Bài 21

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Câu 1 (trang 31 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Căn cứ vào tên bài văn để xác định chủ đề. Đoạn nào trong bài văn tập trung thể hiện chủ đề này? Các đoạn khác có vai trò gì trong việc thể hiện chủ đề?

Trả lời:

– Chủ đề của bài văn là: ca ngợi vẻ hùng dũng và sức mạnh của dượng Hương Thư qua cảnh vượt thác.

– Đoạn tập trung thể hiện chủ đề: từ “Đến Phường Rạnh” đến “vâng vâng dạ dạ”.

– Vai trò của các đoạn còn lại đối với việc thể hiện chủ đề là: làm nổi bật cảnh tượng kì vĩ của thiên nhiên xung quanh từ đó làm nổi bật sức mạnh của con người lao động chinh phục thiên nhiên.

Câu 2 (trang 31-32 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 2, trang 40 SGK: Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?

Trả lời:

Trình tự Khúc sông Hình ảnh hai bên bờ
1 Ngã ba sông những bãi dâu trải ra bạt ngàn
2 Gần thác những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước
3 Trong khu vực thác nước từ trên cao phóng xuống hai vách đá dựng đứng
4 Phía trên của thác núi cao sừng sững, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp, qua nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra

– Cảnh dòng sông có sự thay đổi liên tục, ở mỗi chặng đường khung cảnh không giống nhau.

– Người quan sát, miêu tả đang ở vị trí: trên con thuyền đi giữa sông.

– Vị trí đó thích hợp vì: Đó là vị trí có thể quan sát được sự thay đổi của cảnh vật, có thể nhìn bao quát ra chung quanh và là vị trí mang lại nhiều trải nghiệm chân thực nhất trong cuộc vượt thác.

Câu 3 (trang 32-33 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 3, trang 40 SGK: Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”.

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả con thuyền vượt thác

– thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước

– thuyền cố dấn lên

Những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật dượng Hương Thư Miêu tả ngoại hình: như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Miêu tả hành động: co người phóng chiếc sào xuống nước, động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra.

– Những cách so sánh đã được sử dụng là: So sánh dượng Hương Thư với pho tượng đồng đúc và với một hiệp sĩ.

– Ý nghĩa được chọn sau đây thích hợp với hình ảnh so sánh dượng Hương thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”:

   + Thể hiện sự hào hùng

   + Thể hiện sự gan dạ

   + Thể hiện sự dũng mãnh

Câu 4 (trang 33 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 4, trang 40 SGK: Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

Trả lời:

Đoạn văn về cây cổ thụ Ý nghĩa Cách chuyển nghĩa
Từ “Dọc sông” đến “nhìn xuống nước” Thể hiện vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên nhân hóa
Từ “những cây to” đến “tiến về phía trước” Thiên nhiên như dang tay chào đón những người con đi xa trở về, khen ngợi những người hùng như dượng Hương Thư so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

Câu 5 (trang 33 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 5, trang 40 SGK: Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài?

Trả lời:

– Cảm nhận về thiên nhiên: Thiên nhiên nơi đây hết sức kì vĩ, rộng lớn. Thiên nhiên hiện lên với nhiều dáng vẻ, lúc thì oai linh, giận dữ thử thách con người, lúc lại hiền từ, dịu dàng như đón những đứa con đi xa trở về.

– Cảm nhận về con người: con người lao động hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn, dũng cảm chinh phục tự nhiên. Đó là con người mạnh mẽ, làm chủ cuộc sống của mình. Hình ảnh con người lao động ở đây hiện lên với dáng vẻ phi thường.

Câu 6 (trang 34-35 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài luyện tập, trang 41 SGK: Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.

Trả lời:

– Những hình ảnh sau đây về thiên nhiên chỉ có trong bài Sông nước Cà Mau, không có trong bài Vượt thác: sông ngòi kênh rạch chằng chịt như mạng nhện, dòng sông rộng hơn ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển, cây đước mọc dài theo bãi.

– Những hình ảnh sau đây về thiên nhiên chỉ có trong bài Vượt thác, không có trong bài Sông nước Cà Mau: những chòm cổ thụ, núi cao đột ngột hiện ra, nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng.

– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong bài Sông nước Cà Mau là: tác giả miêu tả thiên nhiên bằng những phép so sánh giàu hình ảnh, từ đó làm bật nổi vẻ hoang sơ, rộng lớn của thiên nhiên sông nước.

– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong bài Vượt thác: Tác giả khắc họa thiên nhiên vừa có nét nên thơ trữ tình lại vừa có nét hũng vĩ, dữ dội.

Câu 7 (trang 35 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy viết cảm tưởng của em khi đọc đoạn thơ của Tố Hữu trong phần Đọc thêm.

Trả lời:

Không dùng phép miêu tả, tác giả Tố Hữu vẫn có thể gợi ra được sự gập ghềnh, trắc trở của những con thác. Tác giả đã liệt kê tên của những con thác gắn liền với những tính từ, danh từ gợi nên sự khó khăn, hiểm trở: thác Lửa, thác Chông, thác Dài, thác Khó. Cùng với đó, nhà thơ còn sử dụng từ láy “chập chùng”, “thênh thênh” để diễn tả sự mênh mang rộng lớn cũng như hiểm trở của thiên nhiên trong bài thơ.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 1091

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống