Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
Câu 1 (trang 155 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, trang 155 SGK: Hãy xác định và ghi ra vở phương thức biểu đạt chính trong các văn bản sau
Trả lời:
STT | Tên văn bản | Phương thức biểu đạt chính |
---|---|---|
1 | Thạch Sanh | Tự sự |
2 | Lượm | Biểu cảm (kết hợp tự sự) |
3 | Mưa | Miêu tả |
4 | Bài học đường đời đầu tiên | Tự sự (kết hợp miêu tả, biểu cảm) |
5 | Cây tre Việt Nam | Biểu cảm |
Câu 2 (trang 156 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): So sánh sự khác nhau giữa ba loại văn bản: miêu tả, tự sự, đơn từ theo các tiêu chí: mục đích, nội dung, hình thức trình bày.
Trả lời:
Văn bản | Mục đích | Nội dung | Hình thức |
---|---|---|---|
Tự sự | Thuật lại diễn biến một câu chuyện đã xảy ra, nhằm thông báo, giải thích | Một câu chuyện đã xảy ra: nhân vật, sự việc, diễn biến, thời gian, địa điểm, kết quả | Văn xuôi, thơ, tự do |
Miêu tả | Nhằm phản ánh rõ nét hình ảnh của đối tượng được miêu tả để hình dung, cảm nhận | Hình ảnh một sự vật, hiện tượng hay con người nào đó: tính chất, thuộc tính, trạng thái | Văn xuôi, thơ, tự do |
Đơn từ | Nhằm trình bày nguyện vọng, lí do, đề nghị, yêu cầu để đạt được mục đích của lá đơn | lí do, đề nghị, yêu cầu | Theo mẫu quy định |
Câu 3 (trang 156-157 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, Phần II trang 156 SGK: Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần. Tổng kết vào vở theo bảng sau:
Trả lời:
Các phần | Tự sự | Miêu tả |
---|---|---|
Mở bài | Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc | Giới thiệu đối tượng miêu tả |
Thân bài | Kể lại câu chuyện, sự việc: nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả | Miêu tả các đặc tính, trạng thái của đối tượng |
Kết bài | Nêu suy nghĩ, nhận thức, đánh giá về câu chuyện | Nêu cảm xúc, cảm nhận, tình cảm về đối tượng miêu tả |
Câu 4 (trang 157 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 3, phần II trang 157 SGK: Em hãy nêu mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự. Cho ví dụ cụ thể.
Trả lời:
Nhân vật 1: Người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi
– Sự việc: Cả nhà phát hiện ra tài năng hội họa của Mèo và người anh cảm thấy mình thua kém; Bức tranh vẽ anh trai của Mèo được giải nhất.
– Tính cách nhân vật: chuyển từ đố kị, ích kỉ sang xấu hổ và càng yêu mến em gái mình hơn.
Nhân vật 2: Mèo trong truyện Bức tranh của em gái tôi
– Sự việc: Mèo đem bức tranh của mình cho bạn xem và cả nhà phát hiện ra tài năng của Mèo, từ đó giúp Mèo trau dồi khả năng, Mèo vẽ anh trai trong bức tranh đem đi triển lãm.
– Tính cách nhân vật: có tài năng hội họa, yêu thương anh trai, bao dung, rộng lượng.
Chủ đề của truyện: Ca ngợi tình cảm trong sáng hồn nhiên và long nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
Câu 5 (trang 158 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Lập dàn ý cho đề văn sau:
Từ bài thơ đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh bộ đội đã được chứng kiến câu chuyện cảm động đó và kể lại bằng một bài văn.
Trên cơ sở đó viết một đoạn văn từ 10-12 dòng về một cảnh mà em thấy thích thú nhất trong câu chuyện.
Trả lời:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (Lưu ý, học sinh xưng tôi để kể lại về câu chuyện)
Thân bài:
+ Thời gian xảy ra câu chuyện: đêm trước ngày hành quân, lúc cả đơn vị đã đi ngủ.
+ Địa điểm diễn ra câu chuyện: trong chiếc lán dựng lên của đơn vị.
+ Những sự việc xảy ra:
– Miêu tả hình ảnh Bác Hồ trong lần thứ nhất tỉnh giấc: Tôi bất chợt tỉnh giấc, thấy Bác đang trầm ngâm ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người bạn của tôi,…
– Cuộc trò chuyện của tôi và Bác
– Dòng tâm sự của tôi sau khi nói chuyện với Bác: lo lắng cho sức khỏe của Bác,…
– Miêu tả hình ảnh của Bác trong lần thứ ba thức dậy: Bác vẫn ngồi đinh ninh,…
– Cuộc trò chuyện của tôi với Bác và những lo lắng, tâm sự của Bác.
– Tôi muốn được sẻ chia tâm sự cùng Bác nên đã thức cùng Người.
Kết bài: Đóng vai anh đội viên nêu cảm xúc của bản thân sau đêm hôm đó.
Đoạn văn em chọn:
Tới lần thứ ba thức giấc, tôi cứ nghĩ chắc Bác cũng đã chợp mắt một lúc rồi. Nhưng không, Người vẫn ngồi đò, đinh ninh, đến cả chòm rau cũng im phăng phắc. Tôi tự hỏi tại sao Bác vẫn chưa ngủ, liệu Bác có tâm sự gì chăng. Tôi không thể ngồi im thêm, bèn nói với Bác:
– “Bác ơi, Bác hãy đi ngủ đi ạ, trời sắp sáng mất rồi.”
Bác nhìn tôi, ánh mắt đầy tâm sự:
– “Chú cứ ngủ ngon, Bác không sao, Bác ngủ không được vì lòng còn chưa yên”.
Tôi nhìn Bác, Bác như biết lòng tôi, bèn tiếp lời:
– “Bác lo cho đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, chỉ có manh áo làm sao chống chọi nổi cái rét.”
Câu 6 (trang 159 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, phần III trang 157 SGK: Từ bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em.
Trả lời:
Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả (em bắt gặp trận mưa vào lúc nào, dịp nào,…)
Thân bài:
– Miêu tả cảnh vật trước cơn mưa:
+ Những con mối bay ra khỏi tổ báo hiệu cơn mưa: mối trẻ, mối già
+ Những chú gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp
+ Những đám mây đen che lấp mặt trời
+ Những cây mía, những ngọn cỏ gà, những hàng tre, hàng bưởi, những cây dừa, ngọn mùng tơi đung đưa trước cơn gió
+ Kiến bò thành từng hàng
+ Ngoài đường gió cuốn lá khô với bụi bay mù mịt
+ Sấm nổ
+ Chớp rạch ngang trời
– Miêu tả cảnh vật trong cơn mưa:
+ Những hạt mưa rơi nhanh, tiếng mưa rơi ù ù như xay lúa
+ Cả khoảng không gian bị nước mưa phủ trắng xóa
+ Mặt sân nổi những bọt nước lăn tăn
+ Cóc nhảy chồm chồm
+ Chó sủa
+ Hình ảnh bố đi cày về dưới cơn mưa.
Kết bài: Nêu cảm xúc của em khi được ngắm nhìn cảnh một trận mưa ở làng quê.
Câu 7 (trang 160 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 3, phần III trang 157 SGK: Trong các nội dung của tờ đơn nêu sau đây còn thiếu mục nào? Mục đó có thể thiếu được không?
Trả lời:
– Mục còn thiếu trong tờ đơn: Nội dung, nguyện vọng, yêu cầu, đề nghị của đơn.
– Mục đó có thể thiếu được không: không thể