Phần Hình học – Chương 2: Góc

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Sách Giải Sách Bài Tập Toán 6 Bài 6: Tia phân giác của góc giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 30 trang 90 sách bài tập Toán 6 Tập 2: a) Vẽ góc (xOy) = 440

b) Vẽ tia phân giác Oz của góc ấy

Hướng dẫn: Cách 1: Dùng thước đo góc

Cách 2: Gấp giấy

Lời giải:

Thực hiện theo hướng dẫn ta có hình vẽ bên

Bài 31 trang 91 sách bài tập Toán 6 Tập 2: a) Vẽ góc bẹt xOy.

b) Vẽ tia Ot sao cho ∠(xOt) = 30o

c) Vẽ tia Oz sao cho ∠(yOz) =30o (Ot và Oz cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ xy)

d) Vẽ tia phân giác Om của góc tOz;

e) Vì sao tia Om cũng là tia phân giác của xOy ?

Lời giải:

a, b, c, d Hình vẽ:

e) Vì ∠(xOt) và ∠(tOy) kề bù nên: ∠(xOt) +∠(tOy) = 180o

suy ra: ∠(tOy) = 180o – ∠(xOt) = 180o – 30o = 150o

vì tia Oz nằm giữa Oy và Ot nên ∠(yOt) = ∠(yOz) + ∠(zOt)

suy ra : ∠(zOt) = ∠(yOt) – ∠(yOz) = 150o – 30o = 120o

vì Om là tia phân giác của ∠(tOy) nên:

∠(tOm) = ∠(mOz) = ∠(tOz) /2 = 120/2 = 60o

Vì tia Ot nằm giữa Ox và Om nên:

∠(xOm) = ∠(xOt) + ∠(tOm) = 30o + 60o = 90o

Vì ∠(xOm) = 90o nên ∠(yOm) = 180o – 90o = 90o

Do ∠(xOm) = ∠(yOm) = 90o nên Om là tia phân giác của ∠(xOy)

Bài 32 trang 91 sách bài tập Toán 6 Tập 2: a) Cắt hai góc vuông rồi đặt lên nhau như hình dưới

b) Vì sao có ∠(xOz) = ∠(yOt)

c) Vì sao tia phân giác của yOz cũng là tia phân giác của góc xOt?

Lời giải:

a. Hình vẽ như hình trên

b) Theo đề bài: ∠(xOy) = ∠(zOt) = 900

ta có: ∠(xOz) = ∠(xOy) – ∠(zOy) = 900 – ∠(tOy) (1)

∠(yOt) = ∠(zOt) – ∠(zOy) = 900 – ∠(tOy) (2)

Từ (1), (2) suy ra: (xOz) = (yOt)

c) Gọi Om là tia phân giác của ∠(zOy) , ta có: ∠(zOm) = ∠(mOy)

vì ∠(xOz) = ∠(yOt) nên (xOz) + ∠(zOm) = (yOt) + ∠(mOy)

hay ∠(xOm) = ∠(yOt)

Vậy Om là tia phân giác của (tOy)

Bài 33 trang 91 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Cho hai tia Oy, Oz cùng nằm trong nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox sao cho ∠(xOy) = 80o, ∠(xOz) = 30o. Gọi Om là tia phân giác của góc yOz. Tính ∠(xOm)

Lời giải:

Vì Oy và Oz cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, và ∠(xOy) > ∠(xOz)

nên tia Oz nằm giữa hai tia Ox; Oy

suy ra: ∠(xOy) = ∠(xOz) + ∠(zOy)

⇒∠(zOy) = ∠(xOy) – ∠(xOz) = 80o – 30o = 50o

Vì Om là tia phân giác của (yOz) nên:

∠(zOm) = ∠(mOy) = ∠(yOz) /2 = 50/2 = 25o

Vì Oz nằm giữa Ox và Om: nên ∠(xOm) = ∠(xOz) + ∠(zOm)

Suy ra : ∠(xOm) = 30o + 25o = 55o

Bài 34 trang 91 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Trong trò chơi bi-a, các đấu thủ thường áp dụng kinh nghiệm sau: Muốn đẩy quả cầu A vào điểm O (trên cạnh bàn) để khi bắn ra trúng quả cầu B (Hình bên trái) thì cần xác định điểm O sao cho tia Ot (tia vuông góc với mặt bàn tại O) phải là tia phân giác của góc AOB.

Em hãy xem hình bên phải rồi dùng các dụng cụ đo (thước thẳng, êke, thước đo góc) kiểm tra xem quả cầu C sau khi đập vào cạnh bàn có đập trúng vào quả cầu D không?

Lời giải:

Thực hành theo hướng dẫn, ta thấy quả cầu C sau khi đập vào cạnh bàn sẽ đập trúng vào quả cầu D

Vẽ ∠xOy = 50o. Vẽ tiếp góc yOz kề bù với góc xOy. Vẽ tiếp Om là tia phân giác của góc xOy. Vẽ tiếp On là tia phân giác của góc yOz.

Dùng giả thiết trên cho các bài số 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 sau đây. Hãy chọn kết quả đúng.

Bài 1 trang 92 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Số đo của góc xOn bằng

(A) 25o ;

(B) 115o;

(C) 90o;

(D) 65o

Lời giải:

Chọn đáp án (B) 115o;

Vẽ ∠xOy = 50o. Vẽ tiếp góc yOz kề bù với góc xOy. Vẽ tiếp Om là tia phân giác của góc xOy. Vẽ tiếp On là tia phân giác của góc yOz.

Dùng giả thiết trên cho các bài số 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 sau đây. Hãy chọn kết quả đúng.

Bài 2 trang 92 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Số đo của góc xOm bằng

(A) 25o ;

(B) 65o;

(C) 90o;

(D) 115o

Lời giải:

Chọn đáp án (A) 25o

Vẽ ∠xOy = 50o. Vẽ tiếp góc yOz kề bù với góc xOy. Vẽ tiếp Om là tia phân giác của góc xOy. Vẽ tiếp On là tia phân giác của góc yOz.

Dùng giả thiết trên cho các bài số 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 sau đây. Hãy chọn kết quả đúng.

Bài 3 trang 92 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Số đo của góc mOn bằng

(A) 25o ;

(B) 65o;

(C) 90o;

(D) 115o

Lời giải:

Đáp án đúng là (C) 90o.

Vẽ ∠xOy = 50o. Vẽ tiếp góc yOz kề bù với góc xOy. Vẽ tiếp Om là tia phân giác của góc xOy. Vẽ tiếp On là tia phân giác của góc yOz.

Dùng giả thiết trên cho các bài số 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 sau đây. Hãy chọn kết quả đúng.

Bài 4 trang 92 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Số đo của góc mOz bằng

(A) 25o ;

(B) 90o;

(C) 115o;

(D) 155o;

Lời giải:

Chọn đáp án D 155o

Bài 5 trang 92 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Mỗi câu sau đây là đúng hay sai?

a) Tia nằm trong góc xOy là tia phân giác của góc đó;

b) Tia tạo với một cạnh của góc xOy một góc bằng nửa số đo góc xOy là tia phân giác của góc đó;

c) Mỗi góc có duy nhất một tia phân giác;

d) Mỗi góc có duy nhất một đường phân giác.

Lời giải:

Trong bài này chỉ có câu d là đúng, các câu còn lại là sai.

Bài 6 trang 92 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Vẽ ∠(mOn) = 120o. Vẽ tiếp ∠(mOt) = 90o sao cho tia Ot nằm trong góc mOn. Vẽ tiếp ∠(nOz) = 90o sao cho tia Oz nằm trong góc mOn. Vẽ tiếp Ox là tia phân giác của góc mOn.

a) Cho biết số đo của góc nOt.

b) Cho biết số đo của góc mOz;

c) Cho biết số đo của góc zOx.

Lời giải:

Ta có thể vẽ như hình bs.16

a) Do ∠(mOn) =120o và ∠(mOt) = 90o nên ∠(nOt) = 30o.

b) Tương tự, do ∠(mOn) = 120o và ∠(nOz) = 90o nên ∠(mOz) = 30o

c) Do Ox là tia phân giác của góc mOn, nên ∠(mOx) = 120/2 = 60o.

Ta có ∠(mOz) + ∠(zOx) = ∠(mOx)

Hay 30o+∠(zOx) =60o

Từ đó ∠(zOx) = 30o

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1157

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống