bằng ngôn ngữ thông thường và kí hiệu.
b) Những đường thằng nào đi qua điểm B? Những đường thẳng nào đi qua điểm C? Ghi kết quả bằng kí hiệu
c) Điểm D nằm trên đường thẳng nào và không nằm trên đường thẳng nào? Ghi kết quả bằng kí hiệu.
Hình 7
Lời giải:
a) Điểm A thuộc các đường thẳng n, q. Kí hiệu A ∈ n; A ∈ q.
Điểm B thuộc các đường thẳng m, n, p. Kí hiệu B ∈ m; B ∈ n; B ∈ p.
b) Các đường thẳng đi qua điểm B là m, n, p. Kí hiệu B ∈ m; B ∈ n; B ∈ p.
Các đường thẳng đi qua điểm C là m , q. Kí hiệu C ∈ m , C ∈ q.
c) Điểm D nằm trên đường thẳng q. Kí hiệu D ∈ q.
Điểm D không nằm trên các đường thẳng m, n, p. Kí hiệu D ∉ m, D ∉ n, D ∉ p.
Bài 4 (trang 105 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau:
a) Điểm C nằm trên đường thẳng a.
b) Điểm B nằm trên đường thẳng b.
Lời giải
a) Điểm C năm trên đường thằng a:
Cách vẽ: Vạch một vạch thẳng theo thước kẻ. Đặt tên là đường thẳng a.
Trên vạch thẳng đó, chấm 1 điểm. Đặt tên là điểm C.
b) Điểm B nằm ngoài đường thẳng b :
Cách vẽ : Vạch một vạch thẳng theo thước kẻ. Đặt tên là đường thẳng b.
Chấm 1 điểm ngoài đường thẳng đó. Đặt tên là điểm B.
Bài 5 (trang 105 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ hình theo các ký hiệu sau A ∈ p và B ∉ q.
Lời giải
A ∈ p.
Cách vẽ: Vạch một vạch thẳng theo thước kẻ. Đặt tên là đường thẳng p.
Trên vạch thẳng đó, chấm 1 điểm. Đặt tên là điểm A.
B ∉ q
Cách vẽ: Vạch một vạch thẳng theo thước kẻ. Đặt tên là đường thẳng q.
Chấm 1 điểm ngoài đường thẳng q. Đặt tên là điểm B.
Bài 6 (trang 105 SGK Toán 6 Tập 1): Cho đường thẳng m, điểm A thuộc đường thẳng m và điểm B không thuộc đường thẳng m.
a) Vẽ hình và viết kí hiệu.
b) Có những điểm khác điểm A mà cũng thuộc đường thẳng m không? Hãy vẽ hai điểm như thế và viết kí hiệu.
c) Có những điểm không thuộc đường thẳng m mà khác với điểm B không? Hãy vẽ hai điểm như thế và viết kí hiệu.
Lời giải
a) Kí hiệu A ∈ m, B ∉ m.
b) Có vô số điềm khác điểm A cũng thuộc đường thẳng m .Chẳng hạn ta vẽ hai điểm C và D thuộc m. Kí hiệu C ∈ m; D ∈ m.
c) Có vô số điểm khác điểm B không thuộc m. Chẳng hạn ta vẽ hai điểm M và N không thuộc m. Kí hiệu M ∉ m; N ∉ m.
Bài 7 (trang 105 SGK Toán 6 Tập 1): Đố Hãy gấp một tờ giấy. Trải tờ giấy lên mặt bàn rồi quan sát xem nếp gấp có phải là hình ảnh một đường thẳng không?
Lời giải
Nếp gấp cho ta hình ảnh của một đường thẳng.
Bài 7 (trang 105 SGK Toán 6 Tập 1): Đố Hãy gấp một tờ giấy. Trải tờ giấy lên mặt bàn rồi quan sát xem nếp gấp có phải là hình ảnh một đường thẳng không?
Lời giải
Nếp gấp cho ta hình ảnh của một đường thẳng.